Bằng kỹ thuật kể chuyện của giáo viên để kích thích hứng thú học tập ở học sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển kĩ năng nghe, kể cho học sinh các lớp 1, 2, 3 qua phân môn kể chuyện (Trang 41 - 43)

về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thực sự của ham muốn học tập, tự tin trong học tập.

2.3.2. Bằng kỹ thuật kể chuyện của giáo viên để kích thích hứng thúhọc tập ở học sinh. học tập ở học sinh.

Biện pháp này đặc biệt quan trọng với lớp 1 do nội dung truyện kể không đợc in trong sách giáo khoa và do đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh lớp 1.

- Để tạo hứng thú nghe kể chuyện cho học sinh, giáo viên cần sử dụng giọng kể chuyện linh hoạt, tuỳ theo nội dung, tuỳ theo lời nói của từng nhân vật. Muốn vậy, giáo viên cần đọc kĩ văn bản cho thật hiểu và nhớ trớc khi kể để xác lập đợc kỹ thuật kể văn bản đó.

Kỹ thuật kể chuyện đợc xác lập dựa trên ba phơng diện cơ bản sau : + Giọng kể : vui hay buồn, hào hứng hay êm ả...Có giọng kể (âm hởng) của cả bài, có giọng kể ( âm hởng) của từng đoạn.

+ Nhịp điệu : nhanh hay chậm, dồn dập, gấp gáp hay hiền hoà, khoan thai....

+Ngắt giọng tâm lí : ngắt giọng mặc dù không có dấu câu với chủ ý gây ấn tợng.

- Bên cạnh việc sử dụng các kỹ thuật trên khi kể, giáo viên cần coi trọng các thủ pháp mở đầu câu chuyện, thêm tình tiết cho văn bản truyện.

+ Biết mở đầu câu chuyện cũng là một thủ pháp giúp tạo hứng thú, kích thích trí tò mò và quan trọng hơn là hớng sự chú ý của các em tới những chi tiết quan trọng của câu chuyện.

Ví dụ, câu chuyện Bông hoa cúc trắng ( Tiếng Việt 1- tập 2) có thể dùng cách giới thiệu nh sau :Trong giờ Kể chuyện này chúng ta sẽ làm quen với một bạn nhỏ rất hiếu thảo ngời Nhật Bản trong câu chuyện "Bông hoa cúc trắng" . Tấm lòng hiếu thảo của bạn đã làm cảm động cả thần tiên, khiến thần tiên đã giúp bạn chữa khỏi bệnh cho ngời mẹ đang ốm nặng. Vì sao câu chuyện lại có tên là " Bông hoa cúc trắng" ? Các em cùng nghe cô kể lại câu chuyện để biết điều đó nhé !

+ Biết thêm một vài từ ngữ vào văn bản truyện vốn cô đọng, hàm súc làm cho lời kể thêm sinh động, hấp dẫn.

Ví dụ : thêm lời dẫn để bắt đầu đoạn kể tiếp, thêm một vài từ tả tâm trạng nôn nóng muốn xem trí khôn của hổ khi kể chuyện Trí khôn.

- Sử dụng phơng pháp dùng lời chuyển tiếp các đoạn trong một câu chuyện. Lời chuyển tiếp vừa có ý nghĩa nhắc lại sự liên tục giữa các đoạn trong câu chuyện, vừa khơi gợi sự chú ý suy nghĩ của học sinh.

Ví dụ : truyện Sói và sóc, sau khi giáo viênkể xong đoạn một, có thể dẫn dắt : liệu Sói có thả Sóc ra không ? Để biết đợc điều đó, các em hãy nghe cô kể tiếp đoạn 2 của câu chuyện.

- Có thể kết hợp phơng pháp trao đổi gợi mở bằng câu hỏi tự trả lời. Sử dụng phơng pháp này nhằm nhấn mạnh cho học sinh những chi tiết quan trọng trong câu chuyện. Khi kể chuyện Sói và sóc giáo viên có thể đặt câu hỏi giữa

chừng: các em có biết tại sao Sói lại thả Sóc ra không? Lúc này buộc học sinh phải suy nghĩ, khi đó giáo viên kể tiếp câu chuyện sẽ giúp các em ghi nhớ đợc lâu hơn, tránh đợc tâm trạng thụ động của học sinh trong quá trình nghe giáo viên kể mẫu.

Ví dụ, chúng ta có thể áp dụng những điều trên khi kể mẫu truyện Sói và Sóc nh sau: Một lần Sóc bị rơi trúng ngời Sói. Sóc bị Sói bắt. Tình thế thật nguy

hiểm. Liệu Sóc có thể thoát khỏi tình thế nguy hiểm đó không? Các em hãy theo dõi câu chuyện để biết câu trả lời nhé!

1. Một chú Sóc đang chuyền cành bỗng rơi trúng đầu một lão Sói đang ngái ngủ. Sói chồm dậy túm lấy Sóc, định chén thịt Sóc. Sóc van nài:

- Xin hãy thả tôi ra! Sóc nói:

- Đợc, ta sẽ thả ngơi với điều kiện ngơi phải nói cho ta biết: Vì sao bọn sóc các ngơi cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn ta, lúc nào cũng thấy buồn bực?

Nghe nói vậy Sóc nh mở cờ trong bụng liền nhanh nhẩu đáp lại : - Anh hãy thả tôi ra đã, rồi tôi sẽ nói.

Sói có nghe theo lới Sóc hay không, và tại sao Sói lại thả Sóc ra ? Các em cùng nghe tiếp đoạn 2.

2. Sói thả Sóc ra. Sóc nhanh nh cắt nhảy tót lên cành cây, rồi đáp vọng xuống :

- Anh buồn vì anh độc ác. Sự độc ác thiêu đốt tim gan anh. Còn chúng tôi lúc nào cũng vui vì chúng tôi tốt bụng, không làm điều ác cho ai cả.

* Kỹ thuật kể :

- Lời mở đầu câu chuyện : kể thong thả. Dừng lại ở các chi tiết Sói định ăn thịt Sóc, Sóc van nài.

- Lời Sóc khi còn trong tay Sói : mềm mỏng, nhẹ nhàng. - Lời Sói thể hiện sự băn khoăn.

-Lời Sóc khi đứng trên cành cây giải thích : ôn tồn nhng rắn rỏi, mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Phát triển kĩ năng nghe, kể cho học sinh các lớp 1, 2, 3 qua phân môn kể chuyện (Trang 41 - 43)