Luyện tập về kỹ năng sử dụng tiếng Việ tở tất cả các cấp độ, từ thấp đến cao.

Một phần của tài liệu Phát triển kĩ năng nghe, kể cho học sinh các lớp 1, 2, 3 qua phân môn kể chuyện (Trang 30 - 32)

Các kỹ năng sử dụng tiếng Việt là một hệ thống phức hợp các kỹ năng bộ phận và kỹ năng tổng hợp. Để có thể viết đợc, trớc tiên cần có kỹ năng viết chữ (bao gồm viết các con chữ, các từ, các tiếng...), sau đó là kỹ năng viết đúng chính tả, khả năng viết đúng câu, dùng đúng từ. Kỹ năng viết thành bài, một mặt dựa trên các kỹ năng bộ phận trên, mặt khác lại phải dùng đến kỹ năng khác nh kỹ năng sắp xếp t liệu, ý tứ tạo nên dàn bài, kỹ năng liên kết câu, liên kết đoạn tạo nên sự liên tục và mạch lạc của bài, kỹ năng vào đề (sao cho đúng, cho hấp dẫn...), kỹ năng kiểm tra xem bài viết đã đúng với đề tài, với yêu cầu đặt ra cha... Chỉ nêu một kỹ năng viết làm ví dụ có thể thấy tính chất tầng bậc, mối quan hệ phức tạp giữa các kỹ năng bộ phận và kỹ năng tổng hợp. Các kỹ năng nghe, nói, đọc tiếng Việt cũng vậy.

Do đặc điểm trên các kỹ năng sử dụng tiếng Việt có điều kiện phân chia thành các bộ phận để luyện tập từ thấp đến cao, từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Tiếp thu kinh nghiệm của các chơng trình Tiếng Việt đã có, tiếp thu kinh nghiệm dạy Tiếng Việt, chơng trình Tiếng Việt tiểu học mới cố gắng chỉ ra các kỹ năng bộ phận của bốn kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học và luyện tập ở từng lớp. Luyện tập kỹ năng nói ở lớp 1, 2 chú ý đến các kỹ năng giao tiếp trong phạm vi gia đình, lớp học (kỹ năng chào hỏi, chia tay, mời mọc, yêu cầu, kỹ năng hỏi và trả lời, kỹ năng dùng các cặp từ xng hô...), lên lớp 4, 5 mới luyện tập về kỹ năng giao tiếp trong các sinh hoạt mang tính nghi thức chính thức nh sinh hoạt đội, sinh hoạt lớp (kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mở đầu, kết thúc cuộc sinh hoạt, kỹ năng sử dụng các đại từ xng hô trong các sinh hoạt đó...). ở phơng diện khác, lớp 1, 2 chú trọng luyện tập các kỹ năng dùng ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình, lớp học hơn là luyện tập kỹ năng nói thành bài, nhng lên các lớp trên, việc luyện tập kỹ năng nói thành bài lại đợc coi trọng hơn.

Để đảm bảo kết quả học tập, chơng trình đòi hỏi giáo viên phải luyện tập cho học sinh thành thục các kỹ năng bộ phận, các kỹ năng nền tảng, các kỹ năng bậc dới. Chỉ khi đạt kết quả tốt mới tiến lên luyện tập các kỹ năng tổng hợp hơn. Cha có kỹ năng đọc chữ, đọc từ thành thạo đã vội chuyển sang tập đọc thầm, tập đọc diễn cảm, đọc hiểu chắc chắn sẽ thất bại. Bởi lúc đó, kỹ năng giải

mã chữ viết thành âm thanh khi đọc cha đợc thông thạo, tự động hóa, hoạt động của t duy còn tập trung cho nhiệm vụ giải mã kia, không có điều kiện để tiến hành luyện tập các thao tác đọc thầm, đọc diễn cảm. Trong phân môn Kể chuyện, ở lớp 1 trong giai đọc Học vần cha yêu cầu học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện mà chỉ giới hình thức giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu, sau đó sang giai đoạn Luyện tập tổng hợp mới yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện đơn giản đã đợc nghe. Kỹ năng kể sẽ đợc nâng cao hơn ở lớp 2, 3 với các yêu cầu kỹ năng độc thoại (kể lại câu chuyện theo các mức độ khác nhau: kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện, kể theo lời văn bản, kể bằng lời của bản thân...), kỹ năng đối thoại (đợc rèn luyện qua nội dung tập dựng lại nội dung truyện kể theo các vai khác nhau, bớc đầu biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp nh ánh mắt, nét mặt, cử chỉ...).

Nguyên tắc luyện tập này nêu ra tơng đối đơn giản nhng khi thực hiện không phải dễ dàng, nhất là với các lớp đông học sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển kĩ năng nghe, kể cho học sinh các lớp 1, 2, 3 qua phân môn kể chuyện (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w