Tăng cường vai trò giáo dục của Đoàn trường và Hội Sinh viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 85)

viên

Người bạn đồng hành với HSSV trong quá trình học tập và hoạt động phong trào đó là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên. Đây là nơi HSSV được trau dồi rèn luyện về phẩm chất, tư tưởng, lập trường, ý thức cộng đồng... đặc biệt trong việc hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn cũng như tìm

kiếm việc làm sau này. Ngoài ra, Đoàn và Hội còn là những người bạn tin cậy cho ĐVTN chia sẻ tình cảm, tâm tư, nguyện vọng, nơi bảo vệ quyền lợi cho ĐVTN. Vì vậy, Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên tăng cường:

o Đồng hành cùng HSSV trong rèn luyện đạo đức, tác phong

Tập trung triển khai thực hiện sáng tạo cuộc vận động Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác; giáo dục truyền thống, văn hoá hình thành phong cách người HSSV Việt Nam; bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho HSSV về các giá trị truyền thống, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV, chú trọng định hướng giá trị về học tập, về lối sống, về mối quan hệ cư xử giữa tình bạn, tình yêu; đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống thông qua các diễn đàn sống đẹp, sinh hoạt văn hoá; tổ chức cho HSSV cam kết không vi phạm quy chế học tập và thi cử; thường xuyên thực hiện tốt “kỳ thi nghiêm túc, chất lượng”.

o Đồng hành với HSSV trong học tập, sáng tạo

Tổ chức các hoạt động, các câu lạc bộ học thuật tạo môi trường giúp HSSV học tập nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh công tác tự học, nghiên cứu khoa học; đa dạng hoá các hình thức trao đổi phương pháp học tập tốt giữa các nhóm, các câu lạc bộ, giữa các ngành học; Vận động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm xây dựng các quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên vượt khó, quỹ nghiên cứu khoa học; Biểu dương, tôn vinh kịp thời những sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, gắn với danh hiệu sinh viên 5 tốt; (đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt); tôn vinh gương sinh viên đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

o Đồng hành với HSSV trong tư vấn, hỗ trợ

Thường xuyên cung cấp thông tin, hướng dẫn, định hướng HSSV tìm kiếm, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên phục vụ học tập thông qua truy

cập Internet; Tổ chức các giải thể thao định kỳ, nhằm thu hút HSSV tham gia tập luyện, thi đấu, rèn luyện sức khoẻ; Tổ chức tuyên truyền, tư vấn những vấn đề tâm lý, sức khoẻ, giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình, về nghề nghiệp, việc làm cho HSSV; Phát huy vai trò của Đoàn, Hội sinh viên bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của sinh viên trong các Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, xếp loại rèn luyện HSSV.

o Đồng hành với HSSV trong xung kích, tình nguyện

Tiếp tục triển khai phong trào HSSV tình nguyện theo hướng mạnh mẽ, thường xuyên, chuyên nghiệp và chuyên môn, trong đó chú trọng mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, tăng cường các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường: Tổ chức thường xuyên các hoạt động chăm sóc, bảo vệ môi trường sinh thái nhà trường, lớp học, ký túc xá xanh, sạch, đẹp với các công trình thanh niên về cây xanh, giảng đường văn minh, nhà trọ văn hoá; tổ chức các hoạt động ra quân giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu giảng đường nhà trọ và các khu vực trọng điểm ô nhiễm môi trường tại địa phương; tổ chức các hoạt động tình nguyện phát huy tri thức của sinh viên giải quyết các vấn đề khó khăn của cộng đồng; tổ chức các đội HSSV tình nguyện theo chuyên môn, chuyên ngành tham gia phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; phát triển mạnh mẽ mô hình HSSV tình nguyện hoạt động thường xuyên tại chỗ; tổ chức các đội HSSV tình nguyện tham gia giải quyết những vấn đề “nóng”, đột xuất của cộng đồng, như: đảm bảo an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, phòng chống dịch bệnh...

3.4. Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đổi mới công tác quản lý HSSV

3.4.1. Khái quát về việc đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Trên cơ sở tìm hiểu ý kiến của các cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV của nhà trường về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất nhằm quản lý HSSV được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Nội dung và phương pháp đánh giá:

Sử dụng bảng hỏi để điều tra với các đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV nhà trường. Phương pháp thông qua các đơn vị phòng khoa có gửi kèm văn bản đánh giá về thực trạng quản lý HSSV nhà trường và các biện pháp quản lý HSSV, đề nghị các đối tượng đánh giá các biện pháp có ý nghĩa như thế nào (cần thiết hay không cần thiết và có khả thi không). Để đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp, tác giả hướng dẫn các đối tượng tham gia trả lời phiếu điều tra nghiên cứu các biện pháp theo những tiêu chí sau:

+ Biện pháp có hiệu lực không? Biện pháp hiệu lực là biện pháp giải quyết được các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý HSSV hiện nay của nhà trường. Các đối tượng tham gia đánh giá, đối chiếu các biện pháp được đề xuất với các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý HSSV để tự xác định các biện pháp được đề xuất có giải quyết được những tồn tại đó không.

+ Biện pháp có hiệu quả không? Biện pháp có hiệu quả là biện pháp cho phép giải quyết được những vấn đề đặt ra nhưng không làm phát sinh những vấn đề mới, đặc biệt là những vấn đề lại phức tạp hơn so với vấn đề cần giải quyết.

Các đối tượng tham gia đánh giá sẽ thiết lập mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất với vấn đề cần giải quyết (những tồn tại trong công tác quản lý HSSV của nhà trường) và đưa ra kết luận: nếu các biện pháp này giải quyết được những tồn tại hiện nay thì có làm phát sinh những vấn đề mới trong công tác quản lý HSSV mà tính phức tạp của nó nhiều hơn so với các

vấn đề hiện có không? Liệu có phát sinh những vấn đề thuộc các lĩnh vực khác khiến cho công tác quản lý HSSV của nhà trường thêm khó khăn không?

- Để đánh giá tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp và đề nghị các đối tượng tham gia đánh giá xem xét những yếu tố nào có ảnh hưởng quá lớn đến từng biện pháp do tác giả đề xuất. Trong trường hợp có hơn 50% số yếu tố không đáp ứng được biện pháp thì biện pháp đó được coi là không khả thi. Biện pháp khả thi cao là những biện pháp thoả mãn từ 75% đến 100% các yếu tố.

Phiếu điều tra được thực hiện với 100 người, trong đó: Cán bộ và Giảng viên: 50 người; HSSV: 50 người

3.4.2. Kết quả điều tra

Tổng hợp kết quả khảo sát, đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đưa ra được thể hiện qua Bảng 4 dưới đây:

Stt Mục Tỷ lệ %

Các giải pháp CBQL, GV HSSV

Mức độ cần thiết và khả thi Mức độ cần thiết và khả thi

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV

89 11 0 91 10 0 84 16 0 81 19 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Hoàn thiện phần mềm quản lý HSSV 76 14 10 73 14 13 75 14 11 74 18 8

3 Tăng cường công tác giáo dục chính

trị, tư tưởng cho HSSV 91 9 0 92 7 0 92 8 0 95 5 0

4 Tăng cường công tác quản lý HSSV

ở cấp khoa và giáo viên bộ môn 89 11 0 85 15 0 90 10 0 89 11 0

5

Tăng cường công tác quản lý đào tạo thông qua các hoạt động Dạy-Học- Kiểm tra và đánh giá

100 0 0 98 2 0 100 0 0 97 3 0

6 Đổi mới công tác quản lý HSSV nội

trú 78 22 0 82 18 0 77 23 0 81 19 0

7 Tăng cường công tác quản lý HSSV

ngoại trú 79 15 6 81 15 4 75 22 3 77 17 6

8

Tăng cường công tác quản lý HSSV thông qua việc đảm bảo quyền lợi, chế độ chính sách

88 9 3 84 16 0 85 15 0 86 14 0

9

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,

Nhận xét:

Xem xét và đối chiếu về mức độ cần thiết và tính khả thi thì các giải pháp trên đều tác động qua lại lẫn nhau, kết hợp với nhau và có mối quan hệ khăng khít. Kết quả của giải pháp này là tiền đề cho giải pháp tiếp theo với một trình tự nhất quán.

- Các biện pháp tác giả đề xuất được đa số CBQL, GV, HSSV của trường Đại học Quảng nam đánh giá cao và cho thấy các giải pháp đề xuất trong việc nâng cao chất lượng quản lý HSSV nêu ra là cần thiết và có tính khả thi cao.

- Trong các biện pháp đề xuất tỷ lệ giải pháp tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV là cao đạt 87% rất cần thiết biểu hiện sự nhận thức về công tác quản lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo tại trường.

- So sánh mức độ cần thiết ở 2 nhóm CBQL, GV và HSSV thì tỷ lệ cao ở từng giải pháp tương đối trùng hợp 80% trở lên như: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho HSSV; Tăng cường nhận thức trong giảng viên, giáo viên về công tác quản lý HSSV; Tăng cường công tác quản lý đào tạo thông qua các hoạt động Dạy - Học - Kiểm tra và đánh giá; Tăng cường công tác quản lý HSSV thông qua việc đảm bảo quyền lợi, chế độ chính sách; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho Dạy và Học; Tăng cường vai trò giáo dục của Đoàn trường và Hội Sinh viên, qua đó nói lên tính cần thiết không những người dạy, người quản lý mà còn cả người học cũng rất mong mỏi.

- Về mức độ khả thi của các giải pháp cũng được các ý kiến đồng tình đánh giá cao và cho đó là những giải pháp cần phải đẩy mạnh trong thời gian tới. Tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV đối

với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV, 90% rất khả thi. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho HSSV 93% rất khả thi; Tăng cường công tác quản lý đào tạo thông qua các hoạt động Dạy - Học - Kiểm tra và đánh giá 97% rất khả thi...

Tóm lại, các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV của trường ĐH Quảng nam mà tác giả đề xuất và được các ý kiến của CBQL, GV, HSSV cho ý kiến đánh giá và cho rằng các giải pháp nêu trên đều có tính cần thiết và có khả năng thực hiện, các giải pháp đề xuất có tính thuyết phục, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, phù hợp với nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ công tác kiểm định chất lượng, trong đó có tiêu chí về công tác quản lý nói chung của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận

Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của chúng tôi về các biện pháp quản lý HSSV ở Trường Đại học Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- HSSV học tại Trường Đại học Quảng Nam chủ yếu đến từ các huyện thị trong tỉnh với độ tuổi 19 đến 25, độ tuổi sung sức, có nhiều ước mơ, hoài bão, hiền lành, chịu khó vì đa số xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế lớn là mặt bằng trình độ văn hóa thấp, không đều, kiến thức phổ thông kém.

- Về tính chất công việc quản lý HSSV đây là công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Hiện tại nhà trường đang gặp những khó khăn, thách thức là nhu cầu người học ngày càng cao trong khi đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy không thể một sớm một chiều đáp ứng được. Lưu lượng HSSV tăng cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc tăng và mức độ phức tạp trong mối quan hệ giữa HSSV với môi trường xã hội cũng tăng, đặt ra cho công tác quản lý HSSV nhiều vấn đề cần giải quyết.

- Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, có lòng yêu nước nồng nàn, giàu lòng nhân ái, có lý tưởng và nhiệt tình cách mạng, có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực lao động sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy trong quá trình đào tạo tại trường nhà trường rất quan tâm đến chất lượng đào tạo, ý thức, tác phong công nghiệp của HSSV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ sự phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản lý HSSV của trường, chúng tôi đề xuất được một số giải pháp có tính cần thiết và khả thi

nhằm thực hiện công tác quản lý HSSV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.Tuy nhiên, với thời gian hạn hẹp, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế và vì các lý do khách quan, chủ quan khác nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đó là:

Kết quả đánh giá thực trạng chưa sâu, chưa đề cập hết các khía cạnh của HSSV, việc khảo sát còn nằm trong phạm vi hẹp nên việc áp dụng rộng rãi đề tài nghiên cứu sẽ có những hạn chế nhất định, trong quá trình phát triển cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung.

Những hạn chế trên chúng tôi hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện có hiệu quả trong việc quản lý HSSV của nhà trường đạt kết quả tốt góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

B. Kiến nghị

1/ Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, cần quan tâm nhiều hơn về

trang bị cơ sở vật chất, phần mềm quản lý cho phòng công tác quản lý HSSV; có chế độ cho bộ phận quản lý học sinh sinh viên ở các khoa.

2/ Hoàn thiện quy chế quản lý HSSV nội trú, ngoại trú; quy chế đánh

giá kết quả rèn luyện của HSSV.

3/ Tăng cường công tác phối hợp trong và ngoài giữa các tổ chức, đơn

vị phòng khoa trong trường và các tổ chức, đơn vị trên địa bàn để làm tốt công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú.

4/ Nhà trường tổ chức cho cán bộ phòng công tác quản lý HSSV được

giao lưu trao đổi về công tác quản lý HSSV giữa các trường Cao đẳng, đại học trong cả nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Hà Nội, 1997.

[2] Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020, NXB Giáo dục. [3] Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII.

[4] Đảng Cộng Sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 (khóa VIII), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

[5] Đảng CSVN, Báo cáo chính trị tại Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 85)