vẫn còn nhiều bất cập, phạm vi hoạt động còn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu giao lưu hoạt động của HSSV. Việc tổ chức hoạt động cho HSSV chưa thường xuyên và kế hoạch chưa mang tính đồng bộ giữa các đơn vị, các khoa chuyên môn. Nhiều hoạt động vẫn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Hiện tại diện tích của trường hầu hết đều dành cho nhà học lý thuyết và xưởng thực hành, vì vậy việc đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí phục vụ học tập và giao lưu cho các em HSSV vẫn còn hạn chế.
2.2.4. Thực trạng quản lý các điều kiện học tập và rèn luyện của HSSV HSSV
Là trường mới vừa được nâng cấp thành trường đại học( năm 2007) nên CSVC đang trong giai đoạn hoàn thiện, vì vậy quản lý và sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ, tài sản và điện năng là vấn đề quan tâm lớn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng. Đồng thời thực hiện tiết kiệm trong việc cấp phát vật tư trên nguyên tắc: đúng chủng loại, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, kịp thời gian phục vụ tốt cho công tác đào tạo. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng nhà trường qui định một số nội dung cần thiết và yêu cầu mọi cán bộ giáo viên nhân viên, HSSV tổ chức thực hiện nghiêm túc:
*Trang thiết bị, các dụng cụ trong nhà trường là tài sản của Nhà nước giao cho trường quản lý và sử dụng phục vụ công tác đào tạo. Vì vậy mọi CBGVNV, HSSV của trường phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và quản lý sử dụng có hiệu quả nhất.
* Quyền và trách nhiệm cá nhân và tập thể: Tài sản giao cho đơn vị, cá
Phạm vi quản lý (bao gồm bảo vệ, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng) chia thành 2 khu vực:
- Khu vực trong thuộc phạm vi của đơn vị, cá nhân được giao tài sản quản lý, sử dụng.
- Khu vực ngoài thuộc trách nhiệm quản lý, bảo vệ của Phòng Quản trị. Trách nhiệm theo phân cấp
- Ban lãnh đạo Cơ sở chịu trách nhiệm trước nhà trường về việc mua sắm, tiếp quản các trang thiết bị đảm bảo chất lượng, giá thành và quản lý, sử dụng đúng yêu cầu. Trưởng Cơ sở chịu trách nhiệm chính.
- Phó trưởng Cơ sở, Trưởng phòng Tổng hợp phụ trách thiết bị vật tư: chịu trách nhiệm về việc tiếp quản tài sản vật tư đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng, giám sát, kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị sử dụng có hiệu quả.
- Phó trưởng cơ sở phụ trách đào tạo: có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị quản lý, sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, điện năng phục vụ đào tạo đúng mục đích, hiệu quả cao và tiết kiệm.
- Các trưởng khoa chuyên môn và trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch: làm tham mưu cho Ban lãnh đạo Cơ sở báo cáo với Ban giám hiệu về kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư và quản lý điện năng phục vụ đào tạo. Chỉ đạo CBNV thuộc quyền quản lý cung ứng các loại trang thiết bị, vật tư phục vụ cho đào tạo, đảm bảo về giá, số lượng, chủng loại, chất lượng và kịp thời. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng của các tập thể, cá nhân được giao quản lý.
- Các Trưởng Phòng - Khoa: Chịu trách nhiệm chính trước Ban lãnh đạo Cơ sở và nhà trường về quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, điện năng thuộc phạm vi đơn vị, sử dụng tạo hiệu quả cao và chống lãng phí. Chịu trách nhiệm phân công cụ thể và qui trách nhiệm cho CBGVNV trong đơn vị về quản lý và sử dụng điện, vật tư, tài sản để mọi người thực hiện đúng quyền và trách
nhiệm của mình.
- Đối với CBGVNV được giao tài sản, vật tư trực tiếp quản lý, sử dụng phải chịu trách nhiệm về giữ gìn, bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên đảm bảo sử dụng tốt cho công việc đảm nhận, hư hỏng nhỏ phải tự sửa chữa, mất phải đền.
* Việc sửa chữa trang thiết bị nếu có thay thế phụ tùng, linh kiện mới hoặc các thiết bị có phụ tùng, linh kiện dễ hỏng mà thường xuyên phải thay thì đơn vị quản lý phối hợp với phòng Quản trị lập kế hoạch dự trù báo cáo BGH. Đồ hỏng cần thay thế phải giao lại kho vật tư mới được mua, cấp mới.
* Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản vật tư phải
được tăng cường và được thực hiện nghiêm kiểm tra theo định kỳ, mỗi quí một lần và kiểm tra đột xuất khi thấy cần thiết. Vì vậy các đơn vị cần làm tốt công tác kiểm kê thường .