Các nguyên tắc đề xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 71)

3.2.1. Đáp ứng được mục đích, yêu cầu giáo dục của Đảng ta trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước

Mục đích tối thượng giáo dục của Đảng ta là: “Đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam”, tức là giáo dục các em thành những con người phát triển toàn diện, có nhân cách, có lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới.

Khi nói đến nhân cách con người chúng ta thường quan niệm đó là sự thống nhất biện chứng giữa các phẩm chất và năng lực, còn gọi là đức và tài của con người. Sự hài hoà giữa đức và tài là những đặc điểm có ý nghĩa xã hội, có giá trị xã hội của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng…Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”[20]. Bởi vậy, việc tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người và cũng là nhiệm vụ hàng đầu của TN và SV. Có như vậy, chúng ta mới đảm bảo được việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, thực hiện thành công mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010.

Để đạt tới mục tiêu cơ bản đó, Đảng ta chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác- Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học… Đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hoá sự phát triển giáo dục. Đưa giáo dục vào quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương…”[8].

Như vậy, theo Nghị quyết của Đảng, việc tăng cường rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của SV trong nhà trường là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và là mục tiêu cơ bản phải hướng đến hoạt động quản lý và xã hội nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.

3.2.2. Đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đào tạo ở bậc CĐ, ĐH

Mục tiêu của giáo dục đào tạo CĐ, ĐH là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.2.3. Quán triệt được nguyên lý giáo dục

Trong khoản 2, Điều 3, luật giáo dục ghi: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Như thế, nguyên lý giáo dục là nguyên tắc chung, phương pháp tổng quát của hoạt động giáo dục. Người quản lý giáo dục ở tất cả mọi cấp đều phải vận hành hệ thống giáo dục theo nguyên lý giáo dục.

Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, với đường lối “Đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ…” với mục tiêu “Độc lập dân tộc gắn lền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [9], với quan điểm phát triển kinh tế - xã hội lấy con người là trung tâm, con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã

hội, đất nước ta đứng trước đòi hỏi rất cao đối với nguồn nhân lực: đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Đối với SV, cùng với việc trang bị cho họ những kiến thức khoa học hiện đại, cần chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để đạt được mục tiêu đó, nhà trường cần có những biện pháp quản lý giáo dục phù hợp để hướng thế hệ trẻ theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc đã chọn.

3.2.4. Phù hợp với thực tiễn ở trường Đại học Quảng Nam

Trong thời gian từ nay đến năm 2020 và thời gian tiếp theo, một trong các mục tiêu giáo dục CĐ, ĐH nước ta là: Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế-xã hội của thời kỳ CNH-HĐH, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ..”.

Xuất phát từ yêu cầu của xã hội hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo mà trong đó việc quản lý công tác đánh giá rèn luyện cho SV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường Đại học Quảng Nam.

Dự báo đến năm 2020 tổng số SV của trường Đại học Quảng Nam vào khoảng 13.000 SV. Vậy nhu cầu nguồn nhân lực ở đây mang ý nghĩa số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới. Do vậy đòi hỏi trường Đại học Quảng Nam phải có cơ chế quản lý đào tạo mới phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của xã hội hiện nay.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HSSV TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM * Giải pháp 1:

3.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV

đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV

Công tác quản lý HSSV có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý HSSV phải thể hiện được trên các mặt: ý thức, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tác phong sinh hoạt, tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như sự rèn luyện trong học tập và ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Để làm tốt điều đó, công tác quản lý HSSV của nhà trường cần phải quán triệt tốt về tư tưởng, vị trí vai trò của công tác quản lý HSSV cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV, cụ thể:

=> Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý

Thường xuyên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí công tác quản lý HSSV trong quá trình đào tạo tại trường, lấy công tác chỉ đạo, kiểm tra làm thước đo thường xuyên, không khoán trắng cho các bộ phận, định kỳ theo tuần, tháng nghe báo cáo của các bộ phận để nắm tình hình hoạt động và điều chỉnh những vấn đề còn bất cập, kịp thời nhắc nhở, động viên để công tác quản lý HSSV làm tốt hơn.

Xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác quản lý HSSV theo năm học, chỉ đạo các đơn vị phòng, khoa, đoàn thể trong trường phối hợp chặt chẽ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, mọi phương diện để HSSV yên tâm học tập và rèn luyên, quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến HSSV như: vấn đề tư vấn việc làm, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học, thi đua-khen thưởng-kỷ luật..., phối hợp với chính quyền địa phương nơi có HSSV cư trú quan tâm giải quyết các vấn đề về an ninh, trật tự, vấn đề tệ nạn xã hội...

Xây dựng cơ chế phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể nhằm định hướng nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của

HSSV thông qua nhiều kênh thông tin để kịp thời uốn nắn những sai phạm, những tư tưởng lệch lạc. Tích cực tham mưu cho Đảng ủy, Chính quyền nhà trường về phương pháp, biện pháp thiết thực để đáp ứng, giải quyết những nhu cầu chính đáng của HSSV.

=> Đối với cán bộ làm công tác quản lý HSSV

Cán bộ làm công tác quản lý HSSV phải là những người nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm; là những người gần gũi, hiểu HSSV nhất, thường xuyên đi sâu, đi sát nắm bắt tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, diễn biến tư tưởng trong HSSV để kịp thời có biện pháp giáo dục hợp lý. Đặc biệt phải luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV để từ đó nêu cao ý thức tự giác trong học tập, chấp hành tốt kỷ luật của nhà trường và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong HSSV.

Không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, công tác tổ chức chức, hành chính, các văn bản, nội quy, quy chế về công tác quản lý HSSV nhằm tăng cường công tác quản lý; cải tiến, đổi mới cách thức quản lý theo hướng nêu cao ý thức tự giác, tự chủ của HSSV, phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quản lý HSSV, phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm các lớp trong đào tạo, giáo dục HSSV, mở rộng thành phần giao ban công tác HSSV đến các giáo viên chủ nhiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong HSSV nhằm nâng cao nhận thức về thời cơ và thách thức trong thời kỳ mới, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của HSSV về vị trí, vai trò và những cống hiến của HSSV nói riêng và của lớp trẻ nói chung trong sự phát triển của nhà trường từ đó nâng cao ý thức tự giác học tập và rèn luyện.

=> Đối với nhà trường

Cụ thể hóa quy chế về công tác HSSV, quy chế về công tác HSSV nội trú trên cơ sở Quy chế HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo thành quy chế phù

hợp với đặc điểm HSSV của nhà trường. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản có tính pháp quy, quy định rõ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác giữa chuyên viên phòng công tác HSSV với bộ phận quản sinh ở các khoa chuyên môn. Xây dựng quy chế làm việc, cơ chế điều hành cán bộ giữa phòng công tác HSSV và Trưởng các khoa.

Định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo, sơ kết, giao ban cụm về công tác quản lý HSSV để rút kinh nghiệm, đồng thời trao đổi các hình thức, phương pháp quản lý đạt kết quả hơn; Xây dựng nhận thức đúng từ cấp trên xuống cấp dưới, từ Đảng ủy đến các chi bộ, từ Ban lãnh đạo đến các đơn vị phòng, khoa về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý HSSV từ đó xây dựng hoàn chỉnh bộ máy tổ chức, cơ cấu, bố trí đội ngũ cán bộ trợ lý quản lý HSSV thực sự có năng lực và nhiệt tình với công việc.

Trang bị cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác quản lý HSSV ở các khoa như: phòng làm việc, các trang thiết bị hỗ trợ... tăng cường ứng dụng hiệu quả phần mềm quản lý HSSV.

* Giải pháp 2:

3.3.2. Hoàn thiện phần mềm quản lý HSSV

- Khâu xét tuyển ban đầu cần thiết phải quan tâm đến hạnh kiểm, đạo đức và học lực các môn học của các em trong học bạ. Vì, những yếu tố này góp phần quyết định đến chất lượng đào tạo cũng như quá trình quản lý HSSV trong quá trình đào tạo tại trường.

- Việc tiếp đón HSSV nhập trường phải đồng bộ, nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình.

- Phối hợp với phòng Đào tạo, các khoa chuyên môn phân lớp, phân công giáo viên chủ nhiệm, bầu cán sự lớp, bí thư chi đoàn lâm thời. Thực hiện “Tuần sinh hoạt công dân HSSV” theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý HSSV đầu khóa theo kế hoạch và tổ chức các biện pháp thực hiện ngay từ đầu năm học: Tổ chức khám sức khỏe; đăng ký bảo hiểm y tế; thực hiện tốt về chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.

- Trên cơ sở Quy chế HSSV do Bộ GD&ĐT ban hành năm 1993 và Quy chế công tác HSSV nội trú ban hành năm 1997; cùng với các quy chế về học tập, rèn luyện, các văn bản và chính sách của Đảng và Nhà nước về Giáo dục đào tạo, nhà trường cần chỉ đạo phòng công tác HSSV tập hợp, nghiên cứu, biên soạn, cụ thể hóa các văn bản, quy chế của Bộ, ngành thành quy chế phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Các văn bản trước khi ban hành cần kiểm chứng tính sát thực, tính phù hợp và khả thi thông qua việc trưng cầu ý kiến của cán bộ, giáo viên và HSSV.

- Sử dụng phần mềm, thiết bị đọc mã vạch về quản lý hồ sơ HSSV ở nội trú, ngoại trú, khen thưởng, kỷ luật; lập các website để nghe sự phản hồi của HSSV trong quá trình đào tạo tại trường.

* Giải pháp 3:

3.3.3. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho HSSV

Để thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV cần có các biện pháp như xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng theo kỳ, năm học gắn với việc xây dựng kế hoạch, thời gian, nội dung, phương pháp học tập. Tùy vào từng đối tượng mà xây dựng giáo dục cho phù hợp. Chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho HSSV, cụ thể phối hợp với các tổ chức trong trường thực hiện:

- Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền phổ biến Luật Thanh niên.

- Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chú trọng đến việc làm theo với các nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng HSSV.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức công dân, tình yêu nghề nghiệp, lòng tự hào về truyền thống của trường thông quan các hoạt động Dạy – Học. Tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt công dân HSSV” đầu khóa, cuối khóa; tổ chức tốt các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, lô đề trong HSSV; xây dựng tiêu chí đánh giá về đạo đức, tác phong của HSSV.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tinh thần cảnh giác cách mạng phòng chống âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chiến lược “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo của các thế lực thù địch cho HSSV. Định hướng và vận động HSSV khai thác, sử dụng Internet lành mạnh. Chỉ đạo củng cố và phát huy vai trò của các tổ thăm dò dư luận, các đội an ninh xung kích của HSSV trong nhà trường.

* Giải pháp 4:

3.3.4. Tăng cường công tác quản lý HSSV ở cấp khoa và giáo viên bộ môn môn

Lâu nay đối với giáo viên ngoài nhiệm vụ giảng dạy và quản lý giờ giảng của mình thì nhiệm vụ quản lý HSSV nói chung dường như là nhiệm vụ của phòng QLHSSV mặc dù tính chất sự việc có thể trong phạm vi của giáo viên. Với cách nhìn nhận như vậy cần phải có sự thay đổi về công tác quản lý từ cấp cơ sở đến cấp khoa mà trước tiên là những người trực tiếp tiếp xúc với HSSV. Cụ thể ở cấp khoa phải có người phụ trách QLHSSV, chuyên trách phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác quản lý HSSV trong khoa. Hiện nay với xu thế phát triển của nhà trường thì số lượng HSSV ở các

khoa tương đối đông, nếu cán bộ làm quản lý HSSV phải lên lớp nhiều như hiện nay thì chắc chắn hiệu quả quản lý sẽ không đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, nếu tất cả mọi cán bộ, giáo viên trong trường mà thờ ơ, không quan tâm đến việc giáo dục HSSV từ lời ăn, tiếng nói, cách cư xử, ... mà phó thác cho một bộ phận nhỏ trong trường thì khó có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở trường đại học quảng nam (Trang 71)