Vị trí, vai trò TBDH trong quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1Vị trí, vai trò TBDH trong quá trình dạy học

Theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại thì TBDH là 1 trong 4 thành tố chủ yếu của quá trình dạy học. [3, tr 5]

- Thiết bị dạy học chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp dạy học. Nội dung dạy học qui định những đặc điểm cơ bản của TBDH bởi lẻ TBDH phải tính đến một cách toàn diện các đặc điểm của nội dung, chương trình.

- Mỗi TBDH phải cân nhắc, lựa chọn phù hợp để đáp ứng được nội dung chương trình đồng thời cũng phải thoả mãn các yêu cầu về khoa học, sư phạm, kinh tế, thẩm mỹ và an toàn cho giáo viên và học sinh khi sử dụng nhằm đạt kết quả mong muốn.

- Trong thời đại bùng nổ thông tin, phương pháp dạy học phải theo xu hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh, năng lực thực hành, năng lực tự nghiên cứu. Muốn đạt được điều đó thì không có cách nào khác là phải tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, trong đó chú

MỤc tiêu

NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP

trọng các phương tiện nghe nhìn và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

- Những thành tựu khoa học công nghệ làm xuất hiện nhiều loại thiết bị dạy học mới, hiện đại, giúp việc đổi mới phương pháp dạy học thuận lợi hơn.

- TBDH đóng vai trò là công cụ quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh nhất là các thiết bị dạy học có ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại.

- Mỗi TBDH đều có thể phục vụ cho việc hình thành những tri thức kinh nghiệm, tri thức lý thuyết, kỹ năng, kỹ xảo thực hành,…

- TBDH đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, các kỹ năng theo chương trình môn học và các phương pháp đã học được.

1.4.2. Phân loại TBDH.

Thiết bị dạy học bao gồm 2 loại:

1.4.2.1. Thiết bị dạy học truyền thống:

+ Tranh, ảnh giáo khoa, biểu đồ,… + Bản đồ, lược đồ giáo khoa,… + Mô hình, mẫu vật, hoá chất,…

+ Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học,…

Các thiết bị dạy học này được giáo viên và học sinh khai thác trực tiếp lượng thông tin chứa dựng trong thiết bị.

1.4.2.2. Phương tiện kỹ thuật dạy học:

+ Phim đèn chiếu, phim bản trong,…

+ Đèn chiếu qua đầu (overhead), đèn chiếu đa năng (projector),… + Băng đĩa ghi âm, băng đĩa ghi hình,…

+ Cassette, đầu đĩa, tivi,…

+ Phần mềm dạy học, máy tính,…

Giáo viên và học sinh muốn khai thác lượng thông tin chứa đựng trong các thiết bị trên phải có thêm máy móc, thiết bị chuyên dùng,…người ta gọi là phương tiện kỹ thuật dạy học (hay còn gọi là phương tiện nghe nhìn). So với các thiết bị dạy học truyền thống thì các phương tiện kỹ thuật dạy học có một số đặc điểm khác, đó là:

- Mỗi phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm 2 khối: khối mang thông tin, khối chuyển tải thông tin tương ứng.

Khối mang thông tin Khối chuyển tải thông tin tương ứng

Phim bản trong Máy chiếu overhead

Băng, đĩa Cassette, đầu đĩa, tivi,…

Phần mềm Máy tính, projector,…

- Muốn sử dụng phải có điện lưới quốc gia.

- Đắt tiền gấp nhiều lần so với thiết bị dạy học thông thường. - Phải có trình độ sử dụng và bảo quản tốt.

- Phải có phòng ốc chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng và bảo quản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.3. Các chức năng của TBDH trong quá trình dạy học.* Theo lý luận dạy học: * Theo lý luận dạy học:

Các chức năng của TBDH trong quá trình dạy học thể hiện ở những điểm sau:

1. Sử dụng TBDH đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin về các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, do đó làm cho chất lượng dạy học cao hơn.

2. Sử dụng TBDH nâng cao được tính trực quan, cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện tượng.

3. Sử dụng TBDH giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích lòng ham muốn học tập, nghĩa là phát triển hứng thú nhận thức của học sinh.

4. Sử dụng TBDH giúp gia tăng cường độ lao động, học tập của học sinh, cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa.

5. Sử dụng TBDH cho phép học sinh có điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo; có khả năng tự nghiên cứu, tự lắp ráp thí nghiệm, làm thí nghiệm, tìm thông tin, lựa chọn câu trả lời, vận dụng,…

6. Sử dụng TBDH hợp lý hoá quá trình dạy học, tiết kiệm được thời gian để mô tả;

7. Sử dụng TBDH gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn với hành, nhà trường gắn với xã hội.

8. Sử dụng TBDH giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học.

* Theo lý thuyết hoạt động nhận thức: Chức năng của TBDH trong

hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh: 1. TBDH hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh. 2. Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. 3. Kích thích hứng thú hoạt động nhận thức.

4. Hợp lý hoá quá trình hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh

5. Rèn luyện kỹ năng thực hành và thói quen làm việc có khoa học. 6. Giáo dục thế giới quan, hình thành nhân cách của người lao động mới. Trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học, giáo viên cần nghiên cứu thật sâu nội dung sách giáo khoa môn học, căn cứ vào số lượng thiết bị dạy học được trang bị và tự làm mà định ra phương pháp khai thác thông tin cụ thể với từng loại thiết bị dạy học nhằm nâng cao được hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học cao nhất trong quá trình dạy học.

1.4.4. Những yêu cầu về TBDH của trường THPT.

Thiết bị dạy học của trường THPT cần đảm bảo:

1.4.4.1. Tính khoa học sư phạm.

- TBDH đảm bảo học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng nội dung chương trình học, giúp giáo viên truyền đạt cho học sinh những

kiến thức cần thiết phù hợp với nội dung, chương trình học, nội dung sách giáo khoa, đảm bảo đúng đặc trưng của từng môn học, tâm lý lứa tuổi của học sinh; giúp học sinh phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.

- Hình thức, nội dung và cấu tạo của thiết bị dạy học đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản.

- TBDH phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu của học sinh. Các TBDH tập hợp thành bộ, phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục, hình thức trong đó mỗi loại dụng cụ, TBDH trong mỗi bộ có vị trí, vai trò phù hợp.

- Tính khoa học sư phạm của TBDH là luôn bám sát đối tượng sử dụng.

- TBDH phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến.

1.4.4.2. Tính trực quan.

- TBDH dùng biểu diễn trước học sinh phải đủ lớn để học sinh ở xa và gần đều nhìn thấy được. Thiết bị dạy học dùng cho cá nhân (thiết bị thí nghiệm biễu diễn) phải phù hợp vị trí, tính chất thực hành.

- TBDH phải phù hợp tâm lý lứa tuổi, thị lực của giáo viên và học sinh.

- Hệ thống kí hiệu trên TBDH phải đủ lớn, rõ ràng, màu sắc rực rỡ, đẹp, có độ tương phản mạnh và phù hợp với kí hiệu các thiết bị trong thực tế.

- Màu sắc thiết bị dạy học phải hài hoà, dịu mắt; trên một thiết bị có nhiều chi tiết giống nhau phải bố trí các màu khác nhau để dễ quan sát.

Ví dụ: Thiết bị, dụng cụ điện phải bố trí nhiều màu phù hợp đặc điểm kỹ thuật để học sinh lắp đặt dễ dàng và đúng kỹ thuật.

- TBDH phải đảm bảo tính an toàn lao động, thực hành cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.4.3. Tính thẩm mỹ.

- TBDH phải gây hứng thú cho học sinh sử dụng, học tập, kích thích sự say mê làm việc với thiết bị dạy học, kích thích sự yêu môn học; tạo sự hứng thú trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.

1.4.4.4. Tính khoa học kỹ thuật.

- Thiết bị dạy học đảm bảo tính chính xác của cơ sở toán học, khoa học kỹ thuật, số liệu phải phù hợp với thực tiễn.

- Chất lượng thiết bị phải đảm bảo tính năng kỹ thuật, độ bền.

- TBDH phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật, tương xứng, phù hợp nội dung, sự kiện, hiện tượng, thực tiễn, … và các cơ sở ngoài xã hội.

- TBDH phải có cấu trúc hợp lý, kết cấu khoa học phù hợp với môn học, dễ vận chuyển, lắp ráp dễ dàng.

1.4.4.5. Tính kinh tế.

- Nội dung và đặc tính kết cấu của TBDH sao cho chi phí thấp nhất mà hiệu quả sử dụng cao nhất.

- Giá thành rẻ, phù hợp kinh phí.

- TBDH đảm bảo độ bền cao, chắc chắn và chi phí bảo quản ít nhất.

1.5. Quản lý TBDH của trường THPT.

Quản lý TBDH là một trong những công việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường.

1.5.1. Yêu cầu của việc quản lý TBDH.

Người quản lý trường THPT cần nắm vững: - Cơ sở lý luận và thực tiển về lĩnh vực quản lý.

- Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp với nội dung quản lý, các mặt quản lý (trường học, thư viện, sách báo, TBDH,…)

- Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chất để thực hiện chương trình.

- Biết huy động mọi tiềm năng có thể có của tập thể và cộng đồng cho công việc.

- Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhất là đảm bảo cơ sở vật chất và TBDH để nâng cao chất lượng giáo dục.

1.5.2. Nguyên tắc quản lý TBDH.

- Nguyên tắc về tính mục đích: Quản lý TBDH phải hướng đến việc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Nguyên tắc về việc đảm bảo tính hai mặt giữa hành chính và chuyên môn: cần phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác quản lý hành chính và quản lý chuyên môn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của TBDH đồng thời khai thác và phát huy một cách khoa học tiềm năng của TBDH để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường.

- Nguyên tắc về tính đầy đủ và đồng bộ TBDH: Cần phải có sự đồng bộ giữa trường, sở và phương thức dạy học, chương trình sách giáo khoa và thiết bị dạy học, thiết bị và điều kiện sử dụng, trang bị và bảo quản, mua sắm và tự làm, giữa các thiết bị với nhau,...

+ Trang bị và tiếp nhận đầy đủ TBDH phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đồng bộ trường, sở, phương thức tổ chức dạy học, chương trình, sách giáo khoa, điều kiện sử dụng của giáo viên và học sinh, trang thiết bị bảo quản, tính đồng bộ giữa các thiết bị,…

+ Bố trí hợp lý các cơ sở vật chất lắp đặt, chứa đựng TBDH trong khu trường, lớp học, trong phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thực hành,…

- Nguyên tắc về tính khoa học và hiệu quả:

+ Đảm bảo thực hiện tốt nội dung chương trình và phương pháp dạy học. + Sử dụng đúng tính năng, đúng mục đích, hợp lý.

+ Tổ chức bảo quản trường sở, bảo quản, tu sửa hợp lý TBDH và các phương tiện vật chất, kỹ thuật của nhà trường.

1.5.3. Nội dung cơ bản của quản lý TBDH.

- Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống TBDH hoàn chỉnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bố trí trường sở, phòng ốc, khối công trình, hệ thống phòng học phù hợp với yêu cầu của các phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, phòng thực hành,… đảm bảo khai thác TBDH với hiệu quản tốt nhất phục vụ cho QTDH.

+ Tiếp nhận, mua sắm TBDH theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị của Sở và của nhà trường.

+Tổ chức thường xuyên phong trào tự làm đồ dùng dạy học, TBDH và sưu tầm TBDH đặc sắc, hiệu quả sử dụng cao.

+ Trang bị TBDH cần có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện của nhà trường, có trọng tâm, có tính chiến lược.

+ Có kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, TBDH trước mắt và lâu dài bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách Nhà nước, đóng góp của nhân dân, giáo viên và học sinh tự làm.

- Duy trì bảo quản TBDH:

+ Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước: thực hiện theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra.

+ Bảo quản theo chế độ đối với thiết bị, vật tư, hoá chất, khoa học kỹ thuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ,… đến các dụng cụ tinh vi, đắt tiền (như hoá chất, dụng cụ quang học, máy tính, thiết bị điện tử,…) cần có kinh phí để mua vật tư, dụng cụ phục vụ cho việc bảo quản.

- Sử dụng TBDH: Chúng ta khó thực hiện được quá trình dạy học khi thiếu cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Thực tế mỗi thiết bị dạy học đều phải

thông qua việc sử dụng vào mục tiêu giáo dục, dạy học mới phát huy hiệu quả. Để sử dụng tốt TBDH cần có một số điều kiện:

+ Cơ sở vật chất và TBDH phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo được bảo quản tốt và đặc biệt là tổ chức quản lý sử dụng hợp lý.

+ Các điều kiện đảm bảo về kỹ thuật, môi trường (điện, nước,…).

+ Việc sử dụng TBDH có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thói quen của người sử dụng. Đã không ít trường hợp giáo viên không chịu sử dụng TBDH trong khi giảng bài hoặc cán bộ quản lý không quan tâm chỉ đạo việc xây dựng, khai thác, sử dụng TBDH trong khi nhà trường đã trang bị đầy đủ TBDH.

Do vậy, để khai thác, sử dụng tốt và hiệu quả cần giải quyết một số vấn đề quản lý như: đầu tư trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật, kỹ năng thực hành TBDH cho

giáo viên, thực hiện nghiêm túc về các qui định chuyên môn,… - Nội dung cụ thể của việc quản lý thiết bị dạy học:

+ Đạt được một hệ thống trang bị hoàn chỉnh cho dạy và học là một việc làm lâu dài và tốn kém. Phải xây dựng từ ít tới nhiều, từ đơn giản đến hiện đại, bám sát vào chương trình sách giáo khoa, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Mặt khác, phải dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau để mua sắm và tự làm TBDH.

+ Tăng cường việc thực hành cho học sinh nhằm tạo ra một nền tảng thực nghiệm của tri thức, làm ngắn lại con đường đạt được sự hiểu biết.

+ Bằng thực nghiệm và trực quan, thực hành tạo ra hoạt động toàn diện (vận động, tư duy) và tính tích cực của người học, giúp học sinh tự tìm ra các vấn đề của chính mình một cách chủ động theo triết lý “tôi làm, tôi hiểu” và phương pháp “tập phát minh”, khám phá khoa học.

+ Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục nhất thiết các trường THPT phải có càng nhiều càng tốt các điều kiện:

. Phòng TBDH, phòng thực hành.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25)