Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm trong dạy học địa lí 11 CCGD (Trang 33 - 34)

2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3.Nguyên nhân của thực trạng

* Nguyên nhân khách quan.

Chúng ta biết rằng việc sử dụng bất kỳ một phơng pháp nào cũng phải đặt trong mối quan hệ với các yếu tố còn lại của quá trình dạy học. Quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm các thành tố: mục tiêu dạy học, hình thức tổ chức dạy học, ngời dạy và ngời học. Vì vậy đổi mới phơng pháp phải đợc tiến hành đồng bộ với việc đổi mới tất cả các yếu tố trên.

Trên thực tế, dạy học hợp tác theo nhóm đòi hỏi phải có cấu trúc chơng trình, nội dung phù hợp. Sẽ rất khó khăn nếu nh chúng ta yêu cầu các nhóm học sinh làm việc với những khái niệm, quy luật có tính chất kinh viện. Các em không biết phải bắt đầu từ đâu, làm gì, tìm ra kết quả nh thế nào ? Vậy nhng trong chơng trình Địa lí hiện nay vẫn còn nhiều nội dung nặng về lý thuyết; giáo viên buộc phải thay đổi cấu trúc tiết học thì mới có thể làm sáng tỏ các nhiệm vụ để học sinh thực hiện.

Trong nhà trờng hiện nay, phơng tiện dạy học còn rất thiếu thốn mà một trong những yếu tố quyết định thành công trong học tập của nhóm học sinh là phải cung cấp đủ cho các em phơng tiện làm việc. Học sinh sẽ không có chỗ dựa để thảo

luận nếu thiếu tài liệu, số liệu, tranh ảnh minh hoạ. Học sinh sẽ không thể hoàn thành đợc bản đồ nếu thiếu ATLAT, dụng cụ đo vẽ, giất Croki. Thậm chí địa điểm làm việc, bàn ghế v.v.. để hoạt động nhóm cũng còn nhiều hạn chế.

Một điều rất nhiều giáo viên băn khoan khi áp dụng phơng pháp hớng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm là thời gian. Yếu tố thời gian đợc nói đến ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một tiết học mà bao gồm cả thời gian dành cho môn Địa lí, thời gian học sinh có thể dành ra để chuẩn bị, thời gian cho các hoạt động ngoại khoá v.v... việc tổ chức cho học sinh hợp tác theo nhóm nh thế nào cho phù hợp về mặt thời gian là vấn đề rất đáng quan tâm suy nghĩ .

* Về mặt chủ quan:

Hiện nay, giáo viên Địa lí đã có nhận thức đúng đắn trong việc vận dụng các phơng pháp mới vào dạy học, nhất là phơng pháp hớng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm. Nhờ vậy nên tỷ lệ những giờ dạy sử dụng phơng pháp này kết hợp với đàm thoại, giải quyết vấn đề, sử dụng phơng tiện trực quan v.v.. có xu hớng tăng lên. Tuy nhiên dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên không những vững về chuyên môn mà còn phải có nghiệp vụ s phạm khéo léo. Phải biết tổ chức, dẫn dắt, khuyến khích các em trong lúc thảo luận, trình bày. Mà điều này không phải giáo viên nào cũng dễ dàng làm đợc.

Học sinh nhìn chung rất hứng thú khi đợc làm việc theo nhóm, bởi vì bằng cách này các em đợc hỏi hỏi, giúp đỡ dần dần mạnh dạn hơn khi đứng trớc tập thể. Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh tỏ ra quá rụt rè, cha dám tranh luận góp ý kiến với các bạn. Một số học sinh lại nhân dịp hoạt động nhóm để nói chuyện, làm việc riêng. Do đó để phát huy và động viên tinh thần các em khi sử dụng phơng pháp này, giáo viên cần có sự chú ý đúng mức đến việc giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của việc học tập theo nhóm trong quá trình lĩnh hội tri thức.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm trong dạy học địa lí 11 CCGD (Trang 33 - 34)