Định hướng phát triển giáo dục đào tạo ở nước ta đến năm 2020

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 67)

2020

Sự phát triển quy mô giáo dục ở các cấp học, ngành nghề và trình độ đào tạo trong những năm qua đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, nhưng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và còn thấp so với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong giáo dục vẫn chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Trong nhiều năm gần đây, quy mô giáo dục đại học phát triển, số lượng các trường Cao đẳng - Đại học tăng mạnh trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường chưa phát triển đủ để đảm bảo được chất lượng đào tạo của các cơ sở này.

Mục tiêu chiến lược của giáo dục Việt Nam trong thời gian đến đó là phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc,

làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; nền giáo dục này phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý, một mặt chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hội nhập quốc tế, mặt khác tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Chất lượng và hiệu quả giáo dục có thể tiếp cận với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế trong đó nhấn mạnh giáo dục năng lực làm người ở phổ thông; năng lực nghề nghiệp ở giáo dục nghề nghiệp, đại học và giáo dục thường xuyên. huy động, phân bố và sử dụng nguồn lực cho giáo dục, nhằm mục đích vừa đảm bảo đủ nguồn lực, vừa tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực cho phát triển giáo dục.

Với giáo dục nghề nghiệp Sau khi hoàn thành các chương trình học, học sinh có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong học tập và làm việc tương đương với học sinh ở các nước phát triển trong khu vực, có khả năng tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Đến 2020 có trên 95% số học sinh tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc.

Tạo bước đột phá về giáo dục nghề nghiệp để tăng mạnh tỷ lệ lao động qua đào tạo. Vào năm 2020, tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt 60%. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp được tái cấu trúc đảm bảo phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các cấp

học và trình độ đào tạo để đến năm 2020 có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học và có thể tiếp tục học các trình độ cao hơn khi có điều kiện. Đến 2020 có khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Với giáo dục đại học thì mục tiêu đặt ra đó là sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp. Đến năm 2020 có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học hàng đầu trong khối ASEAN, 80% số sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc. Đồng thời, với việc nâng cao chất lượng toàn diện sinh viên diện đại trà, mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng sinh viên tài năng để chuẩn bị đội ngũ nhân lực có trình độ cao, thạo ngoại ngữ, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

3.1.3. Định hướng phát triển trường Đại học Quảng nam trong thời gian đến

Đại học Quảng Nam là một trường đại học đa ngành (sư phạm, công nghệ thông tin, du lịch, ngoại ngữ...), đa hệ (chính quy tập trung, đào tạo từ xa, vừa học vừa làm...) và đa cấp (đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, chứng chỉ...). Ngoài ra trường còn liên kết đào tạo trình độ sau đại học và đại học ở những chuyên ngành cần thiết mà bản thân trường không mở mã ngành. Ngoài nguồn tuyển sinh chính là địa bàn tỉnh Quảng Nam, trường có thể góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho vùng lân cận thuộc Bắc và Nam Trung bộ, thu hút sinh viên từ các tỉnh ven biển Nam Trung bộ

và Tây Nguyên.

Quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo được xác định xuất phát từ nhu cầu thiết yếu về nhân lực chuyên môn, kỹ thuật cho tỉnh Quảng Nam và các địa phương lân cận. Vì vậy, kế hoạch phát triển đào tạo (quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ) được xây dựng trên cơ sở phân tích các dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành, các lĩnh vực hoạt động của các địa phương và nhu cầu học tập của nhân dân.

Trong những năm đến để thực hiện được mục đích, yêu cầu đặt ra, trường Đại học Quảng Nam đã và đang tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trong tâm sau:

Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ có bản lĩnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, tốt về phẩm chất đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp. Phấn đấu từ nay đến năm 2015, sẽ tiếp tục đưa đi đào tạo ít nhất 5 nhiên cứu sinh và 7 cao học mỗi năm. Tiếp tục thu hút SV tốt nghiệp đại học loại giỏi, hoặc có bằng sau đại học về trường, bảo đảm đạt tỉ lệ 20 sinh viên/ giảng viên. Tích cực đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu và xu thế mới của giáo dục đại học.

Công tác tuyển sinh đào tạo phải dựa trên cơ sở nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và khu vực, phù hợp với xu hướng, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Do đó, trước hết là tập trung phát triển các ngành văn hóa, du lịch, tin học. Đẩy mạnh việc liên kết đào tạo với các trường Đại học - Cao đẳng về các ngành nghề mà nhà trường chưa đủ mạnh, ưu tiên mời các chuyên gia và giảng viên có trình độ cao trong và ngoài nước về tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề.

Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại theo phương thức xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư, đáp ứng tốt nhất yêu cầu về nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên và HSSV của

một trường Đại học đa ngành. Tăng cường các điều kiện thực hành tại chỗ, đồng thời liên kết với doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ tạo điều kiện cho HSSV có môi trường để thâm nhập thực tế từ những năm đầu vào trường.

3.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.2.1. Đáp ứng được mục đích, yêu cầu giáo dục của Đảng ta trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước

Mục đích tối thượng giáo dục của Đảng ta là: “Đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam”, tức là giáo dục các em thành những con người phát triển toàn diện, có nhân cách, có lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới.

Khi nói đến nhân cách con người chúng ta thường quan niệm đó là sự thống nhất biện chứng giữa các phẩm chất và năng lực, còn gọi là đức và tài của con người. Sự hài hoà giữa đức và tài là những đặc điểm có ý nghĩa xã hội, có giá trị xã hội của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng…Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”[20]. Bởi vậy, việc tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người và cũng là nhiệm vụ hàng đầu của TN và SV. Có như vậy, chúng ta mới đảm bảo được việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, thực hiện thành công mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010.

Để đạt tới mục tiêu cơ bản đó, Đảng ta chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác- Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học… Đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hoá sự phát triển giáo dục. Đưa giáo dục vào quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương…”[8].

Như vậy, theo Nghị quyết của Đảng, việc tăng cường rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của SV trong nhà trường là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và là mục tiêu cơ bản phải hướng đến hoạt động quản lý và xã hội nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.

3.2.2. Đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đào tạo ở bậc CĐ, ĐH

Mục tiêu của giáo dục đào tạo CĐ, ĐH là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.2.3. Quán triệt được nguyên lý giáo dục

Trong khoản 2, Điều 3, luật giáo dục ghi: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Như thế, nguyên lý giáo dục là nguyên tắc chung, phương pháp tổng quát của hoạt động giáo dục. Người quản lý giáo dục ở tất cả mọi cấp đều phải vận hành hệ thống giáo dục theo nguyên lý giáo dục.

Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, với đường lối “Đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ…” với mục tiêu “Độc lập dân tộc gắn lền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [9], với quan điểm phát triển kinh tế - xã hội lấy con người là trung tâm, con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã

hội, đất nước ta đứng trước đòi hỏi rất cao đối với nguồn nhân lực: đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với SV, cùng với việc trang bị cho họ những kiến thức khoa học hiện đại, cần chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để đạt được mục tiêu đó, nhà trường cần có những biện pháp quản lý giáo dục phù hợp để hướng thế hệ trẻ theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc đã chọn.

3.2.4. Phù hợp với thực tiễn ở trường Đại học Quảng Nam

Trong thời gian từ nay đến năm 2020 và thời gian tiếp theo, một trong các mục tiêu giáo dục CĐ, ĐH nước ta là: Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế-xã hội của thời kỳ CNH-HĐH, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ..”.

Xuất phát từ yêu cầu của xã hội hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo mà trong đó việc quản lý công tác đánh giá rèn luyện cho SV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường Đại học Quảng Nam.

Dự báo đến năm 2020 tổng số SV của trường Đại học Quảng Nam vào khoảng 13.000 SV. Vậy nhu cầu nguồn nhân lực ở đây mang ý nghĩa số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới. Do vậy đòi hỏi trường Đại học Quảng Nam phải có cơ chế quản lý đào tạo mới phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của xã hội hiện nay.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HSSV TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM * Giải pháp 1:

3.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV

đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV

Công tác quản lý HSSV có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý HSSV phải thể hiện được trên các mặt: ý thức, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tác phong sinh hoạt, tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như sự rèn luyện trong học tập và ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Để làm tốt điều đó, công tác quản lý HSSV của nhà trường cần phải quán triệt tốt về tư tưởng, vị trí vai trò của công tác quản lý HSSV cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV, cụ thể:

=> Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý

Thường xuyên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí công tác quản lý HSSV trong quá trình đào tạo tại trường, lấy công tác chỉ đạo, kiểm tra làm thước đo thường xuyên, không khoán trắng cho các bộ phận, định kỳ theo tuần, tháng nghe báo cáo của các bộ phận để nắm tình hình hoạt động và điều chỉnh những vấn đề còn bất cập, kịp thời nhắc nhở, động viên để công tác quản lý HSSV làm tốt hơn.

Xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác quản lý HSSV theo năm học, chỉ đạo các đơn vị phòng, khoa, đoàn thể trong trường phối hợp chặt chẽ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, mọi phương diện để HSSV yên tâm học tập và rèn luyên, quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến HSSV như: vấn đề tư vấn việc làm, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học, thi đua-khen thưởng-kỷ luật..., phối hợp với chính quyền địa phương nơi có HSSV cư trú quan tâm giải quyết các vấn đề về an ninh, trật tự, vấn đề tệ nạn xã hội...

Xây dựng cơ chế phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể nhằm định hướng nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của

HSSV thông qua nhiều kênh thông tin để kịp thời uốn nắn những sai phạm, những tư tưởng lệch lạc. Tích cực tham mưu cho Đảng ủy, Chính quyền nhà trường về phương pháp, biện pháp thiết thực để đáp ứng, giải quyết những nhu cầu chính đáng của HSSV.

=> Đối với cán bộ làm công tác quản lý HSSV

Cán bộ làm công tác quản lý HSSV phải là những người nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm; là những người gần gũi, hiểu HSSV nhất, thường xuyên đi sâu, đi sát nắm bắt tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, diễn biến tư tưởng trong HSSV để kịp thời có biện pháp giáo dục hợp lý. Đặc biệt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 67)