Những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý HSSV của nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 62 - 67)

nhà trường

2.3.1.1. Những thuận lợi

Là trường có một tập thể cán bộ, Giảng viên đoàn kết, nhiệt huyết với công việc, có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt được các ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào trong công tác giảng dạy tạo tiền đề vững chắc cho nhà trường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển. Trường luôn nhận được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ngành, các cấp trong và ngoài tỉnh.

Công tác quản lý HSSV được Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban lãnh đạo đặc biệt coi trọng, coi sự ổn định chính trị nhà trường trong đó có sự ổn định chính trị trong HSSV là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường. . Bên cạnh đó, HSSV của nhà trường chủ yếu đến từ các

huyện thị trong và ngoài tỉnh Quảng Nam là nơi có truyền thống hiếu học, có truyền thống cách mạng cao nên có đức tình cần cù chịu khó, biết vượt lên mọi khó khăn để học tập và rèn luyện.

2.3.1.2. Những khó khăn

Quảng nam là một tỉnh nghèo phần lớn HSSV thi tuyển tuyển vào học tại trường đến từ các huyện thị trong tỉnh, hay ở miền núi, miền biển nơi điều kiện kinh tế còn thấp, còn nghèo nên chế độ cung cấp phục vụ cho việc học tập của HSSV còn hạn chế, kiến thức văn hóa không cao. Một bộ phận HSSV vẫn còn những yếu kém tồn tại về ý thức đòi hỏi phải được uốn nắn, giáo dục. Một số sống thực dụng, đua đòi, sống buông thả, hưởng thụ, lười học mà không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội, không tích cực học tập - rèn luyện, ý thức chuẩn bị cho lập thân, lập nghiệp chưa cao. Một bộ phận HSSV còn bàng quang với hoạt động, ngại tham gia phong trào, còn vi phạm nội quy, quy chế...

Đa số HSSV có độ tuổi còn rất trẻ, nông nổi, thiếu chín chắn lại sống xa gia đình, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường tác động trực tiếp đến tư tưởng, thái độ, sinh hoạt... ít nhiều cũng gây khó khăn trong công tác quản lý HSSV của nhà trường với các nhiệm vụ: quản lý HSSV ở nội, ngoại trú, đi thực tập, giờ học chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, nghỉ hè...

2.3.2. Những mặt mạnh, mặt tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý HSSV của nhà trường

2.3.2.1. Những mặt mạnh và nguyên nhân

Những mặt mạnh

1/ Yếu tố quyết định để tác động chính là cán bộ làm công tác quản lý

học sinh sinh viên, nhờ thực hiện nhiều biện pháp phù hợp, nên công tác QLHSSV của trường đã đạt được những kết quả khả quan. Nhiều HSSV thể hiện rất rõ, ý thức rèn luyện, chấp hành tốt nội quy của nhà trường.

2/ Mối quan hệ giữa Nhà trường với các cấp chính quyền, đoàn thể địa

bàn nơi trường đóng ngày càng gắn bó. Bên cạnh đó sự phối kết hợp để quản lý giáo dục HSSV được thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

3/ Nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ thuật của các doanh nghiệp lớn,

nhiều doanh nghiệp có các đơn tuyển lao động thông qua bộ phận tư vấn lao động của trường cùng với các tiêu chí tuyển dụng, trên cơ sở đó phòng công tác HSSV, bộ phận tư vấn lao động của trường kết hợp với các đơn vị tuyển dụng tổ chức các buổi định hướng việc làm cho các em nhằm hình thành cho các em ý thức hơn trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.

Nguyên nhân của những mặt mạnh

1/ Sự lãnh đạo sâu sát của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường là nhân

tố quan trọng.

2/ Sự đồng tình ủng hộ của các đơn vị phòng, khoa, sự hưởng ứng

nhiệt tình trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên cùng tham gia công tác QLHSSV.

3/ Đội ngũ cán bộ quản lý HSSV nhiệt tình, kinh nghiệm, tận tụy với

công việc. Đặc biệt sự phối hợp giúp đỡ của nhân dân, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở Cơ sở.

2.3.2.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân

Những mặt tồn tại

Một bộ phận HSSVvới tâm lý chưa ổn định, chưa thực sự tận tình với học tập, xem vào trường chỉ mang tính tạm thời, mong ngóng chờ đến kỳ thi sau với kết quả cao hơn sẽ chuyển đi học ở trường khác. Bên cạnh đó, một số HSSV với khả năng tiếp thu kiến thức văn hóa phổ thông kém, do gia đình không chú ý đến việc học của con cái, cho con đi học là để tránh tham gia nghĩa vụ quân sự, để hưởng chế độ chính sách ưu đãi ... Với những lý do trên đã tạo nên những khó khăn nhất định trong quản lý HSSV.

Một bộ phận HSSV ý thức tham gia các hoạt động tập thể kém, sống thực dụng, vị kỷ, chỉ biết đòi quyền lợi, hưởng thụ, ... không tích cực học tập, vi phạm nội quy, quy chế, vi phạm luật lệ an toàn giao thông.

Công tác khen thưởng động viên những HSSV có thành tích trong học tập và rèn luyện chưa kịp thời, đồng bộ; những biện pháp, hình thức hoạt động quản lý HSSV theo tháng, quý, kỳ chưa có kế hoạch tổng thể. Sự đầu tư, tăng cường các nguồn lực vật chất phục vụ HSSV sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động TDTT, sinh hoạt câu lạc bộ còn gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân của tồn tại

Tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động trực tiếp đến việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, học tập, sinh hoạt cuộc sống của HSSV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể còn chưa mạnh, thiếu đồng bộ trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV. Trong khi đó các thế lực thù địch tìm mọi cách thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, tiến hành chiến tranh tâm lý thông qua Internet, các trang web đen mà HSSV là đối tượng chính kẻ thù nhằm vào để tác động.

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế chưa được thường xuyên.

Công tác giáo viên chủ nhiệm còn thả lỏng, chưa thực sự sát sao với lớp. Sự phối hợp công tác quản lý HSSV giữa các khoa với phòng chức năng, các tổ chức đoàn thể trong công tác quản lý, giáo dục HSSV còn chưa đồng bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên đây là thực trạng về công tác quản lý HSSV, cũng như một số kết quả, hạn chế, nguyên nhân của nhà trường trong công tác quản lý HSSV kể từ khi trường được thành lập. Việc tìm kiếm biện pháp để quản lý HSSV của trường bằng các phương thức khác nhau đang là vấn đề cấp thiết. Bằng việc phân tích làm rõ những nguyên nhân của thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, mặt tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý HSSV của nhà trường nhằm tìm ra những yếu tố làm hạn chế đến công tác quản lý HSSV trong thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm làm tốt hơn công tác quản lý HSSV trong thời gian tới

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HSSV Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM 3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 62 - 67)