Thực trạng quản lý sử dụng TBDH của Phó Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3.2Thực trạng quản lý sử dụng TBDH của Phó Hiệu trưởng

Hiệu trưởng phân công Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, vừa đồng thời trực tiếp điều hành các hoạt động quản lý TBDH của nhà trường, vừa trực tiếp điều hành cán bộ quản lý thiết bị dạy học và các tổ trưởng tổ chuyên môn. Mỗi học kỳ, tổ trưởng, phó Hiệu trưởng lấy kết quả báo cáo của cán bộ quản lý thiết bị dạy học về mức độ sử dụng thiết bị dạy học của từng giáo viên làm tiêu chuẩn tham gia đánh giá chất lượng của giáo viên. Tham mưu cho Hiệu trưởng phân công giáo viên tham gia công tác kiêm nhiệm quản lý thiết bị dạy học.

Tuy nhiên, do năng lực, kế hoạch quản lý và điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu cán bộ quản lý thiết bị dạy học nên vai trò quản lý của phó Hiệu trưởng chưa thể hiện rõ hiệu quả trong quản lý công tác thiết bị dạy học.

* Ưu điểm.

Tổ chức học tập chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học sao cho hiệu quả nhất; có sự kiểm tra, thanh tra của cán bộ quản lý, theo dõi sâu sát công tác sử dụng thiết bị dạy học, phát hiện được các trường hợp giáo viên không sử dụng thiết bị, sử dụng không đúng quy trình, sử dụng có tính chất đối phó, chiếu lệ, không hiệu quả, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, khiển trách, tạo điều kiện cho giáo viên khai thác, sử dụng có hiệu quả. Công tác kiểm tra chuyên môn được gắn liền với công tác sử dụng, bảo quản thiết bị.

* Hạn chế.

Công tác quản lý, bảo dưỡng bảo trì thiết bị phần lớn chưa quan tâm đến công tác sửa chữa nhỏ, bổ sung đồ dùng, dụng cụ cần thiết, khắc phục các hư

hỏng đơn giản; có tư tưởng ỷ lại cấp trên, không tận dụng các thiết bị hiện có, cải tiến cho phù hợp với điều kiện của nhà trường; Còn tình trạng ngại khó, không nhận đầy đủ thiết bị dạy học, sợ mất mát, khó quản lý (nhất là thiết bị giáo dục quốc phòng, máy vi tính).

Hồ sơ sổ sách quản lý thiết bị chưa đảm bảo, thực hiện không thường xuyên chế độ kiểm tra định kỳ, hàng tháng, học kỳ, năm học; không đánh giá chính xác mức độ sử dụng thiết bị; thông tin về thực trạng thiết bị không được cập nhật thường xuyên; việc bảo quản thiết bị dạy học đôi khi phó mặc cho cán bộ quản lý thiết bị.

Công tác kiểm tra thống kê, kiểm kê thiết bị dạy học không quan tâm thường xuyên, không thực hiện theo định kỳ.

Công tác quản lý thiết bị dạy học không được nhắc nhở, kiểm tra; hồ sơ sổ sách, ghi chép cập nhật số liệu, thống kê chưa được thường xuyên.

Bảng 2.6: Kết quả điều tra công tác kiểm tra – đánh giá quản lý sử dụng TBDH của Phó hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thành

phố Cao Lãnh.

T

T Kiểm tra Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện%

Thường xuyên Không TX Không T.hiện Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1 Theo kế hoạch TBDH 69.2 30.8 76.9 15.5 7.6 2 Nhắc nhở tự làm TBDH 76.9 23.1 23.1 69.2 7.7 3 Việc sử dụng TBDH 7.7 69.2 23.1 23.1 69.2 7.7 4 Việc bảo quản TBDH 69.2 30.8 7.6 76.9 15.5

Công tác kiểm tra – đánh giá quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh ở mức độ thường xuyên thấp (khoảng 7.7 %); mức độ không thực hiện chiếm khỏang 23 %; Công tác này có

thực hiện, nhưng thực hiện chủ yếu ở mức thực hiện không thường xuyên (trên 69%).

Công tác kiểm tra – đánh giá chưa thực hiện thường xuyên, chất lượng xếp loại đạt yêu cầu khoảng 65 % trừ việc kiểm tra đánh giá theo kế hoạch (15.5 %). Thậm chí kết quả thực hiện việc kiểm tra – đánh giá quản lý thiết bị dạy học chưa đạt yêu cầu còn cao. Chứng tỏ các nhà quản lý còn coi nhẹ nội dung này, giao phó cho cán bộ thiết bị và tổ trưởng chuyên môn.

2.3.3.3. Thực trạng quản lý sử dụng TBDH của tổ trưởng chuyên môn.

Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lý các thành viên của tổ về nhiều mặt; là người có đầy đủ tư cách được Hiệu trưởng giao quản lý chuyên môn trong một tổ có cả quản lý về công tác TBDH của tổ chuyên môn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về mọi hoạt động của tổ chuyên môn nói chung, đồng thời phát huy hiệu quả của công tác quản lý TBDH nói riêng.

Nhìn chung các Tổ trưởng chuyên môn các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện chỉ đạo của cấp trên: phân công chuyên môn, lập kế hoạch,…Tuy nhiên, việc kiểm tra định kỳ vẫn còn trên lý thuyết, chưa có sổ sách quản lý chặt chẽ, chưa mạnh dạn kiểm tra thường xuyên, chưa quy trách nhiệm triệt để đến từng GV,…

* Ưu điểm.

Tổ trưởng chuyên môn tổ chức các chuyên đề hội thảo chuyên môn nhằm khai thác và sử dụng thiết bị dạy học sao cho hiệu quả nhất. Quan tâm, chỉ đạo giáo viên khai thác tối đa công năng của thiết bị dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học với công nghệ dạy học hiện đại.

Công tác khai thác, sử dụng thiết bị dạy học tốt ở các bộ môn thực nghiệm như: Vật lý, Hóa học, Sinh học và môn Công nghệ.

Xây dựng kế hoạch thí nghiệm thực hành cho bộ môn có sự kiểm tra, theo dõi sâu sát công tác sử dụng thiết bị dạy học, phát hiện được các trường hợp

giáo viên không sử dụng thiết bị, sử dụng không đúng quy trình, sử dụng có tính chất đối phó, chiếu lệ, không hiệu quả, tạo điều kiện cho giáo viên khai thác, sử dụng có hiệu quả.

* Hạn chế.

Chưa chủ động kiểm kê – thống kê các thiết bị dạy của bộ môn về các tình trạng hư hỏng, thiếu, đủ, và hiện có để đề nghị nhà trường trang bị bổ sung thiết bị dạy học, vẫn còn mang nặng tư tưởng trông chờ từ nguồn cung cấp của cấp trên, chưa mạnh dạn lập kế họach hay mua sắm bổ sung đầy đủ hóa chất, dụng cụ,… chưa tập hợp được nguồn lực giáo viên, chưa phát động mạnh mẽ được phong trào làm đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học.

Một số Tổ trưởng chuyên môn còn buông lỏng trong công tác quản lý thiết bị như việc kiểm tra chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên; việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học của các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học.

Tổ trưởng chuyên môn không được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về thiết bị dạy học; không có kiến thức cơ bản về công việc mình đang phụ trách, dẫn đến chưa nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quản lý thiết bị dạy học.

Một số Tổ trưởng chuyên môn các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh chưa thật sự quan tâm đến phong trào làm đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho công tác giảng dạy của giáo viên bộ môn. Chưa xem việc làm đồ dùng dạy học là nhiệm vụ rất cần thiết của giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7: Kết quả điều tra công tác kiểm tra – đánh giá quản lý việc sử dụng TBDH của tổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn

thành phố Cao Lãnh T

T

Nội dung kiểm tra Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện % Thường xuyên Không TX Không T.hiện Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1 Về công tác chuẩn bị 7.7 23.1 69.2 15.4 15.4 69.2 2 Việc sử dụng TBDH

của giáo viên 15.4 76.9 7.7 15.4 53.8 30.8

3 Hồ sơ, sổ sách 76.9 23.1 7.7 46.2 15.4 30.7 4 Trao đổi kinh nghiệm 7.7 76.9 23.1 76.9 15.4 7.7 5 Số tiết có sử dụng

TBDH 7.7 76.9 15.4 15.4 69.2 15.4

6 Sắp xếp, bảo quản

TBDH 7.7 69.2 23.1 15.4 61.5 23.1

Công tác kiểm tra – đánh giá của tổ trưởng chuyên môn thực hiện chưa được thường xuyên (70 %), đôi lúc công tác này tổ trưởng chuyên môn không thực hiện. Kiểm tra về công tác chuẩn bị thiết bị dạy học về kế hoạch sử dụng, thời gian, sử dụng thử để biết tình trạng của thiết bị, các phương án dự phòng hoặc thay thế 69,2% không thực hiện, 69,2 % chưa đạt yêu cầu. Việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên thực hiện không thường xuyên (76.9%). Kiểm tra hồ sơ, sổ sách thiết bị của giáo viên chưa thường xuyên và không thực hiện làm cho kết quả thực hiện chưa đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ cao (30.7%).

Ngoài việc quản lý của Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn đáng lẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quản lý công tác thiết bị dạy học, thế nhưng chưa được thường xuyên, nhiều khi không thực hiện dẫn đến kết quả thực hiện không đạt được kết quả như mong muốn cụ thể: kết quả vào loại tốt quá khiêm tốn, kết quả chưa đạt yêu cầu lại chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Điều đó, tổ trưởng chuyên môn quản lý công tác thiết bị mang tính đối phó, chiếu lệ, qua loa. Công tác này có thực hiện nhưng thực hiện không đạt yêu cầu đề ra.

2.3.3.4. Thực trạng quản lý sử dụng TBDH của cán bộ TBDH.

Cán bộ TBDH có nhiệm vụ quản lý việc mượn, trả thiết bị dạy học của giáo viên; Quản lý sổ mượn, danh mục thiết bị dạy học, sổ kiểm kê thiết bị dạy học hàng năm; Theo dõi, thống kê báo cáo số lượt sử dụng và việc bảo quản thiết bị dạy học của giáo viên cho nhà trường theo từng học kỳ.

* Ưu điểm.

Cán bộ thiết bị có tinh thần trách nhiệm cao, hỗ trợ rất tích cực cho giáo viên bộ môn có đầy đủ thiết bị dạy học mang lên lớp cũng như thí nghiệm thực hành tại phòng thí nghiệm.

Hồ sơ quản lý thiết bị dạy học đảm bảo như: sổ thiết bị giáo dục, sổ sử dụng thiết bị giáo dục (thí nghiệm thực hành), sổ mượn – trả thí nghiệm biểu diễn, sổ ghi ký hiệu tranh ảnh, đồ dùng, sổ thống kê các tiết thí nghiệm thực hành, sổ thống kê các tiết có sử dụng thiết bị dạy học.

Cán bộ thiết bị có tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác TBDH; chịu khó tìm tòi cách thức tốt nhất để chuẩn bị tốt TBDH cho giáo viên bộ môn đứng lớp, hỗ trợ rất thiết thực, nhất là các bộ môn khoa học thực nghiệm, đem lại sự tin tưởng, nhiệt tình trong công việc khai thác, sử dụng TBDH của giáo việc các bộ môn.

Cán bộ thiết bị có quan tâm, đầu tư trong công việc của mình, đảm bảo việc ghi chép, cập nhật hồ sơ sổ sách quản lý thiết bị đúng qui định; quản lý được kế hoạch mượn, trả TBDH, đăng ký thực hành, quản lý tốt các giờ thực hành tại phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn,…

Thực hiện sắp xếp, phân loại TBDH theo môn học, phân môn, khối lớp, đặc thù của các môn học; trưng bày TBDH khoa học, hợp lý, hỗ trợ tích cực cho giáo viên bộ môn đặc biệt là trang trí phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn rất thẩm mỹ, khoa học, tạo sự hứng thú cho người dạy và người học.

Đảm bảo công tác quản lý TBDH thực hiện thường xuyên, tham gia thống kê, kiểm kê, đánh giá thiết bị dạy học, kỹ năng thí nghiệm thực hành của học

sinh; hỗ trợ tích cực cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học.

Cán bộ thiết bị tuy chưa qua trường lớp nhưng đa số cán bộ quản lý thiết bị dạy học nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận, chu đáo; đã tổ chức được hệ thống hồ sơ sổ sách quản lý thiết bị dạy học cho nhà trường.

* Hạn chế.

Một số cán bộ quản lý thiết bị thiếu nghiệp vụ quản lý sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học, nên việc quản lý còn mang tính chất hành chính, sự vụ, chưa kiểm soát được chất lượng và cả số lượng các thiết bị dạy học hiện có và những thiết bị dạy học giáo viên mượn, trả. Đặc biệt cán bộ thiết bị không nắm được tính năng, tác dụng của các thiết bị dạy học giáo viên mượn nên gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý thiết bị dạy học như: bảo quản, sửa chữa nhỏ, giúp giáo viên mượn – trả một cách dễ dàng.

Do cán bộ, giáo viên không đảm bảo tốt về công tác giảng dạy, lượng giáo viên phân công dư thừa, giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm về nghề nghiệp, được bố trí làm cán bộ quản lý thiết bị, chế độ phụ cấp đứng lớp không có, dẫn đến giáo viên nhận nhiệm vụ này một cách gượng ép tư tưởng không thoải mái để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu nhiệt tình, không tập trung vào công việc, quản lý thiết bị giống như người giữ kho chỉ biết đóng, mở cửa phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn. Cán bộ thiết bị không được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về thiết bị dạy học; không có kiến thức cơ bản về công việc mình đang phụ trách; không nắm vững được các loại thiết bị dạy học, nội dung chương trình dạy học, nội dung bài dạy có sử dụng TBDH, thí nghiệm thực hành của các môn học, không có khả năng sửa chữa nhỏ khi thiết bị hư hỏng ít dẫn đến hư hỏng nhiều.

Phần lớn thiết bị dạy học bị hư hỏng nhỏ không được khắc phục hoặc sửa chữa kịp thời; cán bộ quản lý thiết bị không có kiến thức về thiết bị dạy học ở bộ

phận mình phụ trách; bảo quản các thiết bị điện tử, quản lý nhãn mác thiết bị, lọ hoá chất không được thực hiện thường xuyên, làm cho đồ dùng, thiết bị, hoá chất mau hư hỏng, thất lạc,…gây lãng phí tài sản nhà trường.

Cán bộ quản lý thiết bị thiếu nghiệp vụ, không được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thiết bị hằng năm, không có điều kiện học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, không được trau dồi học tập rút kinh nghiệm, ít tiếp cận với các thiết bị có áp dụng công nghệ mới hoặc không được bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học hoặc không tiếp cận các phần mềm ứng dụng để quản lý thiết bị dạy học.

Cán bộ thiết bị dạy học chưa qua đào tạo nên việc chuẩn bị, trợ giúp cho giáo viên bộ môn phần nào bị hạn chế. Hiện nay người quản lý thiết bị gần giống như là người giữ “kho thiết bị”, chưa lập được kế hoạch đầy đủ cho giáo viên bộ môn đăng ký mượn thiết bị, thí nghiệm thực hành, quản lý thiết bị chưa chặt chẽ, dễ thất lạc, hư hỏng thiết bị, gây lãng phí. Cán bộ thiết bị không có đủ trình độ nghiệp vụ hết tất cả các môn, nên rất khó khăn trong công tác quản lý thực hành các môn. Vì không thuộc phạm vi chuyên môn của mình (bộ môn khác) nên khi soạn đồ dùng dạy học cho giáo viên mượn hoặc kiểm tra chất lượng đồ dùng sau khi giáo viên trả hết sức khó khăn. Từ việc cán bộ thiết bị thiếu nghiệp vụ, việc chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên bộ môn như: minh họa, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành của học sinh không thực hiện đồng bộ, kém hiệu quả, không tạo được sự hứng thú học tập của học sinh dẫn đến tiết dạy không đạt yêu cầu, học sinh không được rèn luyện kỹ năng thực hành.

Việc sắp xếp thiết bị dạy học chưa đạt yêu cầu: chưa sắp xếp, phân loại; sắp xếp không khoa học, không ngăn nắp; thậm chí không sắp xếp thiết bị, đồ dùng theo từng phân môn, thiết bị và hóa chất để chung với nhau, rất lung tung và lộn xộn, nhìn chung thiếu ngăn nắp nên công suất sử dụng thiết bị chưa cao. Chế độ bảo hộ cán bộ vẫn chưa đáp ứng trên thực tế kéo theo sự nhiệt tình không trách khỏi đối với những người kiêm nhiệm tham gia công tác này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.8: Kết quả điều tra công tác quản lý sử dụng TBDH đối với cán bộ TBDH các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54)