Lựa chọn nhân tố và bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý TTHTCĐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58 - 66)

4. Tăng cường công tác đánh giá xếp loại hoạt động của các TTHTCĐ và cán bộ quản lý TTHTCĐ theo định kỳ.

5. Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng; quản lý của chính quyền, phòng GD&ĐT huyện và công tác phối hợp với các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội, TTGDTX huyện.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các TTHTCĐ huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

3.2.1. Lựa chọn nhân tố và bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý TTHTCĐ bộ quản lý TTHTCĐ

* Mục tiêu của giải pháp:

Giúp cho các cấp có thẩm quyền khi đề xuất, ra quyết định công nhận cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ phải sáng suốt lựa chọn những người thực sự có năng lực, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm để đảm nhận công việc. Bên cạnh đó, cần phải tổ chức bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ quản lý cho họ để họ triển khai công việc tốt hơn; từ đó bản thân cán bộ quản lý thấy rõ sự cần thiết phải tự bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

* Nội dung của giải pháp:

Người cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức, điều hành bộ máy hoạt động. Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động của TTHTCĐ thì người đứng đầu phải là người vừa có “tâm”, vừa có “tầm”; năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; có khả năng định hướng, quán xuyến, giám sát hoạt động của trung tâm.

Căn cứ vào khoản 2, điều 11 của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì Giám đốc TTHTCĐ do một cán bộ quản lý cấp xã kiêm nhiệm; Phó giám đốc do một cán bộ Hội khuyến học và một cán bộ lãnh đạo trường THCS hoặc tiểu học kiêm nhiệm.

Điều 12 của Quy chế cũng đã xác định rõ:

1. Giám đốc TTHTCĐ là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của trung tâm và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm.

2. Giám đốc TTHTCĐ do Chủ tịch UBND cấp huyện Quyết định trên cơ sở đề nghị của UBND cấp xã.

3. Giám đốc TTHTCĐ có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên trong cộng đồng tham gia các hoạt động của TTHTCĐ;

- Huy động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để duy trì và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ;

- Quản lý tài chính, cơ sở vật chất của TTHTCĐ; - Xây dựng nội quy của TTHTCĐ;

- Kiểm tra, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả hoạt động của TTHTCĐ với UBND cấp xã và các cơ quan quản lý cấp trên.

- Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và được hưởng các chế độ phụ cấp trách nhiệm và khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

So với các thiết chế giáo dục khác, TTHTCĐ có những nét đặc trưng riêng về cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy; về nội dung, chương trình giáo dục; về giáo viên, học viên. Chính vì thế, đòi hỏi người cán bộ quản lý TTHTCĐ phải có được những yêu cầu cao hơn về năng lực công tác, thực sự phải là người “vừa có đức, vừa có tài”.

Bên cạnh đó, cần phải bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý TTHTCĐ, đó là trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giúp họ hoàn thành tốt công việc của mình. Để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả thì phải xác định rõ nội dung cần bồi dưỡng, cách thức bồi dưỡng, đặc biệt phải phát huy ý thức tự bồi dưỡng cho cán bộ quản lý TTHTCĐ.

* Các biện pháp thực hiện giải pháp:

+ Thứ nhất: Căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực và vị trí công tác để lựa chọn cán bộ quản lý TTHTCĐ

Hồ Chủ tịch đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Chính vì vậy, cần phải lựa

chọn, bồi dưỡng được một người cán bộ vừa đủ đức, vừa đủ tài để chỉ đạo công việc mới mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân; chất lượng, hiệu quả công việc mới đạt kết quả như mong muốn.

Do đặc thù về tổ chức biên chế cán bộ quản lý TTHTCĐ là chế độ kiêm nhiệm nên việc lựa chọn cán bộ ở các vị trí công tác vào Ban giám đốc cũng rất quan trọng.

Trên thực tế hiện nay, việc bố trí hiệu trưởng trường THCS hoặc trường tiểu học kiêm nhiệm phó giám đốc TTHTCĐ thì thực sự chưa phù hợp, lý do:

- Người đứng đầu của một đơn vị có quá nhiều áp lực của công việc nên khó có thể đầu tư nhiều thời gian, công sức cho hoạt động của TTHTCĐ do đó chắc chắn hiệu quả không cao.

- Phó giám đốc sẽ không hỗ trợ, giúp việc được nhiều cho giám đốc trong công tác lập kế hoạch; triển khai, theo dõi lịch hoạt động; công tác quản lý hồ sơ sổ sách v.v...

Trước tình hình thực tiễn và nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của TTHTCĐ Bộ GD&ĐT đã có Thông tư 40/2010/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế; cụ thể tại khoản 3, khoản 4 điều 11 cho phép bố trí 01 giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn về công tác tại TTHTCĐ, giúp giám đốc lập kế hoạch, quản lý hồ sơ...v.v...và giáo viên được hưởng các chế độ như giáo viên công tác tại trường học. Thông tư 40 ban hành, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho bộ máy quản lý các TTHTCĐ hoạt động và phát triển.

Nếu đã bố trí được một giáo viên có đạo đức, có năng lực vào cương vị phó giám đốc TT HTCĐ thì chức danh giám đốc TTHTCĐ phải bố trí Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm, lý do:

- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là người đứng đầu đơn vị hành chính được dân bầu, xã cử chắc chắn cơ bản là người có năng lực lãnh đạo; nắm bắt rất rõ tình hình phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa của địa phương; là người có tầm nhìn chiến lược. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Người đứng đầu xã, phường, thị trấn còn phải có trách nhiệm làm cho địa phương mình quản lý ngày càng phát triển, chính vì vậy tinh thần, trách nhiệm của họ với nhân dân rất cao;

- Là người chủ tài khoản, nên rất thuận lợi trong công tác cân đối tài chính, hỗ trợ ngân sách xã cho hoạt động của TTHTCĐ.

- Thuận lợi trong công tác vận động kinh phí từ các tổ chức, tập thể, cá nhân cho hoạt động của TTHTCĐ.

+ Thứ hai: Xác định rõ năng lực của cán bộ quản lý TTHTCĐ để xác định nội dung cần bồi dưỡng

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, cán bộ quản lý TTHTCĐ cần phải có các năng lực sau:

- Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động

Trong công tác xây dựng hoạt động của TTHTCĐ, người phụ trách phải xác định rõ và chính xác mục tiêu hoạt động của trung tâm; phải nắm bắt rõ nhu cầu của người học và phải xác định được đâu là nhu cầu cấp thiết nhất; phải phân tích được điều kiện về kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương; khả năng, tâm lý, phong tục, tập quán của người học; biết gắn lợi ích của nhân dân với lợi ích của tập thể, của xã hội để từ đó có cơ sở cho việc lập kế hoạch hoạt động và kế hoạch có tính khả thi cao.

Để kế hoạch hoạt động đạt hiệu quả cao, người cán bộ quản lý phải thực hiện đủ tuần tự các bước trước khi lập kế hoạch; đặc biệt là phải chú ý bước khảo sát nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời từ đó thiết kế được các chương trình, nội dung dạy học thích hợp với từng đối tượng người học.

Trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch, đòi hỏi người quản lý phải biết triển khai các công việc cụ thể vào các thời điểm thích hợp, có sự phân công công việc rõ ràng, gắn trách nhiệm và quyền hạn cho các thành viên trong ban để đảm bảo cho hoạt động của trung tâm diễn ra theo đúng như dự định.

- Năng lực huy động mọi nguồn lực, mọi thành viên, mọi tổ chức tham gia hoạt động:

Để duy trì và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ, đòi hỏi người quản lý phải biết vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị kinh tế, các ban ngành cùng tham gia hoạt động của TTHTCĐ.

Để thực hiện được điều đó, người cán bộ quản lý phải tuyên truyền và làm cho người dân thấy được lợi ích thiết thực của việc tham gia vào hoạt động của trung tâm và phải làm cho các tổ chức, tập thể, các nhân thấy được trách nhiệm của mình với cộng đồng; đồng thời người quản lý phải biết huy động mọi nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) có trong cộng đồng và ngoài cộng động cùng tham gia xây dựng và phát triển TTHTCĐ.

- Năng lực quản lý tài chính của TTHTCĐ:

Nguồn kinh phí hoạt động của TTHTCĐ hiện nay do ngân sách nhà nước hỗ trợ không đủ để tổ chức các hoạt động, vì vậy để duy trì và phát triển được hoạt động của TTHTCĐ người quản lý phải biết khai thác, huy động các đơn vị làm kinh tế, các cá nhân có điều kiện kinh tế hỗ trợ tài chính cho trung tâm hoạt động.

Để nhận được sự ủng hộ về tài chính từ phía nhân dân, người cán bộ quản lý TTHTCĐ phải làm cho họ thấy đồng tiền của họ bỏ ra được sử dụng đúng mục đích, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng; nguồn kinh phí được sử dụng công khai, minh bạch, có sự giám sát của cộng đồng.

Năng lực này đòi hỏi người quản lý phải trau dồi cho mình năng lực sử dụng đồng tiền như thế nào cho có hiệu quả; bên cạnh đó phải thực hiện công khai tài chính rõ ràng, minh bạch.

- Năng lực giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của TTHTCĐ: Năng lực này đòi hỏi người quản lý phải có kỹ năng bao quát, theo dõi, kiểm tra mọi mặt hoạt động diễn ra của trung tâm như: hoạt động dạy và học, hoạt động phối hợp với các tổ chức, hoạt động huy động cộng đồng...

Bên cạnh đó, người quản lý phải có khả năng đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm, để từ đó rút ra được những bài học, những kinh nghiệm trong công tác tổ chức, triển khai kế hoạch hoạt động; đồng thời biết phát huy những mặt mạnh, mặt ưu điểm để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của TTHTCĐ.

- Năng lực vận dụng các kiến thức mới, tiên tiến trong công tác quản lý:

Trong thực tiễn xây dựng và phát triển TTHTCĐ trên cả nước, đã có nhiều địa phương đưa hoạt động của trung tâm đi đúng hướng, phát huy được mô hình giáo dục này, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Vì vậy, người cán bộ quản lý TTHTCĐ phải biết lựa chọn những kinh nghiệm hay, những kiến thức mới và tiên tiến để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện thực tế của địa phương mình; bên cạnh đó biết tư vấn cho người dân áp dụng những thành tựu của KHCN hiện đại vào sản xuất, cũng như đời sống sinh hoạt.

Như vậy, từ những năng lực cần phải có của cán bộ quản lý TTHTCĐ đã nêu trên thì nội dung cần phải bồi dưỡng về kỹ năng quản lý TTHTCĐ là:

- Huy động mọi nguồn lực, mọi thành viên, mọi tổ chức tham gia hoạt động của TTHTCĐ.

- Quản lý tài chính của TTHTCĐ

- Giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của TTHTCĐ

- Vận dụng các kiến thức mới, tiên tiến trong công tác quản lý TTHTCĐ.

+ Thứ ba: Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp, phương tiện bồi dưỡng cán bộ quản lý TTHTCĐ.

Việc bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý TTHTCĐ là rất quan trọng. Để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả, cần phải đa dạng hình thức bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, phương tiện bồi dưỡng.

- Về hình thức bồi dưỡng, có các hình thức như: Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý TTHTCĐ; diễn đàn trao đổi kinh nghiệm; tham quan các mô hình tiên tiến; bản thân tự bồi dưỡng...

- Về phương pháp bồi dưỡng như: Kết hợp giữa bồi dưỡng theo kế hoạch của ngành GD&ĐT với tự bồi dưỡng của cá nhân cán bộ quản lý; bồi dưỡng trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm vốn có của những người quản lý TTHTCĐ; bồi dưỡng thông qua thực tiễn được áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào quá trình quản lý của bản thân.

- Về phương tiện bồi dưỡng: Sử dụng các loại tài liệu, các ấn phẩm, các loại ứng dụng CNTT... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các điều kiện thực hiện giải pháp

- Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các UBND huyện thực hiện nghiêm túc về tiêu chuẩn của giám đốc TTHTCĐ; việc bố trí 01 giáo viên có đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn về làm nhiệm vụ Phó giám đốc tại các TTHTCĐ theo tinh thần chỉ đạo của Thông tư 40/TT-BGDĐT

- UBND xã khi đề xuất cán bộ quản lý TTHTCĐ phải chú ý đến các tiêu chuẩn đã nêu và UBND huyện khi ra quyết định bổ nhiệm cũng cần phải rà soát, xem xét lại năng lực của từng cán bộ quản lý.

- Hàng năm Sở GD&ĐT nói chung, phòng GD&ĐT huyện nói riêng cần có kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thiết thực, hiệu quả cho cán bộ quản lý các TTHTCĐ.

- Bản thân mỗi cán bộ quản lý phải ý thức được sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển TTHTCĐ trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58 - 66)