Xây dựng thói quen trong công tác quản lý, sử dụng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Xây dựng thói quen trong công tác quản lý, sử dụng

dạy học.

* Mục tiêu của biện pháp.

Giáo viên thực hiện đầy đủ, chu đáo các công việc cần thiết cho các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học. Thực hiện đúng tiến trình lên lớp, sử dụng hợp lý các thiết bị dạy học trong tiến trình dạy học.

Giúp cho cán bộ quản lý có cơ sở chính xác để quản lý tốt hoạt động dạy học, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên tạo động lực thúc đẩy việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học.

* Nội dung biện pháp.

Xây dựng chuẩn: tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học, tiết thí nghiệm thực hành và tiết dạy có thí nghiệm biểu diễn.

Quản lý sử dụng thiết bị dạy học là một tiêu chí thi đua trong QTDH. Giúp cho giáo viên có thói quen sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học trong giờ lên lớp và sau khi kết thúc buổi học, nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy và bảo quản thiết bị dạy học được lâu dài.

Thanh – kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học thông qua sổ thiết bị dạy học trên lớp, sổ mượn – trả ở phòng thiết bị và thông qua việc dự giờ thăm lớp định kỳ hoặc đột xuất.

* Tổ chức thực hiện.

a. Đối với cán bộ quản lý.

Trong hoạt động quản lý, kiểm tra là quá trình thực hiện thông tin ngược. Cần phải tìm ra ưu điểm và khuyết điểm của hoạt động quản lý để từ đó động viên khích lệ những mặt tích cực và kịp thời uốn nắn những lệch lạc và điều

chỉnh những hạn chế trong quá trình quản lý sử dụng thiết bị. Để thực hiện việc này nhà trường cần được tiến hành như sau:

- Lập kế hoạch và xây dựng chuẩn kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ sổ sách, ghi chép và kiểm kê thiết bị dạy học theo đúng quy định của nhà nước; Kiểm tra việc sắp xếp, lắp đặt các thiết bị dạy học trong kho và trong phòng thí nghiệm thực hành; Kiểm tra kế hoạch giảng dạy và phiếu báo mượn của giáo viên, sổ mượn – trả của cán bộ thiết bị; Kiểm tra hiện trạng các thiết bị dạy học trong các điều kiện khác nhau. Trong quá trình kiểm tra, cần phải tiến hành đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch trong quá trình quản lý sử dụng thiết bị dạy học.

- Tiến hành kiểm tra: Sau khi lên kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện, cần phải tiến hành kiểm tra đánh giá việc quản lý sử dụng thiết bị dạy học. Việc này có ý nghĩa tạo nền nếp, thói quen, không khí thoải mái nhưng nghiêm túc ngay từ đầu năm học, đồng thời đánh giá việc thực hiện kế hoạch của giáo viên và cán bộ thiết bị.

Cán bộ thiết bị phải sắp xếp thiết bị dạy học theo đúng ý đồ đã vạch ra trong kế hoạch. Có thể kiểm tra điều này thông qua danh mục thiết bị dạy học, báo cáo của giáo viên, sổ theo dõi của cán bộ thiết bị, chương trình giảng dạy và thực tế để kịp thời bổ sung, uốn nắn những lệch lạc, thiếu hợp lý trong quá trình quản lý sử dụng.

b. Đối với giáo viên.

- Để có thói quen tốt việc sử dụng thiết bị dạy học trong giờ lên lớp của giáo viên, nhà trường cần xây dựng các tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng đồ dùng day học.

Các tiêu chí được lượng hóa bằng điểm số, căn cứ vào mức độ thực hiện giờ dạy, Hiệu trưởng cùng với các giáo viên bộ môn trong tổ chuyên môn cho điểm, xếp loại chính xác giờ dạy. Tiết dạy thành công, có chất lượng thực hiện các tiêu chí nói trên, đặc biệt lưu ý tiêu chí sử dụng và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học cần thiết. Việc đánh giá tiêu chí này cần quan tâm đến kỹ năng

thí nghiệm thực hành của học sinh. Những giờ dạy có yêu cầu sử dụng thiết bị dạy học nhưng giáo viên không sử dụng vì lý do không chính xác thì xếp loại chưa đạt yêu cầu và yêu cầu phải dạy lại có xác nhận của Tổ trưởng chuyên môn.

- Sử dụng TBDH là một tiêu chí thi đua.

Đưa nội dung khai thác, sử dụng TBDH thành một tiêu chí thi đua trong đánh giá xếp loại giờ dạy và tiêu chuẩn đánh giá thi đua; có hình thức khen thưởng kịp thời đồng thời cũng xử lý nghiêm túc những giáo viên “dạy chay”.

Các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh có thể tổ chức thi kỹ năng sử dụng TBDH trong đội ngũ giáo viên bộ môn và học sinh.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá.

Từng tháng và học kỳ, hiệu trưởng thông qua nhiều hình thức, phải tổ chức, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH của giáo viên, phát hiện kịp thời các lệch lạc của giáo viên, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời; hình thức kiểm tra có thể thông qua lịch báo giảng, giáo án, sổ mượn-trả TBDH, sổ đăng ký thực hành,…

Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra sự phối hợp giữa các bộ phận, tổ nhóm chuyên môn và cá nhân giáo viên trong việc khai thác sử dụng TBDH.

Hằng tháng, giữa học kỳ, cuối học kỳ; hiệu trưởng phải có đánh giá công tác sử dụng TBDH, khen thưởng kịp thời cá nhân, tổ chuyên môn thực hiện tốt công tác khai thác sử dụng thiết bị hiệu quả; trên cơ sở đó làm căn cứ để đánh giá thi đua và xếp loại cán bộ, giáo viên.

Lập lịch thí nghiệm thực hành hợp lý, đảm bảo 100% số thiết thực hành đã đăng ký tiến hành tốt và đạt hiệu quả cao.

c. Đối với học sinh.

Giáo dục học sinh khi vào phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, phòng máy tính, phòng nghe nhìn, sử dụng dụng cụ ở sân chơi bãi tập, phải có ý thức bảo quản tài sản của nhà trường, chấp hành nghiêm chỉnh nội qui phòng thí

nghiệm thực hành, phòng học bộ môn, phòng máy tính,… chấp hành sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn và cán bộ quản lý TBDH.

Trong tiết học có thí nghiệm thực hành học sinh chuẩn bị: đồ dùng bài thí nghiệm, cách sử dụng, phân nhóm thực hành; bảo quản đồ dùng trong quá trình thực hành. Sau khi kết thúc thực hành học sinh vệ sinh và sắp xếp ngăn nắp dụng cụ đúng nơi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên bộ môn trong quá trình sử dụng TBDH đảm bảo đúng qui trình, trong quá trình hướng dẫn học sinh thí nghiệm, giáo viên phải sinh hoạt kỹ các bước tiến hành thí nghiệm, chú ý bảo quản thiết bị, tránh đổ vỡ, hư hỏng, đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị, dụng cụ thí nghiệm; sau khi sử dụng xong phải vệ sinh, sắp xếp TBDH ngăn nắp có thứ tự vào khay đựng thùng đựng,.. đúng qui trình, tránh hư hỏng thiết bị.

3.2.6. Xây dựng kế hoạch sắp xếp, bảo quản và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học.

* Mục tiêu của biện pháp.

Nhằm phát huy có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc sắp xếp, bảo quản các thiết bị dạy học.

Giúp cho giáo viên có thói quen sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học trong giờ lên lớp và sau khi kết thúc buổi học, nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy và bảo quản thiết bị dạy học được lâu dài.

* Nội dung biện pháp.

Từng bước chuyển đổi phòng học thường thành phòng học bộ môn, xây dựng các phòng thiết bị thí nghiệm cùng với giá đỡ, kệ tủ đảm bảo cho việc sắp xếp các thiết bị dạy học.

Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết cho việc sắp xếp thiết bị dạy học ở phòng chứa thiết bị và các phòng chức năng; Tổ chức chỉ đạo việc sắp xếp, bảo quản các thiết bị dạy học; Kiểm tra đánh giá việc sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học.

Người quản lý phải thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc người thực hiện cần phải thể hiện vai trò, nhiệm vụ mình trong việc giữ gìn thiết bị dạy học. Thường xuyên thanh tra – kiểm tra khâu bảo quản, sắp xếp. Nhắc nhở, khuyến khích giáo viên – học sinh khi sử dụng phải có ý thức giữ gìn, tạo cho họ thấy được giá trị quan trọng của thiết bị dạy học trong nhà trường.

Tạo ra điều kiện cần thiết đảm bảo việc sắp xếp, bảo quản các thiết bị dạy học khoa học, có hiệu quả.

* Tổ chức thực hiện. a. Đối với cán bộ quản lý:

Cán bộ quản lý thiết bị dạy học phải lập kế hoạch hoạt động của phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, phòng máy tính,…; đảm bảo đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách về thiết bị; TBDH phải được sắp xếp, phân loại theo phân môn, có nhãn ghi rõ ràng, có kệ, giá đựng thiết bị dạy học, TBDH được trưng bày đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học, có hệ thống, hợp logic.

Đầu năm học, cán bộ quản lý thiết bị phải thống kê được tất cả các bài thí nghiệm thực hành của các tổ bộ môn đăng ký thực hành; báo cáo hiệu trưởng định kỳ hàng tháng về quá trình thực hiện thí nghiệm thực hành, mượn - trả thiết bị dạy học, so sánh với kế hoạch đã đề ra. Tạo điều kiện cho thiết bị dạy học được bảo quản tốt nhất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học của giáo viên.

Sắp xếp trang thiết bị ngăn nắp, khoa học theo từng bộ môn, theo từng loại thiết bị dạy học vừa tạo được ấn tượng thẫm mỹ, vừa giúp cho việc quản lý, sử dụng một cách dễ dàng thì người quản lý phải có sự phân công giờ trực, theo dõi báo cáo rõ ràng theo một trình tự nhất định.

Phòng thí nghiệm thực hành luôn khô thoáng nhằm bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Các chất hóa học phải được đặt ở một vị trí riêng tránh tiếp xúc với những vật dễ cháy, dễ vở. Phòng đồ dùng dạy học đối với bộ môn xã hội

phải được bao bọc cẩn thận tránh ẩm mốc. Phòng vi tính phải có người sửa chữa, hướng dẫn cách sử dụng.

Khi đưa vào công tác giảng dạy, trách sự hư hỏng, mất mát cần phải báo cáo kịp thời trong việc giảng dạy của giáo viên – học sinh.

Cuối học kỳ, cuối năm học phải tiến hành kiểm tra, kiểm kê thiết bị dạy học, đánh giá công tác khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH; cán bộ quản lý TBDH có trách nhiệm tham mưu với hiệu trưởng sửa chữa kịp thời thiết bị hư hỏng; thực hiện các phương án bảo quản thiết bị chống tác động của môi trường.

Mỗi trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh cần thành lập tổ, nhóm sửa chữa nhỏ thiết bị dạy học, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, làm công tác vệ sinh các thiết bị, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, kho chứa thiết bị dạy học. Tổ, nhóm này tuyển chọn từ giáo viên có chuyên môn tốt về TBDH, giáo viên trẻ, nhiệt tình của bộ môn giảng dạy và học sinh khá, giỏi về kỹ năng sử dụng TBDH, kỹ năng thí nghiệm thực hành, đây cũng là cơ sở định hướng, làm cho học sinh quen dần với những công việc thực tiễn mà các em sẽ tiếp xúc trong tương lai, liên hệ giữa kiến thức được trang bị và khả năng vận dụng vào thực tế, đời sống.

Thường xuyên chỉ đạo công tác bảo quản, bảo vệ thiết bị, tài sản của

nhà trường, nhắc nhở thông qua các kỳ họp hội đồng sư phạm, đề cao ý thức cảnh giác đối với Tổ trưởng và cán bộ thiết bị các trường phổ thông trong công tác bảo quản, bảo vệ TBDH. Tổ chức các đoàn thanh tra công tác chuyên môn, thanh tra chuyên đề, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là thanh tra việc khai thác, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, làm cho tập thể sư phạm của các trường phổ thông luôn luôn ý thức được trách nhiệm công tác này và phải tiến hành thường xuyên, đảm bảo yêu cầu và đạt hiệu quả.

Nhà trường qui định cụ thể việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ tất cả TBDH, nhất là các thiết bị điện tử, máy tính, thiết bị có áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, …phải được tiến hành đúng định kỳ hằng năm, ít nhất là 2 lần, bắt buộc phải

thực hiện để đảm bảo tuổi thọ của thiết bị, chức năng hoạt động của thiết bị đạt yêu cầu, làm cho thiết bị vận hành đạt đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, số liệu , kết quả thực hành hoặc thí nghiệm của học sinh là số liệu đáng tin cậy, phù hợp số liệu của nội dung chương trình và sách giáo khoa các môn học.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác quản lý của Tổ trưởng và cán bộ thiết bị, công tác sử dụng và bảo quản TBDH của cán bộ, giáo viên, học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh. Đưa tiêu chí sử dụng có hiệu quả, bảo quản tốt TBDH vào một trong những nội dung xét công nhận tổ lao động tiên tiến và các danh hiệu thi đua khác của nhà trường.

Kiểm tra – đánh giá việc sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học.

Trong hoạt động quản lý, kiểm tra là quá trình thực hiện thông tin ngược. Cần phải tìm ra ưu điểm và khuyết điểm của hoạt động quản lý để từ đó động viên khích lệ những mặt tích cực và kịp thời uốn nắn những lệch lạc và điều chỉnh những hạn chế trong quá trình sắp xếp, bảo quản thiết bị. Để thực hiện việc này nhà trường cần được tiến hành như sau:

- Lập kế hoạch và xây dựng chuẩn kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ sổ sách, ghi chép và kiểm kê thiết bị dạy học theo đúng quy định của nhà nước; Kiểm tra việc sắp xếp, lắp đặt các thiết bị dạy học trong kho và trong phòng thí nghiệm thực hành; Kiểm tra kế hoạch giảng dạy và phiếu báo mượn của giáo viên, sổ mượn – trả của cán bộ thiết bị; Kiểm tra hiện trạng các thiết bị dạy học trong các điều kiện khác nhau. Trong quá trình kiểm tra, cần phải tiến hành đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch trong quá trình sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học.

- Tiến hành kiểm tra: Sau khi lên kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện, cần phải tiến hành kiểm tra đánh giá việc sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học. Việc này có ý nghĩa tạo nề nếp, thói quen, không khí thoải mái nhưng nghiêm túc ngay từ đầu năm học, đồng thời đánh giá việc thực hiện kế hoạch của giáo viên và cán bộ thiết bị.

b. Đối với giáo viên.

Hiệu trưởng xây dựng các quy định bắt buộc đối với giáo viên như sau: Tất cả các tiết dạy cần có thiết bị dạy học đều phải sử dụng, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để có mức độ sử dụng khác nhau, tránh tình trạng dạy chay; Các tiết thực hành đều được thực hiện nghiêm túc, có đầy đủ thiết bị, nguyên vật liệu để thực hành; Vào cuối tuần, giáo viên lên danh mục thiết bị dạy học cần mượn qua phiếu báo mượn, để cán bộ thiết bị chủ động chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học cho tuần tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu trưởng cần quan tâm, đôn đốc thường xuyên công tác bảo quản, bảo vệ thiết bị dạy học; nâng cao nhận thức của tập thể sư phạm nhà trường trong việc bảo quản tài sản, thiết bị dạy học của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học.

Kế hoạch sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học phải được xây dựng trên cơ sở số lượng thiết bị dạy học, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và phải đảm bảo điều kiện khách quan, chủ quan; Thực trạng và mục đích cần đạt.

- Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện khách quan, chủ quan của từng đơn vị:

Xây dựng kế hoạch quản lý việc sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học phải căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cấp trên; Xác định hiện trạng thiết bị giáo dục (số, chất, chế độ bảo quản, phương thức, kết quả sử dụng), đánh giá mức độ trang thiết bị giáo dục so với yêu cầu của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 98)