Mục đích của công tác nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 87 - 88)

- Đưa vào nền nếp tốt

3.2.2.1.Mục đích của công tác nâng cao nhận thức

Vấn đề nâng cao nhận thức của giáo viên đối với quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là biện pháp đầu tiên mà các Hiệu trưởng và các nhà quản lý cần phải quan tâm. Bởi vì đây là biện pháp hết sức quan trọng và có mục đích: Giúp cho giáo viên hiểu được vai trò của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, đó là công tác vì sự tiến bộ của nhà trường và sự hoàn thiện của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm; giúp cho giáo viên tự phấn đấu và có năng lực thật sự để chăm sóc giáo dục trẻ tốt. Việc đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp còn là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non; giúp cho giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, qua đó xây dựng được kế hoạch học tập cho bản thân, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị,

chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra còn làm cơ sở để đánh giá giáo viên hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/ 2006/QĐ - BNV ngày 21/ 3/ 2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non; làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 87 - 88)