Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý TBDH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 41 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý TBDH

Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý TBDH các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp:

Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ quản lý công tác thiết bị dạy học của 5 trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Trường THPT Đảng

viên Đội ngũ quản lý

Thời gian tham gia công tác quản lý Ghi chú Ban Giám Hiệu Tổ trưởng Cán bộ TBDH 1– 5 năm 6– 9 năm Trên 10 năm TP Cao Lãnh 28 3 7 1 3 6 2 Đỗ Công Tường 16 2 7 1 2 6 2 Kỹ Thuật 14 2 8 1 9 2 Thiên Hộ Dương 22 2 6 1 1 6 2 Trần Quốc Toản 29 4 8 2 6 6 2 Tổng 109 13 36 6 21 26 8

Cán bộ quản lý các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp có tư tưởng chính trị vững vàng, nắm vững và chỉ đạo thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có tinh thần trách nhiệm cao, tha thiết với nghề nghiệp. Phần lớn cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn vững vàng và có năng lực quản lý khá tốt.

Đa số cán bộ quản lý chủ yếu dựa vào thông tư văn bản chỉ đạo của cấp trên chưa được trao dồi thông qua kinh nghiệm và sự học hỏi của cá nhân, học hỏi các trường bạn. Với tuổi đời quản lý ít, tất nhiên không tránh khỏi nhiều hạn chế. Vì vậy, số cán bộ quản lý có thâm niên sẽ tạo điều kiện cho cán bộ có ít thâm niên quản lý học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, để việc quản lý sử dụng

thiết bị dạy học, chất lượng quản lý ngày được nâng lên theo yêu cầu đổi mới hiện nay.

2.2.3. Chất lượng giáo dục cấp THPT.

Bảng 2.3: Thống kê 2 mặt giáo dục của học sinh THPT các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Năm học Hạnh kiểm ( %) Học lực ( %)

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

2008 - 2009 78.7 16.4 3.7 1.2 8.4 25.2 39.2 24.4 2.8 2009 - 2010 71.3 24.2 3.7 0.8 7.5 22.7 35.9 30.2 3.7 2010 - 2011 77.4 18.4 3.3 0.9 8.3 26.5 41.0 22.9 1.3 2011 - 2012 76.5 20.4 2.3 0.8 7.8 31.2 44.1 15.3 1.6

Từ các số liệu trong bảng chúng ta thấy kết quả 2 mặt giáo dục học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao lãnh trong những năm qua có chiều hướng tăng lên (hạnh kiểm khá, tốt và học lực khá, giỏi). Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh yếu về học lực còn cao,

Trong những năm qua số học sinh đỗ vào các trường đại học tăng lên theo từng năm, có em đỗ thủ khoa một đến hai trường đại học, cụ thể: trong năm học 2010-2011, em Nguyễn Trường Thịnh, học sinh trường THPT thành phố Cao Lãnh, đỗ thủ khoa hai trường đại học, đó là đại học y Dược TPHCM, đại học Tổng hợp TPHCM,

2.3. Thực trạng công tác quản lý sử dụng TBDH các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2.3.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học

Thực trạng về thiết bị dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, qua kết quả tìm hiểu, xin ý kiến đánh giá của HT, phó HT, GV, cán bộ phụ trách thiết bị và các em học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, trên 5 nội dung : nhận thức về sự cần thiết của thiết bị dạy học

trong QTDH; tình hình trang bị thiết bị dạy học; tính đồng bộ của các thiết bị dạy học; việc sử dụng thiết bị dạy học và việc bảo quản thiết bị dạy học.

Bảng 2.4: Mức độ nhận thức về sự cần thiết của thiết bị dạy học trong QTDH.

Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL TL% SL TL% SL TL%

Cán bộ quản lý (BGH) 13 100 0 0 0 0

Giáo viên 75 81.5 17 18.5 0 0

CB thiết bị 5 83.3 1 16.7 0 0

Học sinh 95 62.9 48 31.8 8 5.3

Kết quả cho thấy, đa số các đối tượng được xin ý kiến đều cho rằng

thiết bị dạy học rất cần thiết trong QTDH. thiết bị dạy học là một nhân tố quyết định QTDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức hơn, có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành đạt hiệu quả cao hơn.

2.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất.

2.3.2.1. Phòng học bộ môn, phòng chức năng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, mặc dù còn khó khăn, nhưng BGH các trường đã chủ động đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, trang bị bổ sung thiết bị dạy học; phân công nhân viên có năng lực phụ trách thiết bị dạy học.

Việc bố trí phòng thí nghiệm, kho chứa thiết thiết bị dạy học của nhiều bộ môn, phần lớn là mang tính chất tạm bợ (do thiếu phòng học, lấy phòng học cũ làm phòng thí nghiệm), không đúng quy cách, không gian chật hẹp, thiếu an toàn, … sắp xếp lộn xộn, không khoa học, dễ hư hỏng, dễ vỡ, … gây tâm lý ngại ngùng khi sử dụng thiết bị dạy học. Cho nên việc chuẩn bị kế hoạch dụng cụ, thiết bị cho giáo viên bộ môn gặp nhiều trở ngại, thậm chí giáo viên không mang thiết bị khi lên lớp làm thí nghiệm hoặc làm thí nghiệm mang tính chất chiếu lệ,

hình thức, không hiệu quả, tiết dạy không đạt yêu cầu, sử dụng không hết chức năng của thiết bị dạy học.

2.3.2.2. Thiết bị dạy học.

Trong những năm qua, các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, được trang bị các thiết bị dạy học phù hợp với từng môn học đáp ứng yêu cầu cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của học sinh.

Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt tích cực, chủ động của học sinh. Để đáp ứng yêu cầu này, phương tiện kỹ thuật dạy học (còn gọi là phương tiện thiết bị dạy học) phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc hoạt động theo nhóm. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.

* Ưu điểm.

Thiết bị dạy học đảm bảo sự đồng bộ theo bộ môn, bộ thí nghiệm thực hành biểu diễn cho giáo viên, bộ này có kích thước lớn hơn và chất lượng tốt hơn. Việc trang bị đồng bộ giúp cho công tác quản lý theo phân môn thuận lợi. Tính năng và chất lượng có hiệu quả hơn.

Việc trang bị thiết bị dạy học theo khối lớp, hình thức, mẫu mã tương đối đa dạng, phong phú, dễ lắp rắp sử dụng. Một số thiết bị đã thể hiện tính hiện đại, áp dụng công nghệ mới trong chế tạo như thiết bị dạy học của môn Vật lý và môn Sinh học. Chỉ có các phòng máy vi tính là được bố trí rất tiện lợi cho giáo viên và học sinh sử dụng và học tập,

* Hạn chế.

Không đủ phòng thí nghiệm, chưa có phòng học bộ môn để sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học. TBDH được xếp chung trong cái được gọi là phòng thiết bị, mà thực chất là cái kho chứa đựng mọi thứ. Gây khó khăn trong việc mượn – trả,

sử dụng và bảo quản cho giáo viên và cán bộ thiết bị. Đây là một hạn chế cơ bản ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả của việc sử dụng, khai thác và bảo quản TBDH.

Chất lượng thiết bị dạy học không đồng đều, một số có chất lượng thấp ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm của giáo viên và học sinh.

Độ tinh xảo của thiết bị kém, thô, tính thẩm mỹ chưa cao, độ bền thấp. Việc bổ sung thiết bị dạy học mới chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến số lượng thiết bị dạy học cần thiết cho một tiết thí nghiệm thực hành.

2.3.2.3. Thực trạng về phong trào tự làm đồ dùng dạy học.

Hiện nay thiết bị dạy học đã được Sở giáo dục và đào tạo cung cấp rất nhiều, đa dạng, phong phú, nhưng cũng không đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ giảng dạy cho giáo viên phù hợp theo từng tiết dạy. Với sự phát động của nhà trường, một số giáo viên tự làm đồ dùng dạy học riêng cho bản thân dựa vào vật liệu, thiết bị làm đồ dùng thường có sẵn trong đời sống, dễ tìm, rẻ tiền phục vụ cho việc dạy tốt hơn.

Để bổ sung thêm thết bị dạy học, nâng cao khả năng tìm tòi, đầu tư khai thác, sử dụng thiết bị ngày càng có hiệu quả hơn cho công tác quản lý thiết bị. Trong những năm gần đây các trường đã phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, để khuyến khích giáo viên giảng dạy có sử dụng thiết bị dạy học tự làm, bên cạnh đó còn tham gia dự thi đồ dùng dạy học tự làm cấp tỉnh, kết quả có nhiều cá nhân, tập thể đạt giải cấp tỉnh.

* Ưu điểm.

Nhận thức đúng đắn của các cá nhân, tập thể về đồ dùng dạy học tự làm, cụ thể trong những năm qua, các tổ bộ môn, giáo viên tham gia làm đồ dùng dạy học có tăng lên theo từng năm. Phần lớn đồ dùng, thiết bị dạy học tự làm đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, tính kinh tế và có thể phục vụ cho nhiều bài học. Đảm bảo mục tiêu truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh; tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh. Bản thân giáo viên tìm được những ví dụ cụ thể trong đời sống, trong thực tiễn thông qua những đồ dùng dạy học tự làm.

Đồ dùng dạy học tự làm khắc phục được một số hạn chế của các thiết bị dạy học được trang bị đại trà như: phù hợp với tầm quan sát của học sinh, trực quan, gọn nhẹ dễ di chuyển. Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên cùng bộ môn, khác bộ môn.

* Hạn chế.

Đồ dùng dạy học, trên mặt lý luận, nó chỉ tham gia dự thi còn ứng dụng vào thực tế thì chưa được quan tâm khai thác hằng ngày của nhà trường. Có một số đồ dùng dạy học thiếu tính cân đối về màu sắc, kích cỡ, chưa đảm bảo tính chính xác khi thí nghiệm.

Có một bộ phận giáo viên làm đồ dùng dạy học mang tính chiếu lệ, lấy có để dự thi, không quan tâm đến tính sư phạm, tính khoa học, dễ gây cho học sinh sự nhàm chán, không tạo được sự hứng thú trong việc khai thác kiến thức. Thiếu sự hợp tác của nhóm, tổ bộ môn, của đồng nghiệp trong việc làm đồ dùng dạy học.

Cán bộ quản lý các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh chưa thật sự quan tâm đến phong trào làm đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho công tác giảng dạy của giáo viên bộ môn. Chưa xem việc làm đồ dùng dạy học là nhiệm vụ của nhà trường làm cho giáo viên không có tâm thế để tự tìm tòi, chế tạo làm đồ dùng dạy học.

Các đồ dùng dạy học tự làm, chưa do bàn tay của giáo viên làm nên, mà phần lớn giáo viên có ý tưởng, rồi thuê các chuyên gia làm, để tham gia dự thi

2.3.2.4. Thực trạng đầu tư mua sắm thiết bị dạy học.

Thực trạng đầu tư mua sắm thêm thiết bị dạy học của các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh chưa được quan tâm đến. Ngay từ đầu năm học các nhà trường chưa đề cập việc trang bị thêm thiết bị dạy học, ngân sách thường được sử cho kinh phí hoạt động của nhà trường. Cuối năm tài chính, ngân sách còn dư thừa các trường đổ xô vào việc mua sắm thiết bị dạy học để giải ngân hết khoản tiền đó.

Có thể khẳng định, các trường có đầu tư mua sắm thêm thiết bị dạy học để phục vụ giảng dạy. Tuy nhiên việc mua sắm đó chưa có kế hoạch cụ thể, chưa dựa vào các cơ sở như: Theo đề nghị mua sắm của giáo viên bộ môn, của tổ trưởng bộ môn, của cán bộ thiết bị; sự thống kê, kiểm kê của nhà trường; chưa tham khảo giá cả thị trường, giá trị của các thiết bị. Vì vậy, việc mua sắm thiết bị dạy học chưa mang lại hiệu quả mà có phần hơi lãng phí.

Ngoài kinh phí của nhà trường đầu tư cho việc mua sắm, các nguồn khác như: xã hội hóa giáo dục, vận động từ phụ huynh học sinh, mạnh thường quân và ngân sách địa phương gần như không có, vì vậy mà ảnh hưởng một phần nào đến việc mua sắm thêm trang thiết bị cho nhà trường.

2.3.2.5. Thực trạng công tác bảo quản thiết bị dạy học.

Trong quá trình bảo quản sử dụng thiết bị dạy học sẽ có những hư hỏng, giảm sút về chất lượng do tác động của con người và môi trường xung quanh. Để thiết bị dạy học được sử dụng lâu dài, đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ cho quá trình dạy học cần có chế độ bảo quản, sửa chữa thường xuyên, kịp thời, hiệu quả.

* Ưu điểm.

Cán bộ quản lý các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh có quan tâm đến công tác bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học. Khi tiếp nhận thiết bị, cử các tổ trưởng bộ môn kiểm tra, vận hành, lưu hồ sơ sổ sách, phân loại thiết bị dạy học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên mượn.

Phân công cán bộ thiết bị, bố trí phòng kho thiết bị, bảo quản thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Hàng năm có thống kê, kiểm kê, kiểm tra thiết bị dạy học đang quản lý; bổ sung, mua sắm thêm trang thiết bị từ nguồn kinh phí của nhà trường.

Cán bộ thiết bị thường xuyên sắp xếp ngăn nắp khoa học như: các hóa chất dạng lỏng để nơi tránh bụi và tránh ánh sáng mặt trời; sắp xếp các tranh ảnh

theo khối; Mua thêm thuốc khử côn trùng để phòng ngừa, bảo quản các tranh ảnh.

Cán bộ thiết bị có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản thiết bị, đảm bảo hồ sơ quản lý thiết bị dạy học như: sổ thiết bị giáo dục, sổ sử dụng thiết bị giáo dục, sổ mượn trả thí nghiệm biểu diễn, đồ dùng, sổ ghi ký hiệu tranh ảnh, sổ thống kê các tiết thí nghiệm thực hành, sổ thống kê các tiết có sử dụng thiết bị dạy học. Hàng tháng báo cáo tình hình thiết bị dạy học về nhà trường để từ đó có hướng khắc phục sửa chữa, bảo trì.

Giáo viên thường xuyên vệ sinh các kính hiển vi; sau khi thí nghiệm xong được vệ sinh sạch sẽ các ống thủy tinh và tiếp tục bảo quản hóa chất còn thừa lại. Một số em học sinh có ý thức rất tốt trong việc bảo quản trang thiết bị, cũng như bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường, thể hiện qua các buổi lao động, trong đó có việc sắp xếp, vệ sinh thiết bị ở các phòng thí nghiệm thực hành.

* Hạn chế.

Một số cán bộ quản lý chưa thật sự quan tâm và chưa thực hiện tốt việc bảo quản thiết bị dạy học, thậm chí chưa xây dựng kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì, xem nhẹ công tác quản lý thiết bị dạy học. Có tư tưởng ỷ lại vào việc trang bị bổ sung thiết bị mới, không tận dụng các thiết bị dạy học hiện có, cải tiến cho phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Một số giáo viên phụ trách thiết bị, chưa có kiến thức chuyên môn; dẫn đến việc bảo quản thiết bị còn lúng túng, chấp vá, thực hiện bảo quản thiết bị không đúng quy trình, thiết bị dễ hỏng.

Hồ sơ sổ sách quản lý thiết bị chưa đảm bảo, chưa thường xuyên kiểm tra việc bảo quản thiết bị, đôi khi phó mặc cho cán bộ thiết bị. Sắp xếp thiết bị chưa đạt yêu cầu, còn một số trường không sắp xếp thiết bị, đồ dùng theo từng môn, thiết bị và hóa chất để chung kho, chung kệ, giá đỡ.

Giáo viên, được đào tạo có trình độ chuyên môn khác nhau, kỹ năng thực hành, điều kiện thực hành, tiếp cận thiết bị có áp dụng công nghệ mới, công

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w