Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 44)

Quảng Nam là một tỉnh trong khu vực Trung Trung Bộ, nằm ven biển miền Trung, diện tích tự nhiên 10.406 km2, tổng số dân khoảng 1.880.000 người, bờ biển dài 130 km, ngư trường lớn với 40.000 km. Có hệ thống cảng Kì Hà, Dung Quất và sân bay Chu Lai được qui hoạch thành khu Kinh tế mở Chu Lai. Có khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và 02 di sản văn hoá thế giới: Mỹ Sơn và Hội An.

Mạng lưới các trường đại học cao đẳng và trung học chuyên nghiệp phát triển nhanh và tương đối đồng bộ. Tính đến năm 2010 Quảng Nam có 03 trường trung cấp, 04 trường cao đẳng , 2 trường đại học, quy mô đào tạo ở các trường ngày càng tăng với nhiều hình thức đa dạng, gắn với nhu cầu thị trường và doanh nghiệp. Đáp ứng nguồn nhân lực cho cả nước nói chung và Quảng Nam nói riêng, góp phần phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trường đại học Quảng Nam

Ngay sau khi chia tách tỉnh (01/01/1997), Quảng Nam trở thành một tỉnh độc lập, lãnh đạo tỉnh đã thấy được sự cần thiết phải có một trường Cao Đẳng Sư Phạm để chủ động đáp ứng nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ các bộ GV cho tỉnh nhà, do đó tháng 04 năm 1997 Sở GD & ĐT Quảng Nam đã lập đề án xây dựng trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Nam.

Tuy nhiên điều kiện CSVC và đội ngũ cán bộ GV của tỉnh nhà chưa thể chuẩn bị được ngay để thành lập một trường Cao Đẳng Sư Phạm . Xuất phát từ những điều kiện trên ngày 03 tháng 09 năm 1997 chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định số 1686/QĐ-UB về việc thành lập trường Trung Học Sư Phạm Quảng Nam.

Tháng 06/1997 dự án xây dựng trường Trung Học Sư Phạm Quảng Nam với quy mô là trường Cao Đẳng Sư Phạm đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt với tổng vốn đầu tư gần 60 tỉ đồng.

Trường Trung Học Sư Phạm Quảng Nam ra đời được xác định là thời kì quá độ, chuẩn bị các điều kiện CSVC và đội ngũ để tiến tới hình thành trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Nam , trong thời gian hình thành và phát triển song song với việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CB-GV đáp ứng một phần nhu cầu cho các trường phổ thông tỉnh nhà, nhà trường luôn chú ý đến việc xây dựng 2 điều kiện thiết yếu để mở rộng và nâng cấp nhà trường đó là:

+ Xây dựng CSVC và trang bị những trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho công tác chuyên môn.

+ Xây dựng đội ngũ CB-GV có đủ trình độ , năng lực đáp ứng được những yêu cầu của nhà trường.

Với sự nổ lực và phấn đấu với tinh thần đoàn kết, vượt khó của toàn thể cán bộ GV-CNV và HS-SV của nhà trường , ngày 14/11/2000 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra quyết định số 4845/QĐ-BGD&ĐT về việc nâng cấp trường Trung Học Sư Phạm Quảng Nam thành trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Nam.

Qua những năm xây dựng và phát triển, trường CĐSP Quảng Nam đã và đang đào tạo gần 4.000 GV các cấp từ Mầm non đến THCS, bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng chuẩn cho hàng nghìn GV các cấp học trên địa bàn. Từ một trường đơn ngành, đến nay theo nhu cầu của xã hội, trường CĐSP Quảng

Nam đã phát triển theo xu hướng đa ngành, cùng với đào tạo GV, trường đang đào tạo 8 ngành ngoài SP. Ngoài ra trường đang liên kết với các trường ĐH Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng để đào tạo 8 chuyên ngành ĐH dưới các loại hình thức.

Hằng năm số lượng thí sinh dự thi vào trường trung bình khoảng 5.000 thí sinh, tỷ lệ dự thi luôn đạt 80% số thí sinh đăng ký và tỷ lệ trúng tuyển 10%. Vì vậy, chất lượng đào tạo của nhà trường không ngừng được nâng cao.

Trường CĐSP Quảng Nam hoạt động và phát triển khá tốt, đã xác lập được nề nếp ổn định trong tổ chức, quản lý và hoạt động cũng như các mối quan hệ trong và ngoài tỉnh. Chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường bước đầu được xác lập và có uy tín tại địa phương.

Tháng 6 năm 2007 Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định thành lập Trường Đại học Quảng Nam trên cơ sở Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Nam, Trường đóng tại Thành Phố Tam Kì tỉnh Quảng Nam. Trường Đại học Quảng Nam được thành lập để thực hiện nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho toàn tỉnh cũng như trên cả nước.

Trường ĐH Quảng Nam toạ lạc trên diện tích 7 ha với 02 khu giảng đường 70 phòng học có khả năng đáp ứng 2.800 Học sinh- Sinh viên/1ca / 1ngày, 01 khu hiệu bộ rộng 2.754m2 phục vụ cho công tác hành chính và làm việc, Trường có khu kí túc xá có thể đáp ứng nhu cầu cho hơn 2000 sinh viên, 01 nhà thi đấu đa năng, 01 khu hỗ trợ học tập (KLF) diện tích 1.955m2 với đầy đủ trang thiết bị phục vụ dạy học như máy vi tính, giáo trình, thư viện điện tử, phòng tự học dành cho sinh viên …

Trường ĐH Quảng Nam là trung tâm văn hoá, khoa học và kĩ thuật của tỉnh Quảng Nam và của ngành GD-ĐT tỉnh Quảng Nam. Chức năng và nhiệm vụ của trường là đào tạo, bồi dưỡng để trở thành những những cán bộ có trình độ, kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu xã hội. Ngoài ra, trường có nhiệm vụ bồi

dưỡng cán bộ quản lí và nhân viên nghiệp vụ giáo dục các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở, liên kết với các trường ĐH đào tạo giáo viên có trình độ cao hơn.

Từ ngày thành lập đến nay, trường đã thực hiện việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng các đối tượng đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người học và tăng qui mô phát triển của nhà trường. Các hình thức đào tạo chính qui, không chính qui phát triển đồng bộ. Hiện nay, trường đã được Bộ GD & ĐT cho phép đào tạo 10 mã nghành hệ ĐH, 25 mã ngành hệ CĐ và 28 mã ngành hệ Trung cấp. Chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm đều tăng, lưu lượng học sinh, sinh viên hệ chính qui đạt trên 5000 người và không chính qui đạt trên 1.000 người mỗi năm. Tỉ lệ tốt nghiệp hằng năm đạt từ 96 - 98% trong đó khá giỏi đạt 35,8%.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trường Đại Học Quảng Nam

Chức năng:

Trường ĐH Quảng Nam là trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường hoạt động theo qui định của Luật Giáo Dục, Điều lệ Trường Cao đẳng - Đại học và các qui định khác của pháp luật có liên quan.

Trường là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo qui định của pháp luật.

Nhiệm vụ:

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, trang bị cho người học năng lực chuyên môn tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu giảng dạy đối với ngành nghề được phép đào tạo;

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.

Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng, qui mô và trình độ đào tạo theo qui định của pháp luật;

Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo qui định của pháp luật.

Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội.

Thực hiện dân chủ công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học, và hoạt động tài chính.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.

Tổ chức Bộ máy (tính đến 20/08/2010)

Tổng số CBGVNV: 245 người, trong đó: Tiến sỹ 4.3%, Thạc sỹ chiếm 59,8%; Đại học chiếm 51,7%; Cao đẳng chiếm 5,5%;

 Ban giám hiệu: 03 người – 01 Hiệu trưởng và 02 phó Hiệu trưởng  Các phòng ban, khoa chuyên môn và trung tâm, gồm:

+ Phòng Đào tạo: 10 người

+ Phòng Công tác HSSV: 7 người

+ Phòng Nghiên cứu khoa học: 07 người + Phòng Tổ chức - Hành chính: 12 người + Phòng Tài chính - Kế hoạch: 7 người + Phòng Quản trị: 8 người

+ Trung tâm học liệu: 16 người

+ Trung tâm phục vụ sinh viên: 07 người + Ban Quản lý dự án: 05 người

 Các Khoa chuyên môn, gồm: + Khoa Tự nhiên: 13 giáo viên + Khoa Xã hội: 14 giáo viên + Khoa Ngoại ngữ: 23 giáo viên + Khoa Toán tin: 16 giáo viên

+ Khoa Văn hóa - Du lịch: 25 giáo viên + Khoa Kinh tế - Kỹ thuật: 15 giáo viên + Khoa Sư phạm: 22 giáo viên

- Tổ Lý luận chính trị: 8 giáo viên - Tổ GDTC - QP: 11 giáo viên

Về tổ chức, ngoài Hiệu trưởng phụ trách chung còn có 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Hành chính quản trị và 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Đào tạo và Nghiên cứu khoa học. Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học và Khoa chuyên môn là cơ quan chuyên trách, giúp Hiệu trưởng quản lí và giám sát nội dung, chương trình, kế hoạch tuyển sinh và đào tạo; quản lí công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên và quản lí quá trình và kết quả học tập của sinh viên.

Các nhiệm vụ của phòng, khoa chuyên môn thực hiện theo Điều lệ trường CĐ - ĐH và qui chế tổ chức, hoạt động trường CĐ - ĐH.

Cơ cấu tổ chức bộ máy được thể hiện theo sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy của nhà trường.

2.1.4. Cơ sở vật chất

* Các công trình cơ bản

Bảng 1: Thống kê công trình hiện có

Stt Hạng mục tầngSố Diện tích sàn (m2) Ghi chú

1 Giảng đường 200 chổ(khu G) 2 725 2 Giảng đường 500 chổ(khu G1) 2 1025

3 Ký túc xá số 1(khu C) 4 2452 4 Ký túc xá số 2(khu C) 4 2452 5 Ký túc xá số 3(khu C) 4 2452 6 Ký túc xá số 3(khu C) 4 2452 7 Ký túc xá số 4(khu C) 4 2452 8 Nhà đa năng(khu D) 1 1344 9 Nhà hiệu bộ(khu B) 4 2550 10 Nhà học chính số 2 3 3277 11 Nhà học chính số 1 5 5982 12 Nhà hỗ trợ học tập(khu E) 2 1974 13 Nhà xưởng thực hành 1 241 14 Trạm xử lý nước-nhà để xe 1 228 15 Văn phòng giao dịch 1 101 TC Tổng cộng DT hiện có 24803

(Nguồn phòng Quản trị trườngĐH Quảng Nam

Trang thiết bị dạy học

Với phong cách làm việc công nghiệp và hiện đại, nhà trường đã áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý và đào tạo:

Trang Web của nhà trường là cổng thông tin giới thiệu về các hoạt động của nhà trường, là nôi thông báo những chủ trương, chính sách, kế hoạch hoạt động, là nơi HSSV và phụ huynh nắm bắt tình hình học tập của con cái và trao đổi trực tiếp với nhà trường những ý kiến để xuất.

Phần mềm quản lý đào tạo EDU: là công cụ hiện đại và hữu hiệu để giảng viên, CBQL cập nhật các thông tin về HSSV, về chường trình, thời khóa biểu, quản lý nền nếp và điểm số của từng HSSV; theo đócác hoạt động

của nhà trường đều quản lý trên mạng như thu học phí, báo giảng, vào điểm,... Các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập đã được trang bị: gần 350 máy tính phục vụ cho học tập và làm việc; hơn 30 máy chiếu Projec phục vụ cho giảng dạy; các phòng học lớn đều được trang bị cố định hệ thống máy chiếu, âm ly, loa; khu nhà học số 2 đã đưa vào sử dụng và khai thác với các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác dạy và học.

* Khuôn viên trường đã và đang được cải tạo, tăng cường thảm cỏ, cây

xanh tạo môi trường xanh – sạch – đẹp và rất thân thiện với mọi người.

Hệ thống đường nội bộ, hệ thống chiếu sáng công cộng đã và đang xây dựng, đường điện nội bộ theo đúng các qui định theo tiêu chuẩn hiện đại; Hệ thống nước sạch, bồn chứa, bể chứa phục vụ sinh hoạt cho HSSV và các hoạt động khác đã và đang được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện tốt nhất cho đào tạo và sinh hoạt của HSSV.

Nhà trường đã xây dựng một dây chuyền xử lý nước uống tinh khiết hiện đại phục vụ CBGV và HSSV 24/24 giờ.

Đã lắp đặt hệ thống mạng không dây Wifi phục vụ cho GV và HSSV trong khuôn viên của cơ sở.

2.1.5. Ngành nghề, hình thức và quy mô đào tạo nghề

o Ngành nghề đào tạo

Nhóm ngành thuộc hệ sư phạm, gồm:

+ Sư phạm Âm nhạc + Sư phạm Hóa-Sinh

+ Sư phạm Lý-Kỹ thuật công nghiệp + Sư phạm Mỹ thuật

+ Sư phạm Nhạc-Đoàn đội + Sư phạm Toán

+ Sư phạm Văn-Giáo dục công dân + Sư phạm Giáo dục thể chất

+ Sư phạm Âm nhạc + Giáo dục thể chất-Sinh

+ Sư phạm Công nghiệp-Công nghệ + Sư phạm Địa-Sử

+ Sư phạm Vật Lý

+ Sư phạm Sinh-Giáo dục thể chất + Sư phạm Sử-Địa

Nhóm ngành ngoài hệ Sư phạm, gồm:

+ Công nghệ thông tin + Kế toán

+ Tiếng Anh + Việt Nam học + Cụng tác xã hội + Quản trị kinh doanh + Tài chính - Ngân hàng + Kế toán doanh nghiệp + Quản trị du lịch

+ Điện cụng nghiệp và dân dụng + Kỹ thuật chế biến món ăn + Kỹ thuật điện tử + Kế toán-Tin + Lưu trữ + Nghiệp vụ lữ hành + Nghiệp vụ lễ tân + Nghiệp vụ nhà hàng

+ Pháp lý + Văn thư + Tin học + Thư viện

+ Quản trị nhà hàng

Hình thức và thời gian đào tạo

• Hệ Đại học: Thời gian đào tạo 4 năm

• Hệ Cao đẳng: Thời gian đào tạo 3 năm

• Hệ Trung cấp: Thời gian đào tạo 2 năm

Quy mô đào tạo

Nhà trường ngày càng mở rộng về chất lượng cũng như về quy mô đào tạo, thể hiện ở chổ ngày càng có nhiều mã nghành được mở , số lượng HSSV ngày càng tăng. Quy mô đào tạo đến năm 2010 là 6.500 HSSV, dự kiến đến 2015 là 10.000 HSSV, tầm nhìn đến 2020 là trên 15.000 HSSV.

Bảng 2. Nghành ngề đào tạo và qui mô HSSV từ năm 2008 đến 2010

Stt Trình độ/

ngành nghề Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2007 chuyển sang Tuyển mới nghiệpTốt Qui mô bình quân 2008 chuyển sang Tuyển mới nghiệpTốt Qui mô bình quân 2009 chuyển sang Tuyển mới nghiệpTốt Qui mô bình quân I. Đại học 400 500 - 800 789 600 - 1300 1250 700 400 1700 1. Công nghệ thông tin - - 100 150 250 2. Giáo dục Tiểu học 156 180 - 201 336 180 - 381 616 180 156 623 3. Kế toán 45 30 - 71 07 30 - 190 190 30 30 160 4. Quản trị kinh doanh 98 100 - 123 198 80 - 218 278 80 98 273 5. Sư phạm Vật Lý 32 40 - 42 72 40 - 82 112 40 32 114 6. Sinh-Kỹ thuật nông nghiệp - 60 - 15 60 80 - 80 140 80 - 160

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w