phòng, an ninh, truyền thống lịch sử - văn hóa và giáo dục của huyện Nghĩa Đàn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Nghĩa Đàn
Nghĩa Đàn là huyện miền núi nằm phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Trước khi chia tách để thành lập thị xã Thái Hòa (Theo Nghị định 164/NĐ- CP ngày 15/11/2007), Nghĩa Đàn là khu vực trung tâm của vùng Phủ Quỳ giàu tiềm năng và lợi thế phát triển, là đầu mối giao thương đến mọi miền đất nước. Sau khi chia tách, Nghĩa Đàn là một huyện miền núi nghèo, có diện tích tự nhiên khoảng 6.175.400 km2. Là một huyện chủ yếu phát triển về nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ giảm nhiều so với trước khi chia tách.
Một số xã vùng sâu, vùng xa có diện tích lớn đất đỏ Bazan quý hiếm phù hợp phát triển các loại cây cao su, mía, dưa hấu; có đồi núi thấp phù hợp để phát triển chăn nuôi gia súc; có hệ thống kênh mương Sông Sào vừa cung cấp nước tưới, vừa là điểm để phát triển khu sinh thái, nuôi trồng thủy sản; có các núi đá phù hợp để phát triển công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng...
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội; quốc phòng, an ninh của Nghĩa Đàn
+ Dân số, lao động:
Huyện Nghĩa Đàn với dân số tại thời điểm cuối quý I/2011 là 132.875 người, trong đó khoảng 1/3 là dân tộc ít người. Có 30.055 hộ dân, mật độ dân số bình quân là 47 người/km2, mức tăng trưởng dân số bình
quân khoảng 0,7%, tỉ lệ người mù chữ dưới 0,4%. Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở các xã gần trung tâm huyện lỵ mới.
Tính từ năm 2008 đến nay, đã tạo việc làm cho gần 8.100 người trong độ tuổi lao động; chỉ tiêu đặt ra trong những năm tới bình quân mỗi năm phải giải quyết được từ 3.000 - 3.500 lao động. Xuất khẩu lao động 2.446 người; đã tư vấn , hướng nghiệp cho 35.813 lao động và đào tạo được 10.287 lao động. Dân số đang trong độ tuổi đến trường chiếm khoảng 20% tổng dân số.
+ Về hành chính:
Huyện Nghĩa Đàn có 24 đơn vị hành chính cấp xã với 308 thôn, bản. Trong đó có 9 xã vùng sâu đặc biệt khó khăn (xã Nghĩa Thọ, Nghĩa Lợi, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lâm, Nghĩa Minh, Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Đức, Nghĩa Khánh) và hơn một nửa số xã có xóm, bản đặc biệt khó khăn được xếp vào diện 135.
+ Về phát triển kinh tế xã hội:
Sau khi chia tách, cơ cấu kinh tế Nghĩa Đàn có sự thay đổi cơ bản, cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến lớn. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 54%, tỷ trọng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng cơ bản chiếm 23%, tỷ trọng thương mại- dịch vụ chiếm khoảng 23%; chỉ tiêu đặt ra năm 2015: nông- lâm- thủy sản chiếm 34,5%, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 43%, thương mại- dịch vụ chiếm 22,5%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 19- 20%. Giá trị sản xuất bình quân (năm 2008- 2010) đạt từ 11,5 - 13,2 triệu đồng/ người/ năm, chỉ tiêu đặt ra từ nay đến năm 2015 là 34 - 35 triệu đồng/ người/ năm.
Sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định, giữ vững diện tích và sản lượng lương thực đạt bình quân 37 - 39 tấn/năm. Cây công nghiệp như mía, cao su có xu hướng giảm về diện tích nhưng tăng về năng suất và hiệu quả. Đàn gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển và giữ vững sản lượng. Tuy nhiên,
trong những năm qua Nghĩa Đàn là một huyện nông nghiệp song chưa thực sự tạo được sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp; hiệu quả trên một đơn vị diện tích chưa cao, phụ thuộc lớn vào thị trường nên thiếu sự ổn định trong quy hoạch phát triển. Tỉ lệ hộ nghèo cao, năm 2009 chiếm 21%, năm 2010 chiếm 18%; dự kiến đến năm 2015 giảm tỉ lệ hộ nghèo dưới 10%.
Nhờ những lợi thế về điều kiện tự nhiên mà hiện nay Nghĩa Đàn đã thu hút được một số các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng các dự án, nhà máy như: Ngân hàng Cổ phần Bắc Á với dự án chăn nuôi bò sữa với sản phẩm sữa TH Milk, nhà máy chế biến gỗ MDF, các công ty khai thác đá, sản xuất bột đá, nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu; dự án rau, củ , quả công nghệ cao...
+ Về quốc phòng, an ninh:
Trong những năm trước đây, Nghĩa Đàn cũng là điểm nóng về tệ nạn hút, hít, cờ bạc, đề đóm, mại dâm, trộm cắp của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây Huyện ủy, UBND đã kiên quyết chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và xây dựng cụm tuyến an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu đạt kết quả tốt; đã tạo được thế chủ động, kiểm soát được tình hình, không để xẩy ra tình huống bất ngờ. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa các loại tệ nạn xã hội được triển khai tích cực; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công tác giáo dục quốc phòng, an ninh, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được tăng cường, các loại tội phạm giảm rõ rệt.
Trong những năm tới, Nghĩa Đàn nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động và thu hút nhiều thành phần, nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư và cũng là nơi thu hút nhiều lao động, có thể kéo theo nhiều tệ nạn xã hội và xuất hiện các loại tội phạm mới, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội có thể phức tạp.
2.1.3. Truyền thống lịch sử, văn hóa của huyện Nghĩa Đàn
Nghĩa Đàn là huyện miền núi, có đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là Thanh, Thái, Thổ sinh sống chiếm khoảng 1/3 dân số; đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo cũng chiếm khoảng 7,1% dân số. Vì vậy, bản sắc văn hóa Nghĩa Đàn tương đối đa dạng, phong phú, có những nét đặc trưng riêng.
Người dân Nghĩa Đàn cũng mang đậm những nét đặc trưng của con người xứ Nghệ, cần cù chịu khó trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và chống đỡ với thiên nhiên; tinh thần hiếu học, ham tìm tòi. Tuy nhiên, người dân miền núi cũng có những nếp suy nghĩ khác với người dân miền xuôi, phần lớn người dân chỉ lo khai hoang, phát rẫy để phát triển kinh tế gia đình; đông con, ít quan tâm hơn đến việc học hành của con em. Những năm trước đây, hầu hết con em của nông thôn, đồng bào dân tộc ít người và đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo thì chỉ học đến nửa chừng rồi bỏ học về sản xuất nông nghiệp, lập gia đình, sinh con đẻ cái; phần đa chỉ có con em của công nhân nông trường là còn theo học hết bậc THPT, một số còn học lên đại học, cao đẳng hoặc TCCN. Có một thời kỳ khá dài trong khoảng những năm 1987 - 1995 một số trường THPT huyện Nghĩa Đàn giảm mạnh về quy mô trường lớp, phải sát nhập với bậc THCS trong khi dân số Nghĩa Đàn là khá đông.
Từ những năm 1997 trở lại đây, ý thức của người dân ngày càng được nâng cao, công tác giáo dục đã được mọi tầng lớp quan tâm. Công tác khuyến học, khuyến tài được phát triển rộng khắp; cả huyện có 26 Hội cơ sở, 308 Chi hội thôn bản, 71 Ban khuyến học trường học, 20 Ban khuyến học UBND xã, 13 Ban khuyến học của cơ quan đơn vị, 31 Ban khuyến học của dòng họ, 13 Ban của đồng hương, 4 Ban của đồng môn. Với tổng số
483 tổ chức Hội, đã tạo thành một mặt trận phủ kín toàn huyện để đẩy mạnh phong trào khuyến học.
Các hoạt động văn hóa - thể thao có bước phát triển khá, nhất là ở cơ sở phong trào xây dựng làng, bản văn hóa được chú trọng và và đạt kết quả tốt. Đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân được nâng lên, các hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc ít người, của tôn giáo giảm đáng kể, duy trì và phát huy tốt bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Tính đến năm 2010 có 75 % gia đình văn hóa, 124 làng văn hóa đạt tỉ lệ 40,26%.
2.1.4. Tình hình giáo dục của huyện Nghĩa Đàn
* Về quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp:
Từ năm 2000 đến năm 2005, giáo dục Nghĩa Đàn đã phát triển mạnh về quy mô. Mỗi xã đều có một trường mầm non, có một đến hai trường tiểu học và trường THCS thì có 20 trường/24 xã; đặc biệt trường THPT số lớp tăng lên mạnh mẽ.
Trong vòng 3 năm trở lại đây, do thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nên quy mô giáo dục tiểu học và THCS có xu hướng giảm; tuy nhiên bậc học mầm non do Nghĩa Đàn đã thực hiện tốt chủ trương của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI là mỗi xã, phường, thị trấn có một trường mầm non nên đã tạo điều kiện cho các em ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo được đến trường; ngày càng thu hút được nhiều bậc phụ huynh đem con gửi ở trường mầm non.
Để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của từng địa phương, Nghĩa Đàn đang tiếp tục điều chỉnh quy mô trường lớp cho đồng bộ như: thành lập trường THCS liên xã, thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, trung tâm dạy nghề huyện....
Từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2011- 2012, quy mô giáo dục của Nghĩa Đàn như sau:
Năm học 2009- 2010 Năm học 2010- 2011 Năm học 2011- 2012 1. Bậc học mầm non Số trường 24 24 24 Số em nhà trẻ 590 723 709 Số lớp MN 165 175 170 Số học sinh 4.595 4.767 4.540 2. Bậc Tiểu học Số trường 26 26 26 Số lớp 403 404 400 Số học sinh 9.722 9.612 9.570 3. Bậc THCS Số trường 20 19 18 Số lớp 278 267 257 Số học sinh 8.890 8.202 7.997 4. Bậc THPT Số trường 2 2 2 Số lớp 66 66 66 Số học sinh 2.907 2.780 2.794
5. Giáo dục thường xuyên (Số học sinh bổ túc văn hóa và số lớp xóa mù)
HS BTTHPT 90 136 167
HS BTTHCS 24 24 15
Số lớp XMC 0 0 0
* Về chất lượng giáo dục:
Song song với việc phát triển quy mô, chất lượng giáo dục cũng ngày càng được nâng cao, đã chú trọng đến chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn; công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo được đổi mới; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được chăm lo ngày càng tốt hơn; khắc phục cơ bản hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp; giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học (năm học 2010- 2011:học sinh THCS bỏ học < 1%, THPT < 2%).
+ Kết quả xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia tính đến tháng 7/2011, từ mầm non đến THPT có 26 trường, đạt tỉ lệ 36,6 %. Cụ thể:
- Mầm non: 8/24 trường, chiếm tỉ lệ 33,3 % - Tiểu học: 17/26 trường, chiếm tỉ lệ 65,4 % - THCS: 1/19 trường, chiếm tỉ lệ 5,3 % - THPT: 0/2 trường, chiếm tỉ lệ 0 %.
+ Kết quả xếp loại học sinh cuối năm học 2010 – 2011:
- Chất lượng giáo dục bậc Mầm non: Chất lượng nhà trẻ kênh A đạt 83,7%; kênh B (thể nhẹ cân) chiếm 12,6%; kênh C (thể thấp còi) chiếm 3,7%. Chất lượng mẫu giáo kênh A đạt 86,7%; kênh B chiếm 9,2%; kênh C chiếm 4,1%.
- Chất lượng giáo dục Tiểu học: Hạnh kiểm đạt yêu cầu 99,9%; chưa đạt 0,1%. Học lực loại giỏi 19,9%; loại khá 38,7%; loại TB 40%; loại yếu 1,3%.
- Chất lượng giáo dục THCS: Hạnh kiểm tốt 61,07%; khá 31,27%; TB 7,23%; yếu 0,43%. Học lực loại giỏi 1,89%; loại khá 23,26%; loại TB 69,01%; loại yếu 2,88%; loại kém 0,26%.
- Chất lượng giáo dục THPT và BT THPT: Hạnh kiểm tốt 60,8%; khá 31,1%; TB 5,8%; yếu 0,6%. Học lực loại giỏi 2,7%; loại khá 37,8%; loại TB 53,6%; loại yếu 5,1%; kém 0,5%.
* Về chất lượng đội ngũ:
Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên toàn ngành (tính đến ngày 30/6/ 2011) là 1.843 người, trong đó:
- Bậc mầm non 358 người, tăng 6,5 % - Bậc tiểu học 647 người, tăng 1,1 % - Bậc THCS 674 người, giảm 1,02 % - Bậc THPT 154 người, giảm 0,62 % - GDTX 10 người.
Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên rõ rệt, số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tăng; tỉ lệ trên chuẩn đào tạo ở bậc học mầm non chiếm 53,5%, bậc tiểu học 78,4%, THCS 73%, THPT 10,5%. Số giáo viên dưới chuẩn giảm còn 0,51%.
* Về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Công tác xây dựng cơ sở vật chất được tập trung chỉ đạo kiên quyết, hiệu quả hơn; việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên đạt được những kết quả khá cao; công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả đáng khích lệ, trong năm học 2010- 2011 đã vận động được 1,4 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường lớp.
Hệ thống các phòng thực hành bộ môn được đầu tư, xây dựng đảm bảo phát huy hiệu quả thiết bị dạy học. Phòng thư viện, phòng đọc của các nhà trường được chú trọng xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia.
Thiết bị dạy học đã được quan tâm mua sắm nhiều hơn; được đưa vào khai thác, sử dụng bảo đảm theo yêu cầu và hướng dẫn của Sở GD&ĐT; phát huy tốt các phòng máy vi tính, tăng cường làm đồ dùng dạy học.
Trong những năm qua, ngành Giáo dục Nghĩa Đàn đã có nhiều cố gắng để rút ngắn khoảng cách giữa chất lượng giáo dục miền xuôi với chất lượng giáo dục miền núi, song do điều kiện về kinh tế, văn hóa- xã hội, sự chậm đổi mới về tư duy và phương pháp làm việc của một bộ phận cán bộ quản lý.... nên kết quả giáo dục của huyện Nghĩa Đàn vẫn còn ở mức thấp so với toàn tỉnh.