TTHTCĐ và cán bộ quản lý TTHTCĐ theo định kỳ.
* Mục tiêu của giải pháp
Nhằm giúp cho cán bộ quản lý nói riêng, các cấp quản lý nói chung thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giám sát, đánh giá, xếp loại các hoạt động từ đó nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp giám sát, đánh giá, xếp loại các hoạt động giáo dục của TTHTCĐ và cán bộ quản lý TTHTCĐ.
* Nội dung của giải pháp
+ Giám sát, đánh giá, xếp loại là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý giáo dục nói chung và quản lý TTHTCĐ nói riêng.
- Giám sát là theo dõi, kiểm tra xem tiến độ của các hoạt động có đúng với kế hoạch đề ra hay không.
- Đánh giá là so sánh kết quả công việc đã làm với các mục tiêu đã xác định từ trước. Đánh giá là sự thu thập và sử dụng các thông tin để đưa ra quyết định liên quan đến việc triển khai và kết quả của chương trình.
Công tác kiểm tra, đánh giá giúp cho các cấp quản lý nắm được thông tin cơ bản về thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ, từ đó có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ.
Công tác xếp loại thi đua có tác dụng khích lệ, biểu dương các tập thể, cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời các tập thể, cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ qua đó để thấy được năng lực của bản thân mình trong công tác quản lý, chỉ đạo.
Việc đánh giá, xếp loại còn tạo động lực thúc đẩy cán bộ quản lý phải tư duy, sáng tạo để đổi mới hình thức, nội dung hoạt động của các TTHTCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ.
+ Giám sát, đánh giá, xếp loại cần tiến hành từ cả hai phía:
- Cán bộ quản lý TTHTCĐ giám sát, đánh giá, xếp loại hoạt động của đơn vị phụ trách (gọi là tự đánh giá); để khen thưởng cho các cá nhân học viên, giáo viên, cán bộ quản lý hoặc các tổ chức có những đóng góp cho hoạt động của trung tâm và đề xuất cấp trên khen thưởng.
- Các cơ quan quản lý cấp trên giám sát, đánh giá hoạt động của TTHTCĐ và cán bộ quản lý TTHTCĐ (gọi là đánh giá ngoài); để xếp loại, khen thưởng TTHTCĐ, cán bộ quản lý TTHTCĐ; đồng thời xem xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân do các TTHTCĐ đề nghị.
* Các biện pháp thực hiện giải pháp
+ Thứ nhất: Xác định rõ mục đich, yêu cầu của việc giám sát, đánh giá, xếp loại hoạt động của các TTHTCĐ và cán bộ quản lý TTHTCĐ
- Mục đích của giám sát, đánh giá, xếp loại:
Giám sát, đánh giá nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của TTHTCĐ thực hiện đúng quy chế và đúng kế hoạch; đồng thời qua đó để nắm bắt chính xác tình hình của trung tâm; kịp thời phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót để điều chỉnh, khắc phục.
Sau khi có sự đánh giá, cuối hàng kỳ, hàng năm cần có sự xếp loại thi đua để kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác, bên cạnh đó cũng cần phê bình những tập thể, cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có như vậy mới tạo được động lực trong làm việc.
- Yêu cầu của việc giám sát, đánh giá, xếp loại:
• Giám sát, đánh giá phải toàn diện, thường xuyên, có kế hoạch: Mọi hoạt động của TTHTCĐ từ hoạt động dạy học đến tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tư vấn kiến thức... đều phải được giám sát, đánh giá. Công việc này đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, có kế hoạch cụ thể; không làm việc theo kiểu “Cưỡi ngựa xem hoa, đầu voi - đuôi chuột”.
• Giám sát, đánh giá phải phù hợp với đối tượng và dạng hoạt động: Đối tượng học tập ở TTHTCĐ có thể là trẻ em; thanh, thiếu niên; người lớn do đó phải có phương pháp, hình thức giám sát, đánh giá khác nhau; không dùng một phương pháp cho tất cả các đối tượng.
Chẳng hạn: Đối với người lớn thì kiểm tra kiến thức chỉ nên dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan lựa chọn đáp án đúng hoặc cách họ vận dụng kiến thức thu được vào thực hành...
• Giám sát, đánh giá phải gắn với xếp loại:
Kết quả của việc giám sát, đánh giá là xếp loại thi đua. Nếu giám sát, đánh giá xong rồi để đấy, không xếp loại thi đua, không biểu dương, khen thưởng; không phê bình, khiển trách thì không động viên, khích lệ được tinh thần, trách nhiệm của mọi người. Chính vì vậy, cuối mỗi kỳ hay cuối mỗi năm cần làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.
Xếp loại thi đua cần phải có tiêu chí rõ ràng, phải đảm bảo công bằng, công khai; bên cạnh đó còn mang tính chất động viên các cá nhân, tập thể có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều cống hiến trong xây dựng và phát triển TTHTCĐ.
+ Thứ hai: Xác định thành phần tham gia giám sát, đánh giá, xếp loại hoạt động của các TTHTCĐ và cán bộ quản lý TTHTCĐ
- Nếu là tự đánh giá thì các TTHTCĐ nên thành lập một tiểu ban thi đua đảm nhận công việc này. Thành phần tham gia có thể gồm:
• Ban quản lý TTHTCĐ;
• Đại diện cho học viên;
• Đại diện giáo viên, giảng viên, báo cáo viên;
• Hội khuyến học.
- Nếu là đánh giá ngoài đối với TTHTCĐ và cán bộ quản lý TTHTCĐ thì phòng GD&ĐT phải đóng vai trò chủ trì. Thành phần tham gia gồm:
• Đại diện Cấp ủy, chính quyền địa phương;
• Đại diện phòng GD&ĐT;
• Đại diện TTGDTX huyện;
• Đại diện các ban ngành, đoàn thể;
• Đại diện các thôn, bản;
• Đại diện người học.
+ Thứ ba: Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại hoạt động của các TTHTCĐ và cán bộ quản lý TTHTCĐ
- Đối với đánh giá, xếp loại nội bộ: Ban giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng các tiêu chí thi đua cho các tập thể,
cá nhân có nhiều cống hiến cho hoạt động của TTHTCĐ. Có thể bao gồm các tiêu chí:
• Ý thức tham gia hoạt động của trung tâm;
• Vận động được nhiều người tham gia;
• Có nhiều đóng góp về vật lực, tài lực...;
• Ứng dụng có hiệu quả kiến thức học được vào đời sống ...v.v... - Đối với đánh giá ngoài: Để làm tốt công tác đánh giá, xếp loại hoạt động của các TTHTCĐ, phòng GD&ĐT huyện cần phải:
• Xây dựng các tiêu chí, nội dung đánh giá, thang điểm;
• Tổ chức cho các đơn vị, cá nhân đăng ký thi đua;
• Xác định thành phần tham gia đánh giá, xếp loại;
• Xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát, đánh giá xếp loại. Cần đủ các bước:
Bước 1: Ban quản lý TTHTCĐ tự chấm điểm
Bước 2: Đại diện các thôn, bản , người học chấm điểm
Bước 3: Đại diện Cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, TTGDTX huyện chấm điểm
Bước 4: Phòng GD&ĐT dựa trên các kết quả thu được và quá trình theo dõi, tổng hợp của phòng để xếp loại cuối cùng.
Phiếu chấm điểm gồm 5 nội dung với 20 tiêu chí và thang điểm như sau:
Tiêu
chí Nội dung đánh giá
Điểm chuẩn
Điểm chấm
I. Công tác tổ chức 10 điểm