Nội dung nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 90)

- Đưa vào nền nếp tốt

3.2.2.2.Nội dung nâng cao nhận thức

- Cập nhật những hiểu biết về vị trí, vai trò, mục tiêu của giáo viên đối với công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

- Lên kế hoạch đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp. - Nhận xét, đánh giá giáo viên chuẩn xác, có tính thuyết phục cao.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện.

Để việc đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp đạt hiệu quả tốt; trước hết Hiệu trưởng, CBQL phải xác định cho giáo viên hiểu mục tiêu của công tác đánh giá: Nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ chính trị; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khuyến khích sự cố gắng; tạo cơ sở để sử dụng; bồi dưỡng giáo viên; phân loại giáo viên; bình bầu khen thưởng.

Muốn giáo viên hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp thì cán bộ quản lý cần phổ biến rõ nội quy, quy chế của nhà trường, trong đó nhấn mạnh những quy định liên quan đến chuẩn, thể hiện rõ tính nghiêm minh, tính nhất quán khi đánh giá giáo viên.

Cán bộ quản lý cần làm rõ cho giáo viên biết những yêu cầu, phương pháp, hình thức được sử dụng trong quá trình đánh giá và những tiêu chuẩn được áp dụng để đánh giá. Giáo viên có thể bàn bạc cụ thể để đạt được quy định phù hợp nhất, tối ưu nhất. Khi đã hiểu rõ được mục tiêu (người đánh giá: Đánh giá những gì? Đánh giá như thế nào?) thì Giáo viên sẽ có tâm lý thoải mái khi được đánh giá. Từ đó giúp cho giáo viên có ý thức hơn trong việc xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác. Qua đó

giáo viên sẽ tự tin để phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện tốt nhiệm vụ tự đánh giá bản thân và nhận xét, đánh giá được đồng nghiệp. Ở nhà trường nói chung và Trường mầm non nói riêng thì đội ngũ giáo viên là lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục; trình độ và năng lực sư phạm tốt của giáo viên là vị thế của nhà trường. Đội ngũ giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, đây là lứa tuổi non nớt vừa tăng trưởng vừa phát triển rất nhanh, đồng thời rất nhạy cảm với mọi tác động. Những can thiệp trong chăm sóc giáo dục trẻ càng thích hợp bao nhiêu thì càng tạo nên những nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này của trẻ. Giáo viên mầm non vừa làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát triển toàn diện về thể lực, ngôn ngữ, trí tuệ đồng thời giúp trẻ hình thành nhân cách. Nên đòi hỏi giáo viên mầm non phải có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề mến trẻ và trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt. Vì vậy, giáo viên mầm non là người có tác động trực tiếp để quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; do đó cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đồng thời phải đảm bảo tốt chế độ cho đội ngũ giáo viên mầm non để họ yên tâm công tác và chăm sóc giáo dục trẻ tốt. Qua kiểm tra đánh giá, Hiệu trưởng và cán bộ quản lý phải làm sao cho đội ngũ giáo viên của nhà trường có ý thức không ngừng học tập, tự rèn luyện phấn đấu để nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Để thực hiện được nhiệm vụ này, ngoài bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ chính trị thì công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn cũng nhằm mục đích xây dựng nề nếp chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên, khuyến khích sự cố gắng, tạo cơ sở để sử dụng; bồi dưỡng giáo viên; phân loại giáo viên; bình bầu khen thưởng.

Với mong muốn như trên, Hiệu trưởng và cán bộ quản lý các trường mầm non phải căn cứ vào đội ngũ giáo viên để lên kế hoạch đánh giá giáo viên mầm non. Kế hoạch đánh giá giáo viên được trình bày theo giai đoạn.

Giai đoạn Thời gian thực hiện Người thực hiện Ghi chú

Chuẩn bị công tác đánh giá giáo viên mầm non Tổ chức đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp

- Giáo viên tự đánh giá, xếp loại

- Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào bản đánh giá, xếp loại của giáo viên.

- Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại.

Xử lý sau đánh giá

Khi đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý và đồng nghiệp phải nhận xét chính xác, cụ thể để qua đó giúp giáo viên hiểu rõ được năng lực của bản thân, những ưu điểm nổi bật cần phát huy và có thể nhân rộng, còn điểm yếu kém cần khắc phục và tìm cách khắc phục.

Biện pháp "Nâng cao nhận thức của giáo viên đối với quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp" là biện pháp rất cần thiết và có tính khả thi cao. Vấn đề nâng cao nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 90)