Ngoài những trò chơi đợc giáo viên tổ chức xen kẽ khi hớng dẫn học sinh thực hiện các bài tập kể chuyện nh đã nêu ở trên, giáo viên có thể sáng tạo ra nhiều trò chơi khác để phát triển kỹ năng nghe, kể chuyện cho học sinh, phù hợp với học sinh lớp 1, 2, 3. Cụ thể một số trò chơi nh sau :
2.3.4.1. Trò chơi: Nối dây kể chuyện.
(1) Mục đích:
- Trau dồi khả năng ghi nhớ, nắm vững diễn biến của câu chuyện để có thể kể tiếp nối một đoạn bất kì trong câu chuyện đã học.
- Luyện kỹ năng nghe hiểu, phản xạ nhanh để kể tiếp cho đúng ý diễn biến trong một câu chuyện.
(2) Chuẩn bị:
Giáo viên công bố câu chuyện kể tiếp nối (nối dây); dự kiến những chỗ ngắt trong câu chuyện sao cho hợp lí (không quá ngắn, không quá dài), dễ gợi ra chi tiết tiếp theo để học sinh có thể kể nối dây một cách dễ dàng (chỗ ngắt có thể ở cuối đoạn truyện đợc ghi số trong sách giáo khoa, có thể ở ngay trong đoạn).
Ví dụ: Câu chuyện bó đũa
1. Ngày xa ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận./ Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi ngời một nhà, nhng vẫn hay va chạm.
2. Thấy các con không thơng yêu nhau, ngời cha rất buồn phiền./ Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gẫy đợc bó đũa này thì cha thởng cho túi tiền./
Bốn ngời con lần lợt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gẫy đợc./ Ngời cha bền cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gẫy từng chiếc một cách dễ dàng.
3. Thấy vậy bốn ngời con cùng nói:
-Tha cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!/ Ngời cha liền bảo:
- Đúng, nh thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thơng yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh./
(3) Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu tên câu chuyện và hớng dẫn cách chơi:
+ Lập hai nhóm (A và B) xung phong kể đoạn đầu của câu chuyện (học sinh A1). Cả hai nhóm đều phải chú ý lắng nghe và nhớ lại diễn biến của câu chuyện. Khi nghe giáo viên hô “dừng”, học sinh A1 dừng lại và chỉ định một học sinh bất kỳ nhóm B kể tiếp (học sinh B1 ). Học sinh B1 phải đứng dậy kể tiếp nối đoạn truyện học sinh A1 đang kể dở. Nếu chậm trễ, nhóm A đồng thanh đếm từ 1 đến 5, học sinh B1 vẫn không kể đợc thì phải đứng tại chỗ để một học sinh khác trong nhóm B đứng lên kể thay ( nối dây giúp bạn).Nếu đợc chỉ định, học sinh B2 kể ngay đợc chặng tiếp theo cho đến khi giáo viên hô “dừng” thì lại đợc chỉ định một học sinh bất kì ở nhóm A (học sinh A2) đứng lên kể tiếp…
Trờng hợp bị chỉ định kể tiếp nhng không ai kể đợc (hoặc kể sai, kể thiếu chi tiết…) thì coi nh nhóm đó thua cuộc ngay (vì đã làm “đứt dây” kể chuyện).
Mỗi học sinh trong nhóm chỉ đợc quyền kể thay cho bạn một lần. Nếu nhóm bị chỉ định kể tiếp không còn ngời để kể nữa thì choi nh nhóm đó cũng thua cuộc.
+ Tiến hành nh trên cho đến khi kể hết câu chuyện (hoặc có nhóm thua cuộc), nhóm nào ít (hoặc không có) ngời bị đứng tại chỗ là nhóm thắng cuộc.
- Học sinh tham gia trò chơi dới sự giám sát, giúp đỡ của giáo viên. Kết thúc cuộc chơi, giáo viên nhận xét, biểu dơng nhóm (cá nhân) kể tốt (nối dây nhanh và đúng; kể bằng lời diễn đạt của bản thân khá lu loát, diễn cảm…)
2.3.4.2. Trò chơi: Bắt lỗi kể sai.
(1) Mục đích:
- Rèn kỹ năng nghe, nhớ chính xác; biết phát hiện đúng, nhanh các chi tiết kể sai so với nội dung câu chuyện đã học.
- Luyện kỹ năng kể đúng và đầy đủ các chi tiết trong một câu chuyện. (2) Chuẩn bị:
- Giáo viên xác định câu chuyện học sinh đã học trong sách giáo khoa; dự kiến một số chi tiết sẽ kể sai so với nội dung truyện; đoạn kể khi đã có chi tiết kể sai để dừng lại, tạo điều kiện cho học sinh phát hiện (bắt lỗi).
Giáo viên cần chọn các chi tiết kể sai là các chi tiết nổi bật, giúp học sinh không đến nỗi khó phát hiện. Mỗi câu chuyện chỉ nên kể sai dới 10 chi tiết.
Ví dụ: Bác sỹ Sói
(Tiếng Việt 2 - Tập 2 - trang 41)
1. Thấy Ngựa đang ăn thịt (ăn cỏ), Sói thèm rỏ dãi./ Nó toan xông đến
làm thân với Ngựa (ăn thịt Ngựa) nhng lại sợ Ngựa chạy mất./ Nó bèn kiếm một cặp kính đen đeo lên mắt, một ống nghe cặp vào cổ, một áo choàng khoác lên ngời, một chiếc mũ thêu chữ thập đen (chữ thập đỏ) chụp lên đầu./ Xong, nó hùng hổ lao về phía Ngựa (khoan thai tiến về phía Ngựa)./
2. Sói đến gần, Ngựa mới phát hiện ra. Biết là cuống lên thì chết, Ngựa bình tĩnh đợi xem Sói giở trò gì.
- Bên xóm mời ta sang ăn cỗ (sang khám bệnh). Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh, ta chữa giúp cho.
Ngựa lễ phép:
- Cảm ơn bác sỹ. Cháu đau răng quá (đau chân quá). Ông làm ơn chữa giúp cho. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu./
Sói đáp:
- Chà! Chà! Chữa làm phúc, tiền với nong gì. Đau thế nào? Lại đây ra xem. - Đau ở chân trớc ấy ạ (đau ở chân sau ấy ạ). Phiền ông xem giúp./ 3. Sói mừng rơn, mon men lại phía sau, định lừa miếng đớp sâu vào cổ Ngựa (đớp sâu vào đùi Ngựa) cho Ngựa hết đờng chạy./
Ngựa nhón nhón chân sau, vờ rên rỉ. Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm, nó tung vó đá một cú nhẹ nhàng (đá một cú trời giáng), làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra…
* Mỗi nhóm chơi có một cái chuông nhỏ để phát âm thanh báo hiệu trả lời. (3). Cách tiến hành.
Giáo viên nêu tên câu chuyện và hớng dẫn cách chơi:
- Lập học sinh trong lớp thành 6 nhóm, ngồi quây lại và hớng về phía giáo viên; đặt chuông ở vị trí thuận lợi để trong nhóm có ngời phát hiện ra chi tiết kể sai thì lấy nhanh để báo hiệu trả lời.
- Các nhóm cùng lắng nghe giáo viên kể chuyện. Đến đoạn có chi tiết sai, nhóm nào rung chuông báo hiệu trớc thì đợc quyền trả lời chi tiết sai (bắt lỗi) và kể lại cho đúng, nếu đạt yêu cầu, nhóm đó đợc 10 điểm.
- Trờng hợp nhóm phát tín hiệu trớc bắt lỗi không đúng hoặc sửa không đúng sẽ không đợc tính điểm (hoặc quy định bị trừ 5 điểm); giáo viên chỉ định tiếp nhóm phát tín hiệu thứ hai trả lời, nếu đúng sẽ đợc 8 điểm… (giáo viên ghi điểm lên bảng cho từng nhóm để theo dõi kết quả).
- Nếu kể xong đoạn có chi tiết sai mà vẫn cha có nhóm nào bắt lỗi, giáo viên có thể nhắc học sinh chú ý nghe giáo viên kể lại để phát hiện lỗi.
Kể xong toàn bộ câu chuyện với những chi tiết sai, giáo viên nhận xét, đánh giá và cùng học sinh tính tổng điểm của từng nhóm, xếp hạng nhất, nhì,
ba… Kết thúc cuộc chơi, giáo viên mời đại diện nhóm đạt giải nhất kể lại toàn bộ câu chuyện cho cả lớp nghe.
2.3.4.3. Trò chơi: Sắp xếp ý đúng trình tự câu chuyện.
(1). Mục đích:
- Trau dồi khả năng ghi nhớ nội dung câu chuyện đã học; biết sắp xếp các ý theo đúng trình tự diễn biến câu chuyện trớc khi tập kể.
- Rèn trí thông minh, nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tái hiện các chi tiết trong câu chuyện một cách mạch lạc.
(2). Chuẩn bị.
- Làm các phiếu bằng giấy trắng (hoặc bìa) kích thớc khoảng 20 cm x 30 cm , đủ ghi rõ các ý tóm tắt (hoặc chi tiết nổi bật) theo từng đoạn của câu chuyện để tạo thành một bộ phiếu; có thể làm nhiều bộ phiếu cho nhiều nhóm cùng chơi, mỗi bộ phiếu đựng trong một phong bì to (các phiếu để lộn xộn, không đúng trình tự) ngoài phong bì đề tên câu chuyện.
Ví dụ: Nắng Phơng Nam
(Tiếng Việt 3 - Tập 1- trang 94) Phiếu 1: Phiếu 2: Phiếu 3: Phiếu 4: Phiếu 5: Phiếu 6: Phiếu 7:
Chuyện xảy ra vào ngày hai mơi tám Tết
Uyên và các bạn đi chợ hoa trên đờng Nguyễn Huệ. Mọi ngời sững lại vì tiếng gọi: Nè, sắp nhỏ kia,đi đâu vậy?
Phơng và Uyên nhắc đến Vân, ngời bạn mới quen ở trại hè Nhà Trang.
Đọc th của Vân, các bạn biết ở ngoài Bắc rất lạnh. Các bạn mong ớc gửi cho Vân đợc ít nắng Phơng Nam.
Phiếu 8:
- Lập các nhóm chơi (mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh), số nhóm chơi bằng số bộ phiếu đã chuẩn bị.
Băng dính để các nhóm gắn phiếu lên bảng hoặc từng lớp.
- Giáo viên làm trọng tài, chuẩn bị đồng hồ để quy định thời gian thi. (3). Cách tiến hành.
- Mỗi nhóm nhận một bộ phiếu (đựng trong phong bì đề tên câu chuyện), khi nghe lệnh “bắt đầu” mới đợc xem và sắp xếp các phiếu.
- Sau 3 phút (thời gian chơi dựa vào số lợng phiếu trong mỗi bộ ít hay nhiều, nội dung dễ hay khó…), các nhóm gắn phiếu theo trình tự đã sắp xếp lên bảng (hoặc tờng); nhóm cha thực hiện xong bị coi là thua cuộc, nhóm thực hiện nhanh và đúng đợc ghi nhận để xem xét khi xếp loại.
- Trọng tài điều hành cuộc chơi và cùng cả lớp đánh giá kết quả của từng nhóm. Trọng tài công bố các giải nhất, nhì, ba.
* Có thể thiết kế một số bộ phiếu khác nh sau: (1). Chiếc áo len (Tiếng Việt 3 - Tập 1).
Phiếu 1: Mùa đông năm ấy rất lạnh.
Phiếu 2: Bạn Hoà có chiếc áo len rất đẹp, mặc ấm ơi là ấm.
Phiếu 3: Lan nói với mẹ muốn có một chiếc áo len nh của bạn Hoà. Phiếu 4: Mẹ nói với Lan rằng áo của Hoà đắt bằng tiền cả hai cái áo của anh em Lan.
Phiếu 5: Lan nói với mẹ chỉ muốn có chiếc áo nh thế thôi. Phiếu 6: Lan dỗi mẹ, đi nằm, giả vờ ngủ.
Phiếu 7: Anh Tuấn thì thào với mẹ rằng không cần thêm áo, để dành hết tiền mua áo đẹp cho Lan.
Phiếu 8: Mẹ lo trời lạnh, không có áo ấm, Tuấn sẽ ốm.
Phiếu 9: Anh Tuấn nói để mẹ yên lòng rằng mình rất khoẻ và sẽ mặc nhiều áo cũ cho đỡ lạnh.
Cả bọn quay lại chợ hoa và đi giữa một rừng mai vàng thắm.
Phiếu 10: Nghe đợc câu chuyện của anh Tuấn và mẹ, Lan ân hận vô cùng.
Phiếu 11: Lan muốn nói với mẹ: Con không thích chiếc áo ấy nữa, mẹ để tiền mua áo cho cả hai anh em.
2.3.4.4. Trò chơi: Thi kể chuyện hay.
(1). Mục đích.
- Nâng cao năng lực cảm thụ truyện kể, trau dồi trí tởng tợng nhằm giúp cho việc bổ sung thêm chi tiết cụ thể, sinh động khi kể một đoạn truyện đã học dựa vào tranh minh hoạ (đối với học sinh khá, giỏi).
- Rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, động tác, làm cho việc kể chuyện thêm hấp dẫn.
(2). Chuẩn bị.
- Giáo viên chọn các truyện có tranh minh hoạ.
- Căn cứ vào từng tranh minh hoạ, giáo viên soạn 1 hoặc 2 câu hỏi, tuỳ yêu cầu cuộc thi, ý học sinh bổ sung thêm 1 hoặc 2 chi tiết cụ thể trong đoạn truyện sẽ kể; ghi câu hỏi gợi ý (theo số thứ tự của tranh) vào từng phiếu.
Ví dụ: Truyện Bà cháu (Tiếng Việt 2 - Tập 1) có 4 tranh minh hoạ. Dựa vào tranh minh hoạ, giáo viên soạn các câu hỏi gợi ý học sinh bổ sung thêm chi tiết cụ thể để ghi vào phiếu nh sau:
+ Tranh 1 (đoạn 1): Khi đợc cô tiên cho hạt đào, ngời anh giơ tay đón nhận ra sao? Anh đã nói với cô tiên điều gì?
+ Tranh 2 (đoạn 2): Trớc mộ bà, hai anh em tỏ thái độ thế nào? Khi thấy cây đào kết trái, hai anh em đã nghĩ gì?
+ Tranh 3 (đoạn 3): Nỗi buồn của hai anh em khivắng bà đợc biểu hiện cụ thể ra sao? Cảnh gian nhà lúc đó thế nào?
+ Tranh 4 (đoạn 4): Đợc bà âu yếm, thái độ của hai anh em ra sao? Nhìn cảnh ba bà cháu đoàn tụ, cô tiên đã nghĩa gì?
- Mỗi phiếu trên có thể có hai câu hỏi (yêu cầu bổ sung thêm hai chi tiết), hoặc chỉ một câu hỏi (bổ sung thêm một chi tiết). Nội dung chi tiết gợi ra trong
câu hỏi cần có “điểm tựa” trong tranh minh hoạ, tạo điều kiện cho học sinh dễ quan sát, tởng tợng và diễn tả (kể chuyện).
- Các mảnh giấy nhỏ ghi đoạn để học sinh dự thi bắt thăm.
- Học sinh cả lớp có bảng con, phấn trắng để đánh giá học sinh thi kể chuyện bằng cách xếp loại A, B, C.
- Bảng kết quả Thi kể chuyện hay (kẻ trên bảng phụ hoặc tờ giấy to): Đoạn kể Ngời kể Kết quả xếp loại Xếp loại
chung
A B C
…………. ……….. ……….. ………... ……… ……….
(3). Cách tiến hành.
Giáo viên nêu tên câu chuyện, treo các tranh minh hoạ lên bảng và hớng dẫn cách chơi:
- Số học sinh tham gia mỗi đợt thi bằng số tranh minh hoạ cho câu
chuyện và bằng số phiếu gợi ý. (Câu chuyện Bà cháu có 4 tranh minh hoạ, sẽ có 4 học sinh dự thi mỗi đợt).
- Các học sinh dự thi lên bắt thăm nhận đoạn kể. Sau đó, học sinh nào bắt thăm đợc đoạn 1 sẽ nhận phiếu có câu hỏi gợi ý bổ sung chi tiết cho đoạn 1 rồi về chỗ, chuẩn bị trong khoảng 2 phút (học sinh đợc quan sát tranh minh hoạ trong sách giáo khoa hoặc tranh phóng to treo trên bảng). Hết thời gian chuẩn bị, học sinh lên trớc lớp để kể chuyện.
- Ngời dự thi kể xong, học sinh cả lớp tiến hành đánh giá kết quả bằng cách xếp loại A, B, C và ghi vào bảng con. Sau đó, giơ bảng theo từng loại (A hay B, C) để giáo viên đếm và ghi vào Bảng kết quả.
Tiêu chuẩn xếp loại nh sau:
+ Loại A: Kể rành mạch, rõ ràng, đủ ý chính, chi tiết đợc bổ sung cụ thể, sinh động và hợp lý; cách kể hấp dẫn (có kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác, điệu bộ thích hợp).
+ Loại B: Kể rõ ràng, đủ ý chính, chi tiết đợc bổ sung cụ thể, hợp lý nh- ng cha sinh động, cách kể cha hấp dẫn.
+ Loại C: Kể rõ ràng nhng cha đủ ý chính (hoặc còn có chỗ sai); chi tiết bổ sung cha rõ (hoặc quá sơ sài); cách kể còn nhiều hạn chế.
- Tiếp tục tiến hành với học sinh bắt thăm kể đoạn 2 (lên nhận phiếu có câu hỏi gợi ý, chuẩn bị và lên kể chuyện…) cho đến học sinh kể đoạn cuối cùng. Các học sinh lần lợt tham gia Thi kể chuyện hay theo trình tự trên. Kết thúc cuộc thi, giáo viên cùng cả lớp tính kết quả xếp loại chung của từng học sinh để tặng giải nhất, nhì, ba.
Chơng 3: Thực nghiệm sự phạm.