Nội dung, nhiệm vụ của quá trình giáo dụ c đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 26 - 28)

Quá trình đào tạo bao gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục là bộ phận cấu thành chủ yếu nhất trong toàn bộ hoạt động của một trường học, cho nên quá trình đào tạo là bộ phận chủ yếu nhất trong công tác quản lý nhà trường. Quá trình đào tạo là do nhà trường tổ chức quản lý và chỉ đạo, tuy nhiên nó có quan hệ tương tác, liên thông với các tổ chức đào tạo khác.

Quản lý quá trình đào tạo có nhiệm vụ quản lý sự hoạt động của cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên... vì vậy khi nói đến quản lý kế hoạch, chương trình đào tạo thì thực chất là quản lý các hoạt động giáo viên và học sinh, sinh viên trong việc thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình đào tạo của nhà trường.

Quá trình đào tạo được coi là một hệ thống xã hội, bao gồm các thành tố:

+ Tư tưởng (quan điểm chủ trương, chế độ chính sách...) + Con người (cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên...) + Quá trình (việc dạy, việc học...)

+ Vật chất (quản lý phòng học, thiết bị...)

Khi nói đến quản lý con người, quản lý quá trình, quản lý vật chất là quản lý nội dung của các hoạt động tương ứng với từng nhiệm vụ quản lý ở đối tượng quản lý đó.

- Quản lý ai, những hoạt động nào (đối tượng quản lý) - Các kết quả, yêu cầu cần đạt (mục tiêu)

- Quản lý những yếu tố nào của đối tượng (nội dung quản lý)

- Hệ thống tổ chức quản lý (quản lý dựa trên những đơn vị, chức danh nào)

Như vậy, bản chất của quản lý đào tạo là quá trình phối hợp hoạt động của GV, HSSV nhằm phát triển nhân cách họ do nhà trường tổ chức, chỉ đạo thực hiện.

Quá trình đào tạo cần được thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ là giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trong mối quan hệ tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau nhằm cải biến nhân cách HSSV.

Quá trình đào tạo có thể được phân chia thành 2 quá trình bộ phận là: + Quá trình đào tạo trên lớp trong nhà trường

+ Quá trình đào tạo ngoài lớp và ngoài nhà trường

Các quá trình đào tạo ngoài lớp và ngoài nhà trường bao gồm các quá trình dạy học và quá trình giáo dục được thực hiện ngoài giờ lên lớp như quy định trong kế hoạch giảng dạy và chương trình các môn học và các hoạt động bên ngoài nhà trường.

Các quá trình hay hoạt động đào tạo ngoài lớp bao gồm việc tự học ngoài giờ lên lớp ở nội trú, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động chính trị xã hội, lao động sản xuất.

Các quá trình hoạt động đào tạo ngoài nhà trường gồm các hoạt động chính trị xã hội, hoạt động đoàn thể, lao động công ích... với địa phương.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w