8. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Các chức năng của TBDH
* Theo lý luận dạy học:
Các chức năng của TBDH trong quá trình dạy học thể hiện ở những điểm sau:
1. Sử dụng TBDH đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin về các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, do đó làm cho chất lượng dạy học cao hơn.
2. Sử dụng TBDH nâng cao được tính trực quan, cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện tượng.
3. Sử dụng TBDH giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích lòng ham muốn học tập, nghĩa là phát triển hứng thú nhận thức của học sinh.
4. Sử dụng TBDH giúp gia tăng cường độ lao động, học tập của học sinh, cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa.
5. Sử dụng TBDH cho phép học sinh có điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo; có khả năng tự nghiên cứu, tự lắp ráp thí nghiệm, làm thí nghiệm, tìm thông tin, lựa chọn câu trả lời, vận dụng,…
6. Sử dụng TBDH hợp lý hoá quá trình dạy học, tiết kiệm được thời gian để mô tả;
7. Sử dụng TBDH gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn với hành, nhà trường gắn với xã hội.
8. Sử dụng TBDH giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học.
* Theo lý thuyết hoạt động nhận thức: Chức năng của TBDH trong
hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh: 1. TBDH hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh. 2. Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. 3. Kích thích hứng thú hoạt động nhận thức.
4. Hợp lý hoá quá trình hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
5. Rèn luyện kỹ năng thực hành và thói quen làm việc có khoa học. 6. Giáo dục thế giới quan, hình thành nhân cách của người lao động mới. Trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học, giáo viên cần nghiên cứu thật sâu nội dung sách giáo khoa môn học, căn cứ vào số lượng thiết bị dạy học được trang bị và tự làm mà định ra phương pháp khai thác thông tin cụ thể với từng loại thiết bị dạy học nhằm nâng cao được hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học cao nhất trong quá trình dạy học.