TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 31)

7. Những đóng góp của đề tài

1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Đánh giá Giáo dục - Giáo dục mầm non.

Từ khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi trọng vai trò, vị trí của giáo dục; giáo dục được coi là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giữ nước và xây dựng đất nước. Đặc biệt trong những năm gần đây khi đất nước chuyển mình đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hơn lúc nào hết giáo dục - đào tạo có vai trò, vị trí xứng đáng . Giáo dục đã được Đảng và Nhà nước đề cập quan tâm đến trong các văn kiện quan trọng: Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng khoá VII, Hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng khoá VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4 - 2001). Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo bước vào thế kỷ XXI là: "Phải tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, tiếp tục nâng chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học".

Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X về các văn kiện Đại Hội XI của Đảng có nêu: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối

sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của Đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” [8,3].

Có nhiều cách đánh giá chất lượng giáo dục như: Tự đánh giá, dựa trên nguồn thông tin để đánh giá, tiến hành thanh tra, kiểm tra để đánh giá. Để sự nghiệp giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao đòi hỏi mọi ngành, mọi cấp, toàn thể xã hội tham gia dưới sự quản lý của nhà nước, trong đó công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về giáo dục.

Trong thực tế cuộc sống, đánh giá là một hoạt động tự nhiên của con người. Trước bất kỳ một sự vật hay hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội trong thế giới xung quanh, con người đều có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét về chúng. Bất kỳ hoạt động quản lý ở cấp nào, để đảm bảo đạt hiệu quả cao những mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi phải tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra. Song đánh giá giáo dục là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người, bởi lẽ giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, có vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển cá nhân cũng như cộng đồng. Đánh giá ngày càng được nhìn nhận như là nhân tố có ý nghĩa động lực trong quá trình giáo dục.

Đã có các công trình nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục như:

- "Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục", Vụ Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 1995.

- Nguyễn Phụng Hoàng về: "Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập", NXB Giáo dục, năm 1996.

- Trần Bá Hoành về: "Đánh giá trong Giáo dục", NXBGD, năm 1998. - Nguyễn Đức Chính về: "Kiểm định Chất lượng Giáo dục Đại học", NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2002.

- Viện Chiến lược và Chương trình GD, Hội thảo "Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn", Hà Nội, năm 2005.

Chúng ta coi GDMN là bậc học cần thiết và bắt buộc phải nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Từ chỉ thị 53/CP của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 12 tháng 8 năm 1966 đã xác định mục tiêu của GDMN “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt". Như vậy, đánh giá trong giáo dục mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn.

Đã có các công trình nghiên cứu về đánh giá trong GD mầm non như:

- Hồ Lam Hồng về: "Chất lượng đào tạo giáo viên mầm non dựa vào chuẩn", Kỉ yếu hội thảo khoa học về nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành Giáo viên mầm non, tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2005.

Công trình đã được Tác giả nghiên cứu về chất lượng đào tạo giáo viên mầm non phải dựa vào chuẩn, từ đó giúp cho việc đào tạo giáo viên phải có trình độ và năng lực tốt.

- Trần Lan Hương về: "Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng Giáo dục Mầm non", Cao đẳng Sư phạm Trung ương, năm 2006.

Đề tài đã được Tác giả nêu lên các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Các giải pháp rất cụ thể và có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

- Lê Thu Hương về: "Một số vấn đề lí luận về chất lượng Giáo dục mầm non", Trung tâm nghiên cứu chất lượng & phát triển chương trình Giáo dục mầm non.

Đề tài đã nêu được một số vấn đề lý luận về chất lượng giáo dục mầm non cần phải thực hiện tốt để đạt hiệu quả cao trong việc CSGD trẻ.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được các giải pháp để đào tạo giáo viên dựa vào chuần và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w