Thực trạng quản lý việc sử dụng và khai thác TBDH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng quản lý việc sử dụng và khai thác TBDH

2.3.4.1. Thực trạng việc sử dụng, khai thác TBDH của giáo viên.

Giáo viên là đối tượng trực tiếp sử dụng và khai thác và bảo quản thiết bị dạy học với thời gian và số lượng lớn nhất, là những người am hiểu nhất về số lượng, chất lượng của từng chi tiết thiết bị dạy học của môn học. Vì vậy, giáo viên giữ vai trò quan trọng trong bộ máy quản lý thiết bị của nhà trường. Đối với phòng máy vi tính nhà trường và các giáo viên sử dụng triệt để công suất hiện có, tuy nhiên việc kịp thời sửa chữa các máy bị hư hỏng vẫn còn hạn chế.

Trong quá trình khai thác, sử dụng thiết bị dạy học hiện nay còn phụ thuộc vào sự tự giác của giáo viên mà chưa có biện pháp tích cực để toàn bộ giáo viên phải sử dụng thiết bị dạy học trên giờ lên lớp. Quy trình quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học còn mang tính hình thức, chỉ dựa vào sổ đăng ký mượn thiết bị dạy học do cán bộ thiết bị quản lý. Do trình độ của cán bộ thiết bị hạn chế, năng lực thực hành, kỹ năng sử dụng và thói quen sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên còn lúng túng nên có những hạn chế đáng kể trong quá trình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học. Hầu hết các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh chưa có phòng học bộ môn, giáo viên chưa phát huy được hiệu quả của thiết bị dạy học. Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác thiết bị dạy học đặc biệt là thí nghiệm thực hành.

* Ưu điểm.

Giáo viên bộ môn được tập huấn sử dụng thiết bị dạy học, tập huấn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên, và sau khi tiếp nhận thiết bị dạy học, nhiều giáo viên tự học tự trau dồi kiến thức về thiết bị dạy học nên sử dụng rất thành thạo thiết bị dạy học phục vụ cho bài giảng, tạo sự hứng thú học tập của học sinh.

Các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học được giáo viên triển khai thực hiện, đảm bảo nội dung giảng dạy. Một số giáo viên có ý thức nghiên cứu để cải tiến, chế tạo đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện nhà trường. Các giáo viên giảng dạy các bộ môn: Tin Học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Địa lý, Toán học, Anh Văn, thể dục tích cực khai thác, sử dụng TBDH.

Đa phần giáo viên rất tích cực trong công tác dạy và học những bài thí nghiệm. Có thể nói giáo viên đã khai thác tối đa giá trị của các thiết bị đó. Một số giáo viên còn tự tạo ra những đồ dùng dạy học rất sáng tạo hoặc vẽ những bức tranh mà trong danh mục thiết bị dạy học không có.

Ý thức sử dụng, khai thác thiết bị dạy học của số đông giáo viên vẫn chưa đồng đều; để có một tiết dạy tốt giáo viên phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ. Nhưng không phải giáo viên nào cũng đồng tình hưởng ứng. Với các loại thiết bị sử dụng công nghệ cao, cách sử dụng mới lạ, giáo viên ngại sử dụng hoặc sử dụng không thành thạo các chức năng của thiết bị do kiến thức và trình độ còn hạn chế.

Giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn, trình độ chuyên môn có sự chênh lệch. Trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, giáo viên ít có điều kiện thực hành các thiết bị dạy học. Một số giáo viên chưa có kỹ năng sử dụng tốt thiết bị dạy học.

Vẫn còn một số giáo viên ngần ngại sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy, không chủ động thời gian lên kế hoạch thí nghiệm thực hành, sợ tốn nhiều thời gian, quen với lối dạy thuyết trình, không chủ động đổi mới phương pháp dạy học, chưa kết hợp hài hòa giữa nội dung sách giáo khoa và thí nghiệm thực hành, chưa phát huy tính tích cực, tư duy độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong nhận thức ở học sinh, tạo điều kiện hình thành kỹ năng thực hành của học sinh, giáo viên trong quá trình dạy học chưa thực sự lấy học sinh làm trung tâm. Ngần ngại tiết thực hành hoặc mượn thiết bị với một số lý do sau:

Dụng cụ thiết bị (thí nghiệm) không đủ đáp ứng nhu cầu.

Công tác chuẩn bị sẵn dụng cụ thí nghiệm thực hành của cán bộ thiết bị hầu như không có, vì là kiêm nhiệm còn phải đứng lớp. Giáo viên không chuẩn bị kịp dụng cụ thí nghiệm thực hành, chỉ làm thí nghiệm khi 2 tiết dạy cách xa nhau hoặc chỉ thực hiện khi có dự giờ thăm lớp, vì không có thời gian giao tiết của các tiết học trong 1 buổi học. Ngòai ra việc sắp xếp thời khóa biểu các lớp cùng môn khó có thể xen kẻ hết được nhiều khi trùng tiết thực hành với nhau.

Bảng 2.9: Tổng hợp giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học hoặc thí nghiệm biểu diễn của các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học các trường

Môn học Tỉ lệ số tiết sử dụng ( %) Việc sử dụng ( %) Không sử dụng Ít sử dụng Thường sử dụng Rất thường xuyên Đúng mục đích Đúng quy trình Đúng phương pháp Đảm bảo an toàn Toán 53.8 46.2 76.9 69.2 69.2 92.3 Vật lý 7.7 23.1 61.5 7.7 76.9 61.5 30.8 84.6 Hóa học 7.7 7.7 53.8 30.8 84.6 61.5 61.5 76.9 Sinh học 7.7 23.1 69.2 69.2 61.5 69.2 69.2 Ngữ văn 7.7 38.4 30.8 23.1 61.5 84.6 76.9 92.3 Lịch sử 15.4 30.8 53.8 76.9 61.5 84.6 92.3 Địa lý 7.7 23.1 61.5 7.7 84.6 69.2 69.2 92.3 Tiếng Anh 15.4 15.4 69.2 84.6 76.9 84.6 92.3 Công nghệ 7.7 23.1 69.2 76.9 61.5 46.1 92.3 GDCD 84.6 15.4 69.2 38.4 84.6 76.9 Thể dục 7.7 92.3 84.6 76.9 76.9 92.3 GDQP 7.7 53.9 38.4 84.6 84.6 69.2 76.9

Qua bảng tổng hợp việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, ta thấy một số giáo viên bộ môn chưa sử dụng thiết bị dạy học đầy đủ của các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học, không tổ chức, hướng dẫn học sinh làm đủ các bài thí nghiệm thực hành tại phòng thí nghiệm, không thực hiện thí nghiệm biểu diễn tại lớp học cho học sinh. Chỉ có bộ môn Thể dục và Giáo dục quốc phòng do điều kiện ngoài sân trường cần có dụng cụ, thiết bị dạy học mới tiến hành dạy học vì thế bộ môn này thực hiện rất nghiêm túc và triệt để .

Ngoài việc sử dụng thiết bị dạy học của các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học. Việc sử dụng thiết bị dạy học trong tiết học, có một số giáo viên sử dụng thiết bị dạy học chưa đúng mục đích, chưa đúng quy trình kỹ thuật, chưa đúng phương pháp, chưa đảm bảo an toàn khi sử dụng và các biện pháp xử lý khi có tình huống xảy ra. Chính vì giáo viên còn ít sử dụng, không sử dụng thiết bị dạy học cộng thêm sử dụng thiết bị dạy học chưa đúng mục đích, chưa đúng quy trình kỹ thuật, chưa đúng phương pháp, chưa đảm bảo an toàn khi sử dụng

và các biện pháp xử lý khi có tình huống xảy ra, dẫn đến thiết bị dạy học dễ bị hư hỏng, chất lượng các tiết dạy hiệu quả không cao, dẫn đến giáo viên bình thường ngại sử dụng, chỉ sử dụng khi có sự kiểm tra.

2.3.4.2. Thực trạng việc sử dụng, khai thác TBDH của học sinh.

Ý thức, khả năng nhận thức, năng lực sử dụng thiết bị, thực hành thí nghiệm rất đa dạng, mức độ sử dụng thiết bị dạy học là khác nhau. Mặc dù khi sử dụng thiết bị, giáo viên đã trình bày rõ quy trình các bước thực hành, sử dụng. Nhưng vẫn còn một số học sinh có ý thức chấp hành nội quy phòng thực hành chưa tốt, dẫn đến làm hư hỏng thiết bị.

Học sinh chưa có ý thức, kỹ năng, thói quen về việc học thực hành. Mỗi lần tới tiết học thí nghiệm thực hành là học sinh di chuyển từ phòng học đến phòng thí nghiệm thực hành, chia nhóm mất nhiều thời gian, đặc biệt vào những tiết cuối của buổi học. Chính vì vậy mà ảnh hưởng trực tiếp dung lượng cũng như chất lượng dạy và học trong tiết học đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Đa số cán bộ, giáo viên về cơ sở lý luận trong quá trình dạy học hiện nay thì có đề cập đến sự cần thiết của quản lý và sử dụng TBDH trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên cũng còn không ít cán bộ quản lý và giáo viên chưa quan tâm đúng mức hoặc có quan tâm dưới hình thức trên lý thuyết, đối phó khi có kiểm tra hoặc chỉ thể hiện trên báo cáo trong công việc quản lý công tác thiết bị dạy học và sử dụng thiết bị dạy học. Nhìn chung còn một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên không hiểu rõ, hoặc chưa hiểu rõ ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên tắc giáo dục của Đảng và Nhà nước: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, hoặc hiểu rõ được điều ấy nhưng khi đi vào thực tế vẫn chưa xem đó là trọng trách mà mỗi một người làm công tác giáo dục cần phải nổ lực thực hiện đạt mục tiêu hoặc hơn thế nữa phát triển nhân rộng vượt hơn mục tiêu đặt ra.

Cán bộ quản lý giáo dục vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của thiết bị dạy học là công cụ lao động của giáo viên, là phương tiện giúp học sinh dễ hiểu các khái niệm, dễ lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh hình thành những kỹ năng thói quen cần thiết, bước đầu luyện tập thực hành, lao động, ứng dụng trong đời sống.

Thiết bị dạy học có vai trò hết sức cần thiết cho các quá trình sư phạm giáo dục không chỉ hình thành ở các trường dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng, đại học mà nó phải được hình thành ngay trong các trường phổ thông, nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.

Công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, chưa thực hiện triệt để việc quản lý và sử dụng thành thạo thiết bị dạy học dẫn đến việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác thiết bị dạy học của nhà trường chưa được thực hiện một cách thường xuyên, chưa sâu sát với từng phân môn cụ thể và chưa thật sự có hiệu quả. Có trường công tác này có lập kế hoạch thực hiện đầu năm và đầu mỗi học kỳ, tuy nhiên việc thực hiện đầy đủ và đúng theo kế hoạch đặt ra vẫn cò nhiều bỏ ngõ trên các bảng báo cáo. Công tác tổ chức, kiểm tra – đánh giá tiến hành chưa thường xuyên chưa sâu sát và chưa thật sự chi tiết, cụ thể công việc.

Việc quản lý thiết bị dạy học của cán bộ quản lý còn giao phó cho tổ trưởng chuyên môn và cán bộ thiết bị, chưa xem quản lý công tác thiết bị dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THPT, chưa quán triệt tư tưởng, trách nhiệm của giáo viên, cán bộ thiết bị trong việc thực hiện công tác thiết bị dạy học.

Cán bộ quản lý chưa xem trọng công tác tự làm đồ dùng dạy học; chưa hỗ trợ, kích thích đúng mức. Cũng như chưa phát động được phong trào thi đua nào

về vấn đề này. Chính vì thế mà việc tự làm đồ dùng dạy học ở giáo viên còn nhiều hạn chế.

Cán bộ thiết bị chưa qua bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý; mang tính kiêm nhiệm hoặc được phân công quản lý thiết bị khi cần. Chưa hình thành được kỹ năng và thói quen trong việc quản lý thiết bị dạy học.

Việc khai thác thiết bị dạy học của giáo viên chưa đồng đều; Giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn, trình độ chuyên môn có sự chênh lệch. Trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, giáo viên ít có điều kiện thực hành các thiết bị dạy học. Một số giáo viên có kỹ năng sử dụng chưa tốt. Với các loại thiết bị sử dụng công nghệ cao, cách sử dụng mới lạ, giáo viên ngại sử dụng hoặc sử dụng không thành thạo các chức năng của thiết bị do kiến thức và trình độ còn hạn chế.

Công tác kiểm tra của cán bộ quản lý chưa thường xuyên và sâu sát, chưa đặt vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học là yêu cầu bắt buộc – chưa gắn với thi đua, kỷ luật của tổ chuyên môn, của công đoàn nhà trường. Vì thế phần lớn các giáo viên còn chủ quan, xem nhẹ việc khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp. Bên cạnh đó một số giáo viên còn có tư tưởng ngại khó, phiền hà, chưa tích cực sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp.

Đa số giáo viên đã trải qua thời kỳ dạy chay khá dài, vì vậy gặp nhiều khó khăn khi thay đổi cách nhìn khi dạy học có sử dụng thiết bị dạy học. Từ đó, kỹ năng sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học của giáo viên khó được hình thành, cũng như chưa bao giờ có thói quen chuẩn bị đồ dùng dạy học và sử dụng thiết bị dạy học khi lên lớp. Nên khi thay đổi cách nhìn và phương pháp sử dụng thành thạo thiết bị dạy học đến với học sinh vẫn cò là một hàng rào ngăn cách khá lớn.

Cần tích cực quán triệt hơn nữa trong suy nghĩ cũng như trong quá trình thực hiện bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học đến từng cán bộ quản lý giáo dục

và từng giáo viên và học sinh, xem thiết bị dạy học của nhà trường là tài sản vô giá của mỗi người và triệt để sử dụng hết chức năng của nó.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp.

Trên là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Để có thể đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cơ chế quản lý trong nhà trường. Ngoài các cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH chúng tôi còn dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Nguyên tắc hệ thống và đồng bộ.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải hướng vào hoạt động một cách khoa học, tức là hoạt động phải dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục, dựa trên cơ sở tâm lý học giáo dục, dựa trên một chu trình khép kín và đan xen nhau. Đồng thời có mối quan hệ qua lại giữa các biện pháp một cách đồng bộ, kết hợp lý luận với thực tiễn.

3.1.2. Nguyên tắc mục tiêu.

Các biện pháp đề xuất phải hướng vào công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh gắn với việc nâng cao chất lượng dạy học.

3.1.3. Nguyên tắc khả thi.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp bách, là điều kiện tạo nên sự thành công của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung, cấp THPT nói riêng.

- Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là quan điểm, định hướng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tập trung đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo, được toàn dân đồng tình ủng hộ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Các biện pháp phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w