Yêu cầu của việc quản lý TBDH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1Yêu cầu của việc quản lý TBDH

Người quản lý trường THPT cần nắm vững: - Cơ sở lý luận và thực tiển về lĩnh vực quản lý.

- Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp với nội dung quản lý, các mặt quản lý (trường học, thư viện, sách báo, TBDH,…)

- Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chất để thực hiện chương trình.

- Biết huy động mọi tiềm năng có thể có của tập thể và cộng đồng cho công việc.

- Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhất là đảm bảo cơ sở vật chất và TBDH để nâng cao chất lượng giáo dục.

1.5.2. Nguyên tắc quản lý TBDH.

- Nguyên tắc về tính mục đích: Quản lý TBDH phải hướng đến việc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Nguyên tắc về việc đảm bảo tính hai mặt giữa hành chính và chuyên môn: cần phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác quản lý hành chính và quản lý chuyên môn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của TBDH đồng thời khai thác và phát huy một cách khoa học tiềm năng của TBDH để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường.

- Nguyên tắc về tính đầy đủ và đồng bộ TBDH: Cần phải có sự đồng bộ giữa trường, sở và phương thức dạy học, chương trình sách giáo khoa và thiết bị dạy học, thiết bị và điều kiện sử dụng, trang bị và bảo quản, mua sắm và tự làm, giữa các thiết bị với nhau,...

+ Trang bị và tiếp nhận đầy đủ TBDH phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đồng bộ trường, sở, phương thức tổ chức dạy học, chương trình, sách giáo khoa, điều kiện sử dụng của giáo viên và học sinh, trang thiết bị bảo quản, tính đồng bộ giữa các thiết bị,…

+ Bố trí hợp lý các cơ sở vật chất lắp đặt, chứa đựng TBDH trong khu trường, lớp học, trong phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thực hành,…

- Nguyên tắc về tính khoa học và hiệu quả:

+ Đảm bảo thực hiện tốt nội dung chương trình và phương pháp dạy học. + Sử dụng đúng tính năng, đúng mục đích, hợp lý.

+ Tổ chức bảo quản trường sở, bảo quản, tu sửa hợp lý TBDH và các phương tiện vật chất, kỹ thuật của nhà trường.

1.5.3. Nội dung cơ bản của quản lý TBDH.

- Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống TBDH hoàn chỉnh:

+ Bố trí trường sở, phòng ốc, khối công trình, hệ thống phòng học phù hợp với yêu cầu của các phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, phòng thực hành,… đảm bảo khai thác TBDH với hiệu quản tốt nhất phục vụ cho QTDH.

+ Tiếp nhận, mua sắm TBDH theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị của Sở và của nhà trường.

+Tổ chức thường xuyên phong trào tự làm đồ dùng dạy học, TBDH và sưu tầm TBDH đặc sắc, hiệu quả sử dụng cao.

+ Trang bị TBDH cần có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện của nhà trường, có trọng tâm, có tính chiến lược.

+ Có kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, TBDH trước mắt và lâu dài bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách Nhà nước, đóng góp của nhân dân, giáo viên và học sinh tự làm.

- Duy trì bảo quản TBDH:

+ Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước: thực hiện theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra.

+ Bảo quản theo chế độ đối với thiết bị, vật tư, hoá chất, khoa học kỹ thuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ,… đến các dụng cụ tinh vi, đắt tiền (như hoá chất, dụng cụ quang học, máy tính, thiết bị điện tử,…) cần có kinh phí để mua vật tư, dụng cụ phục vụ cho việc bảo quản.

- Sử dụng TBDH: Chúng ta khó thực hiện được quá trình dạy học khi thiếu cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Thực tế mỗi thiết bị dạy học đều phải

thông qua việc sử dụng vào mục tiêu giáo dục, dạy học mới phát huy hiệu quả. Để sử dụng tốt TBDH cần có một số điều kiện:

+ Cơ sở vật chất và TBDH phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo được bảo quản tốt và đặc biệt là tổ chức quản lý sử dụng hợp lý.

+ Các điều kiện đảm bảo về kỹ thuật, môi trường (điện, nước,…).

+ Việc sử dụng TBDH có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thói quen của người sử dụng. Đã không ít trường hợp giáo viên không chịu sử dụng TBDH trong khi giảng bài hoặc cán bộ quản lý không quan tâm chỉ đạo việc xây dựng, khai thác, sử dụng TBDH trong khi nhà trường đã trang bị đầy đủ TBDH.

Do vậy, để khai thác, sử dụng tốt và hiệu quả cần giải quyết một số vấn đề quản lý như: đầu tư trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật, kỹ năng thực hành TBDH cho

giáo viên, thực hiện nghiêm túc về các qui định chuyên môn,… - Nội dung cụ thể của việc quản lý thiết bị dạy học: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đạt được một hệ thống trang bị hoàn chỉnh cho dạy và học là một việc làm lâu dài và tốn kém. Phải xây dựng từ ít tới nhiều, từ đơn giản đến hiện đại, bám sát vào chương trình sách giáo khoa, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Mặt khác, phải dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau để mua sắm và tự làm TBDH.

+ Tăng cường việc thực hành cho học sinh nhằm tạo ra một nền tảng thực nghiệm của tri thức, làm ngắn lại con đường đạt được sự hiểu biết.

+ Bằng thực nghiệm và trực quan, thực hành tạo ra hoạt động toàn diện (vận động, tư duy) và tính tích cực của người học, giúp học sinh tự tìm ra các vấn đề của chính mình một cách chủ động theo triết lý “tôi làm, tôi hiểu” và phương pháp “tập phát minh”, khám phá khoa học.

+ Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục nhất thiết các trường THPT phải có càng nhiều càng tốt các điều kiện:

. Phòng TBDH, phòng thực hành.

. Phòng thí nghiệm hoặc hệ thống phòng học bộ môn đủ chuẩn.

. Các thiết bị, đồ dùng, tài liệu trực quan (tranh, ảnh, bản đồ, bảng biểu, hình ảnh trên phim bản trong,…)

. Các mô hình mẫu vật tự nhiên, nhân tạo.

. Các dụng cụ thực nghiệm (tái tạo sự vật, qui luật, hiện tượng tự nhiên cũng như sự vận động của chúng).

. Các phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp, hiện đại,…

. Những điều kiện hỗ trợ khác như: hệ thống điện nước, phòng chuẩn bị, kho chứa thiết bị, giá để thiết bị,…

Chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý TBDH.

Chức năng -

Nhiệm vụ Lập kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo

Kiểm tra đánh giá Xây dựng, trang bị TBDH Tổ chức sử dụng TBDH Lập kế hoạch sử dụng TBDH Tổ chức bộ máy sử dụng TBDH Chỉ đạo thực hiện việc xây dựng TBDH Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH Bảo quản TBDH Lập kế hoạch bảo quản TBDH Tổ chức bộ máy bảo quản

TBDH

Chỉ đạo thực hiện việc bảo quản TBDH

Kiểm tra đánh giá việc bảo quản TBDH

Kết luận chương 1

Trong chương 1 chúng tôi đã hệ thống các lý luận cơ bản về công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học, phần đầu của chương 1 là lý do và mục đích cũng như những nhiệm vụ, phương pháp cơ bản để tiến hành đề tài nghiên cứu. Phần tiếp theo trình bày tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, trường trung học trong hệ thống giáo dục và một số khái niệm có liên quan, cũng như các chủ trương của Đảng, ngành trong việc tăng cường công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học. Đây chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ CAO LÃNH – TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2.1.1. Vị trí địa lý.

Thành phố Cao Lãnh là đô thị vùng sông nước Đồng Tháp Mười, cách thành phố Hồ Chí Minh 154km, thành phố Cần Thơ 80 km; phía Bắc và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Lấp Vò, phía Tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Diện tích tự nhiên là 107 km2, dân số hiện nay 151.027 người.

Trước kia “Cao Lãnh” được nhắc đến với cái tên là “Câu Lãnh”, theo truyền thuyết vào năm 1920 có ông Đỗ Công Tường (là người làm chức câu đương) cùng vợ đã làm nhiều điều phước cho dân chúng trong vùng bị nạn dịch tả, để tưởng nhớ công đức đó, người dân đã lập miếu thờ, gọi là miếu ông bà chủ chợ Câu Lãnh, nhưng dần về sau 02 chữ “Câu Lãnh” đọc lệch âm thành “Cao Lãnh”. Từ năm 1956 trở về trước Cao Lãnh chỉ là một phần của Quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc. Từ năm 1956 đến năm 1975 là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Phong. Năm 1976 đến năm 1983 là thị trấn - huyện lỵ của huyện Cao Lãnh. Từ năm 1983 đến năm 1990 là thị xã và từ năm 1990 trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp. Ngày 16 tháng 01 năm 2007 được Chính phủ công nhận là Thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp, với 15 đơn vị hành chính, gồm 08 phường và 07 xã. Thành phố hiện có 52 chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc với 2.185 đảng viên.

2.1.2. Kinh tế.

Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng thương mại - dịch vụ chiếm 60,49%, công nghiệp - xây dựng chiếm 27,98% và nông nghiệp chiếm 11,53%. Thế mạnh của Thành phố là thương mại - dịch vụ, mạng lưới kinh doanh thương mại có 02

siêu thị và 19 chợ, phần lớn chợ hình thành có quy hoạch nên vị trí phù hợp và có điều kiện phát triển. Là trung tâm kinh tế - văn hóa của Tỉnh, trên địa bàn thành phố còn có nhiều loại hình dịch vụ cao cấp khác như: hệ thống tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục, … phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Về thị trường chứng khoán đã có 02 công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch và trụ sở tại Thành phố là Công ty cổ phần dược phẩm Imexpham và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco. Trên địa bàn có 08 doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu; tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân hàng năm đạt 63,07 triệu USD, xuất khẩu đạt 86,66 triệu USD.

Về công nghiệp: có 01 Khu công nghiệp Trần Quốc Toản với diện tích là 55,937ha, dự kiến sẽ mở rộng thêm 180ha, là một trong hai khu công nghiệp tập trung của tỉnh nằm trong hệ thống các khu công nghiệp của cả nước, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của thành phố và của Tỉnh. Các mặt hàng ưu thế của Thành phố như chế biến gạo, thủy sản xuất khẩu, dược phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về giao thông: đã từng bước chỉnh trang nâng cấp, tỷ lệ đường chính trong đô thị đạt 4,33 km/km2; các tuyến giao thông liên xã, đều đã được bêtông và nhựa hóa và có đèn đường. Ngoài ra, thành phố còn có nhiều sông, kênh rạch lớn chảy qua với chiều dài hơn 1.462km; Cảng Đồng Tháp nằm trên địa bàn thành phố Cao lãnh, là một trong các Cảng sông lớn, vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên tuyến đường thủy quốc tế đi Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi trong việc gắn kết giữa sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa với các tỉnh trong khu vực, Thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế.

2.1.3. Văn hóa – xã hội.

Về du lịch: Một trong những điểm mạnh của thành phố là du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái, đến thành phố Cao Lãnh, sẽ được viếng mộ cụ Phó bảng

Nguyễn Sinh Sắc, là một trong những điểm tham quan trọng tâm trong tuyến du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái của tỉnh như: Gò Tháp, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Khu căn cứ cách mạng Xẻo Quít, rừng tràm sinh thái Gáo Giồng... Ngoài ra, còn có di tích lịch sử cách mạng Hòa An, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh, Bảo tàng, đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường, khu công viên Văn Miếu và các điểm du lịch miệt vườn...

Về nông nghiệp: Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp đô thị, bố trí sản xuất phù hợp theo từng vùng, từng địa phương như: sản xuất lúa giống, xây dựng các khu vườn cây ăn trái kiểu mẫu, an toàn kết hợp phát triển dịch vụ du lịch, phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản ven sông Tiền…

Ngành Y tế, có Bệnh viện đa khoa, bệnh viện Y học dân tộc, viện điều dưỡng cán bộ, Bệnh viện Quân y, và bệnh viện tư nhân Thái Hòa, riêng hệ thống Y tế do Thành phố quản lý có Phòng khám đa khoa khu vực và 15 trạm y tế tại các phường, xã. Về môi trường, luôn xanh, sạch, đẹp. Thành phố Cao Lãnh sẽ là một đô thị văn minh, năng động, an toàn, có hệ sinh thái bền vững, phát triển hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với dân tộc và đặc thù về cảnh quan môi trường, đồng thời là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc sông Tiền. Để đạt được điều đó, thành phố sẽ tập trung mọi nguồn lực để phát triển mạnh hạ tầng kỹ thuật; đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ, tạo bước tăng trưởng đột phá về kinh tế.

Thành phố kêu gọi sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế, sự hỗ trợ của các ngành, các cấp trong Tỉnh và Trung ương cho thành phố ngày càng phát triển, nhất là đầu tư cho các dự án lớn như: Khu thương mại Nghi Xuân và khu ẩm thực - phường 2; Khu thương mại, dịch vụ Bằng Lăng - phường Mỹ Phú; Khu thương mại, dịch vụ Phong Lan - phường 4; khu nghỉ dưỡng ven Sông Tiền; đầu tư xây dựng, khai thác các chợ ở các cụm dân cư. Ngoài ra cuối năm

2012 trên địa bàn thành phố Cao lãnh sẽ khởi công xây dựng cầu Cao lãnh, nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế của địa phương.

Mặc dù là Thành phố trẻ, nhưng nhờ hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên - xã hội và biết tạo ra môi trường bền vững cho phát triển kinh tế, du lịch và thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời, ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội; giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống chính trị thật sự vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực quản lý và điều hành. Đó là nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững của thành phố Cao Lãnh trong hiện tại và tương lai.

Về giáo dục, có trường Đại học Đồng Tháp, trường Cao đẳng cộng đồng, trung tâm xúc tiến việc làm, 1 trường trung cấp nghề giao thông vận tải, trường nghiệp vụ thể dục thể thao, trường Cao đẳng Y tế, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 05 trường trung học phổ thông, có 11 trường trung học cơ sở, 31 trường tiểu học, hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo được đầu tư khá hoàn chỉnh, nhưng hiện nay trên địa bàn có tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của thành phố đến nay là 12 trường (mầm non: 01; tiểu học: 09; THCS: 02, trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30)