Nâng cao phẩm chất giáo viên Tiếng Anh:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng anh THCS thị xã hà tĩnh (Trang 53 - 59)

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên Tiếng Anh THCS về việc dạy học môn Tiếng Anh THCS trong xu thế hội nhập.

Trờng THCS nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông, đảm bảo sự liên thông giữa giáo dục tiểu học với trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và trung học dạy nghề, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia và xã hội. Vì vậy nâng cao chất lợng giáo viên THCS trong đó có cả giáo viên Tiếng Anh là góp phần nâng cao chất lợng đội ngũ giáo viên nhằm làm phát triển nền giáo dục của nớc nhà.

Nói một cách khác, vai trò của việc dạy – học Tiếng Anh THCS trong xu thế hội nhập hiện nay là rất lớn. Nó thể hiện ở các mặt sau:

+ Góp phần nâng cao chất lợng giáo dục tạo thuận lợi cho hội nhập. + Mở rộng tầm nhận thức cho học sinh về xu thế phát triển của xã hội trong tơng lai cho học sinh. Kích thích tính tự học, tự trau dồi của các em để theo kịp sự phát triển của các nớc tiên tiến trên thế giới.

+ Giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức về máy tính, về Internet làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghệ thông tin – một ngành khoa học quan trọng hàng đầu trong xu thế hội nhập.

+ Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của môn Tiếng Anh, tạo tiền đề cho các em nghiên cứu sâu hơn thứ tiếng quốc tế này và các ngành khoa học khác trong các cấp học tiếp theo.

+ Dạy học sinh biết Tiếng Anh là dạy cho các em biết một ngôn ngữ quốc tế để dễ dàng giao lu, học hỏi và hòa nhập với các nớc trên thế giới.

Bởi vậy, thông qua các hội nghị, hội thảo và chuyên đề về chuyên môn phải làm cho giáo viên Tiếng Anh THCS hiểu rõ và nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình trong xu thế mới này.

3.2.1.2. Nâng cao ý thức nghề nghiệp:

Giáo dục chuẩn bị cho con ngời bớc vào thế kỷ 21 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục từ quan niệm triết lý, giá trị giáo dục đến mục tiêu, phơng pháp. Nhà giáo dục phải nhận thức đợc mình là một mắt xích sinh động giữa quá khứ và tơng lai. Sự nghiệp của họ bình dị nhng là một trong những sự nghiệp vĩ đại nhất của lịch sử. Vì vậy mỗi giáo viên phải:

- Nhận thức là cơ sở để hành động, do đó cần nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của đội ngũ giáo viên Tiếng Anh trong tình hình hiện nay. Tổ chức các Hội nghị chuyên đề bàn về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh để mọi ngời đợc tham gia bàn bạc, thể hiện ý kiến của mình.

- Nhân những ngày lễ lớn, đặc biệt là ngày truyền thống nhà giáo 20/11 tổ chức các CLB nói Tiếng Anh, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp nhằm tôn vinh nhà giáo và tôn vinh nghề dạy học.

- Bằng tình cảm của đồng nghiệp, bằng kinh nghiệm của ngời đi trớc và thông qua sinh hoạt chuyên môn phải giúp giáo viên có ý thức tự giác trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng nh ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, phải làm sao để cho giáo viên Tiếng Anh hiểu rõ. Muốn nâng cao chất lợng giảng dạy điều quan trọng là phải có trách nhiệm cao, phải tận tâm với nghề nghiệp. Đúng nh Ma-ka-ren-kô khẳng định: “Dạy học không phải chỉ là một nghề kiếm sống thuần túy, nó đòi hỏi những hy sinh thầm lặng vô bờ bến”.

- Tránh t tởng trung bình chủ nghĩa, bảo thủ, trì trệ; không dẫm chân tại chỗ trong khi nhu cầu của xã hội đòi hỏi ngày càng cao về mọi mặt, đặt biệt là trình độ Tiếng Anh.

- Tránh t tởng ích kỷ, không muốn bạn tiến bộ, không sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp hay muốn “níu áo nhau”.

- Cần phải giúp nhau tiến bộ trên nhiều lĩnh vực khác nh vi tính, hiểu biết về chính trị, xã hội, hiểu biết về văn học nghệ thuật... và phải chú ý rèn luyện tác phong công nghiệp cho giáo viên Anh văn.

Bằng trách nhiệm của nhà quản lý, yêu cầu giáo viên phải mẫu mực trớc học sinh.

Để cảm hóa học sinh mỗi giáo viên Tiếng Anh mẫu mực trong cuộc sống, chuẩn mực trong ngôn từ, trong giao tiếp và phải chỉn chu, đặc biệt phải giỏi về chuyên môn Tiếng Anh.

- Giáo viên Tiếng Anh phải là ngọn nến thắp sáng trong các em niềm đam mê học tập Tiếng Anh bằng cách sử dụng linh hoạt các phơng pháp đổi mới.

- Giáo viên không những là ngời thầy mà còn là ngời mẹ, ngời chị, có khi là ngời bạn để gần gũi, chia sẻ với học sinh, hiểu đợc niềm vui, nỗi buồn để sẻ chia, động viên khích lệ các em. Bên cạnh đó, yêu cầu giáo viên phải tuyệt đối công bằng trong kiểm tra đánh giá và xếp loại học sinh để tạo niềm tin, lòng tôn trọng và quý mến thầy cô trong các em. Có nh vậy kết quả giảng dạy và giáo dục ngày càng tốt hơn.

3.2.1.3. Xây dựng môi trờng s phạm lành mạnh tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh phát triển về mọi mặt;:

Môi trờng s phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Trong các nhà trờng xây dựng một môi trờng trong sáng, lành mạnh, chan hòa, gần gũi sẽ là động lực cho giáo viên Tiếng Anh và học sinh làm tốt công tác dạy và học môn Tiếng Anh. Để xây dựng môi trờng tốt cần bám sát để biết rõ hoàn cảnh cụ thể của từng giáo viên, từng

địa bàn học sinh nhằm có kế hoạch hoạt động phù hợp (có khảo sát, tìm hiểu hoàn cảnh từng giáo viên cụ thể và qua thực tế).

Phiếu thăm dò nên có nội dung nh sau: - Họ và tên:

- Trờng:

- Công việc đợc giao trong năm: Thuận lợi: Khó khăn: - Hoàn cảnh gia đình: Thuận lợi: Khó khăn: - Những đề xuất:

Sau khi thăm dò xong, cần phải thu phiếu lại, nghiên cứu kỹ từng phiếu để nắm bắt đợc một cách cụ thể, sát sao từng đồng chí và tìm cách tháo gỡ những vớng mắc. Có những điều có thể giải quyết đợc ngay ví dụ nh: về mặt tinh thần, tình cảm, khúc mắc... bằng cách tâm tình trò chuyện cởi mở... có những khó khăn phải khéo léo nhờ đến các tổ chức đoàn thể nh: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công... ở các đơn vị cơ sở.

Còn những vấn đề về chuyên môn Tiếng Anh thì nên trực tiếp gặp BGH đề xuất nguyện vọng của các đồng chí GV Tiếng Anh để họ tạo điều kiện giúp đỡ. Từng bớc tháo gỡ mọi vấn đề để giáo viên yên tâm công tác.

Lấy việc nêu gơng làm chính, nhận xét đánh giá phải mang tính chất xây dựng, tránh chỉ trích, phê phán kịch liệt.

- Khi nhận xét giáo viên Tiếng Anh phải dựa vào giáo học pháp đặc trng của môn ngoại ngữ để đánh giá. Yêu cầu của một tiết dạy kỹ năng khác với yêu cầu của một tiết dạy cấu trúc nh thế nào? Phần nào cần chi tiết và phần nào thì không và làm cho họ thấy những ý kiến đó đối với họ thật là quý giá. Chú ý biểu dơng các mặt mạnh của từng giáo viên ví dụ nh: Về phơng pháp giảng dạy, về việc sử dụng đồ dùng, về sự cố gắng của những giáo viên có tuổi, về năng lực quản lý lớp của một số giáo viên. Những giáo viên có tuổi thì khen về mặt kinh nghiệm còn những giáo viên trẻ thì đợc khích lệ về mặt năng động, sáng tạo.

Quan tâm xây dựng môi trờng công tác tốt để giáo viên Tiếng Anh có điều kiện cống hiến:

- Xây dựng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh THCS đoàn kết; sống lành mạnh, có tình thơng, làm việc có kỷ cơng nề nếp.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh có tinh thần hợp tác, tính đồng đội cao “mọi ngời vì mỗi ngời, mỗi ngời vì mọi ngời”, biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, cộng đồng. Biết tôn trọng lẫn nhau và phải tôn trọng nguyện vọng và ý chí tập thể. Đó là lối sống đẹp “sống có trách nhiệm”.

Xây dựng môi trờng s phạm tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh phát triển.

Môi trờng hoạt động là yêu cầu khách quan vô cùng quan trọng, tạo điều kiện để mọi thành viên phát huy cao năng lực, trí tụê và công sức của mình trên mọi lĩnh vực công tác. Đối với đội ngũ thầy cô giáo, tạo nên môi trờng s phạm tốt là điều kiện cần thiết để giúp họ phát huy khả năng của mình vào sự nghiệp phát triển của ngành nói chung và của các nhà trờng nói riêng.

Thực chất của vấn đề này là cần chú trọng tạo ra môi trờng để đội ngũ giáo viên Tiếng Anh xây dựng quan hệ hợp tác về chuyên môn, nghề nghiệp. Từ

đó phát triển mối quan hệ bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp... Tạo nên không khí chan hòa, thông cảm lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng anh THCS thị xã hà tĩnh (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w