Tăng cường công tác quản lý đào tạo thông qua các hoạt động Dạy-Học-

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 79 - 81)

Dạy - Học - Kiểm tra và đánh giá

Đứng trước những yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội đang trở thành vấn đề quan trọng và cấp bách. Đây cũng là mục tiêu chính của nhà trường là tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Để nâng cao chất lượng đào tạo tạo tính tích cực, chủ động học tập cho HSSV, nhà trường cần triển khai và thực hiện một số nội dung sau:

- Đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo, nhà trường phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, từ đó đặt ra yêu cầu về trình độ đầu vào, trình độ đầu ra đối với từng chuyên ngành, thời gian đào tạo tương ứng, sát với yêu cầu sản xuất thực tiễn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành của địa phương, của xã hội.

- Đổi mới công tác quản lý kế hoạch, nội dung chương trình dạy học, thực hiện nghiêm túc và phù hợp hoạt động dạy học trong toàn trường; xây

dựng và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo quan điểm liên thông giữa các cấp học trên cơ sở chuẩn hóa về kiến thức kỹ năng và thái độ. Phải kết hợp được giữa lý luận và thực tiễn.

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học. Phương pháp giáo dục phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng thực hành và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc. Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng và là điều kiện không thể thiếu được của quá trình dạy-học. Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng mềm dẻo, linh hoạt. Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: Trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khuyến khích tự học tập, rèn luyện để tích lũy kiến thức cho bản thân.

- Đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học của giáo viên. Đôn đốc kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạy môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên; quản lý hoạt động dạy của giáo viên bao gồm quản lý việc thực hiện giờ lên lớp, quản lý hoạt động chuyên môn và quản lý sinh hoạt chuyên môn.

- Đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị. Cần sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài liệu giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường đầu tư các trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện; phối hợp chặt chẽ việc thực tập của HSSV với các đơn vị thực tập.

- Đổi mới công tác quản lý việc học tập, rèn luyện của HSSV. Quản lý học tập và rèn luyện của HSSV làm cho HSSV hăng hái tích cực, có thái độ, động cơ đúng đắn trong học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập không thể tách rời với công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả. Việc đánh giá kiến thức chuyên môn, quá trình rèn luyện luôn có tác dụng tốt cho HSSV phấn đấu trong quá trình học tập tại trường.

* Giải pháp 6:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 79 - 81)