8. Cấu trúc luận văn
1.5.3 Nội dung cơ bản của quản lý TBDH
- Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống TBDH hoàn chỉnh:
+ Bố trí trường sở, phòng ốc, khối công trình, hệ thống phòng học phù hợp với yêu cầu của các phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, phòng thực hành,… đảm bảo khai thác TBDH với hiệu quản tốt nhất phục vụ cho QTDH.
+ Tiếp nhận, mua sắm TBDH theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị của Sở và của nhà trường.
+Tổ chức thường xuyên phong trào tự làm đồ dùng dạy học, TBDH và sưu tầm TBDH đặc sắc, hiệu quả sử dụng cao.
+ Trang bị TBDH cần có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện của nhà trường, có trọng tâm, có tính chiến lược.
+ Có kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, TBDH trước mắt và lâu dài bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách Nhà nước, đóng góp của nhân dân, giáo viên và học sinh tự làm.
- Duy trì bảo quản TBDH:
+ Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước: thực hiện theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra.
+ Bảo quản theo chế độ đối với thiết bị, vật tư, hoá chất, khoa học kỹ thuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ,… đến các dụng cụ tinh vi, đắt tiền (như hoá chất, dụng cụ quang học, máy tính, thiết bị điện tử,…) cần có kinh phí để mua vật tư, dụng cụ phục vụ cho việc bảo quản.
- Sử dụng TBDH: Chúng ta khó thực hiện được quá trình dạy học khi thiếu cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Thực tế mỗi thiết bị dạy học đều phải
thông qua việc sử dụng vào mục tiêu giáo dục, dạy học mới phát huy hiệu quả. Để sử dụng tốt TBDH cần có một số điều kiện:
+ Cơ sở vật chất và TBDH phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo được bảo quản tốt và đặc biệt là tổ chức quản lý sử dụng hợp lý.
+ Các điều kiện đảm bảo về kỹ thuật, môi trường (điện, nước,…).
+ Việc sử dụng TBDH có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thói quen của người sử dụng. Đã không ít trường hợp giáo viên không chịu sử dụng TBDH trong khi giảng bài hoặc cán bộ quản lý không quan tâm chỉ đạo việc xây dựng, khai thác, sử dụng TBDH trong khi nhà trường đã trang bị đầy đủ TBDH.
Do vậy, để khai thác, sử dụng tốt và hiệu quả cần giải quyết một số vấn đề quản lý như: đầu tư trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật, kỹ năng thực hành TBDH cho
giáo viên, thực hiện nghiêm túc về các qui định chuyên môn,… - Nội dung cụ thể của việc quản lý thiết bị dạy học:
+ Đạt được một hệ thống trang bị hoàn chỉnh cho dạy và học là một việc làm lâu dài và tốn kém. Phải xây dựng từ ít tới nhiều, từ đơn giản đến hiện đại, bám sát vào chương trình sách giáo khoa, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Mặt khác, phải dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau để mua sắm và tự làm TBDH.
+ Tăng cường việc thực hành cho học sinh nhằm tạo ra một nền tảng thực nghiệm của tri thức, làm ngắn lại con đường đạt được sự hiểu biết.
+ Bằng thực nghiệm và trực quan, thực hành tạo ra hoạt động toàn diện (vận động, tư duy) và tính tích cực của người học, giúp học sinh tự tìm ra các vấn đề của chính mình một cách chủ động theo triết lý “tôi làm, tôi hiểu” và phương pháp “tập phát minh”, khám phá khoa học.
+ Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục nhất thiết các trường THPT phải có càng nhiều càng tốt các điều kiện:
. Phòng TBDH, phòng thực hành.
. Phòng thí nghiệm hoặc hệ thống phòng học bộ môn đủ chuẩn.
. Các thiết bị, đồ dùng, tài liệu trực quan (tranh, ảnh, bản đồ, bảng biểu, hình ảnh trên phim bản trong,…)
. Các mô hình mẫu vật tự nhiên, nhân tạo.
. Các dụng cụ thực nghiệm (tái tạo sự vật, qui luật, hiện tượng tự nhiên cũng như sự vận động của chúng).
. Các phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp, hiện đại,…
. Những điều kiện hỗ trợ khác như: hệ thống điện nước, phòng chuẩn bị, kho chứa thiết bị, giá để thiết bị,…
Chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý TBDH.
Chức năng -
Nhiệm vụ Lập kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo
Kiểm tra đánh giá Xây dựng, trang bị TBDH Tổ chức sử dụng TBDH Lập kế hoạch sử dụng TBDH Tổ chức bộ máy sử dụng TBDH Chỉ đạo thực hiện việc xây dựng TBDH Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH Bảo quản TBDH Lập kế hoạch bảo quản TBDH Tổ chức bộ máy bảo quản
TBDH
Chỉ đạo thực hiện việc bảo quản TBDH
Kiểm tra đánh giá việc bảo quản TBDH
Kết luận chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã hệ thống các lý luận cơ bản về công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học, phần đầu của chương 1 là lý do và mục đích cũng như những nhiệm vụ, phương pháp cơ bản để tiến hành đề tài nghiên cứu. Phần tiếp theo trình bày tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, trường trung học trong hệ thống giáo dục và một số khái niệm có liên quan, cũng như các chủ trương của Đảng, ngành trong việc tăng cường công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học. Đây chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ CAO LÃNH – TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.