1 Người giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 83)

- Đưa vào nền nếp tốt

1.2.2.1 Người giáo viên mầm non

* Vai trò của người giáo viên mầm non.

Có thể nói: Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách con người trong xã hội tương lai như thế nào phụ thuộc rất lớn vào nền móng giáo dục mầm non ban đầu này. Nghiên cứu về bậc học mầm non, các nhà khoa học giáo dục ở Việt Nam và Thế giới đã chỉ rõ: "So với cả cuộc đời thì ở lứa tuổi mầm non, con người có tốc độ phát triển cực nhanh. Nếu coi toàn bộ trí lực của con người ở độ tuổi 17 là 100% thì có đến 50% được hình thành từ trước 4 tuổi. Nói cách khác 4 năm phát triển trí lực của lúc đầu bằng 13 năm phát triển sau đó".

Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã nhắc nhở: "Dạy con từ thuở còn thơ"

Chính vì vậy xã hội và gia đình cần nhận thức: Giáo dục mầm non là nền tảng ban đầu của hệ thống giáo dục quốc dân, từ đó có những chủ trương, biện pháp thích hợp để xây dựng ngành GDMN ngày càng vững mạnh, phấn đấu thu hút toàn bộ số trẻ trong độ tuổi đến trường mầm non.

Trong trường mầm non, giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ em. Người giáo viên mầm non phải phát hiện năng khiếu ban đầu, định hướng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, uốn nắn vun đắp tâm hồn trẻ phát triển lành mạnh. Không có bậc học nào mà giữa người dạy và người học lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết như bậc học mầm non. Quan hệ giữa giáo viên và trẻ vừa là quan hệ thầy trò, vừa là quan hệ bạn bè, vừa là quan hệ "mẹ - con trong gia đình". Trong những mối quan hệ ấy tâm lý - nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển. Là bậc học đầu tiên của sự nghiệp trồng người , nhiệm vụ chính của giáo dục mầm non là hình thành nhân cách, phát triển thể lực và trí lực cho trẻ tạo nền móng vững chắc cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ. Muốn đạt được nhiệm vụ cao cả nêu trên, chúng ta cần phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên. Vì đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định trong sự nghiệp trồng người của giáo dục mầm non. Lúc sinh thời, Bác Hồ đã chỉ rõ: "Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ" nghĩa là cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trước hết cần phải bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu trẻ, coi trẻ trong lớp trong trường như con đẻ của mình.

* Nhiệm vụ của giáo viên mầm non.

Nhiệm vụ của Giáo viên mầm non đã được quy định trong (Quyết định số 55 - Quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trường mẫu giáo) của Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 3/2/1990, đã xác định rõ vai trò của giáo viên mầm non: “Là lực lượng chủ yếu quyết định chăm sóc nuôi dạy trẻ”. Trong quyết định đã quy định nhiệm vụ của GVMN như sau: Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của nhà trẻ, trường mẫu giáo, thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện nhà trường; phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để thống nhất việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, bảo quản và sử dụng trang thiết bị, tài sản của nhóm lớp phụ trách; đoàn kết nhất trí và phấn đấu xây dựng nhóm, lớp,

trường tiên tiến; phấn đấu tự rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt theo tiêu chuẩn quy định.

Ngoài ra trong điều 35 - Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/ 2008/ QĐ - BGDĐT ngày 07 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) [16, 37] quy định nhiệm vụ của giáo viên là:

- Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, nhóm mẫu giáo độc lập.

- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

- Rèn luyện sức khoẻ; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

Điều 38 - Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/ 2008/ QĐ - BGDĐT ngày 07 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) quy định Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên và nhân viên là: “Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non; Trình độ chuẩn được đào tạo của nhân viên y tế học đường, kế toán là có bằng tốt nghiệp trung cấp theo chuyên môn

được giao; Đối với nhân viên thủ quỹ, thư viện, văn thư, nấu ăn, bảo vệ phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ được giao” [16,39]

Các nhiệm vụ của người GV có liên quan chặt chẽ với nhau, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Và được tiến hành thống nhất trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Để hoàn thành sứ mệnh là người xây dựng nền móng ban đầu của nhân cách, giáo viên mầm non cần phải đạt những tiêu chuẩn sau:

- Về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe và lý lịch bản thân rõ ràng. Yêu cầu cụ thể là:

+ Giáo viên mầm non phải có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề và thương yêu trẻ, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ.

+ Giáo viên mầm non cần có kiến thức văn hóa cơ bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc trẻ em theo mục tiêu giáo dục.

+ Giáo viên mầm non phải nhiệt tình, nhanh nhẹn, dịu dàng, cởi mở, dễ hòa nhập với trẻ.

+ Giáo viên mầm non phải cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ và biết tự kiềm chế trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

- Về năng lực sư phạm của giáo viên mầm non:

Giáo viên mầm non phải thường xuyên nâng cao, cập nhật trình độ chuyên môn và kiến thức của mình để có thể đảm bảo sự phát triển toàn diện hài hòa tổng thể của trẻ, từng bước chuẩn bị cho trẻ sau này thích ứng với hoạt động của trường tiểu học.

1.2.2.2. Khái niệm về Chuẩn.

“Chuẩn là mô hình các tiêu chuẩn đã được xác định, được thừa nhận dựa trên sự thực hiện tốt nhất có thể” (theo Từ điển Tâm lý học của Ray Corsini - Hoa Kì). Như vậy, Chuẩn chính là những giá trị được thừa nhận trong một xã hội hay một tổ chức và là đích để tất cả mọi người hướng tới [31,65].

Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1998), "Chuẩn" có 3 nghĩa: “Là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó làm cho đúng; Là cái được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường; Là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội”

1.2.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ - BG&ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): “Chuẩn nghề nghiệp của GVMN là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kĩ năng sư phạm mà giáo viên mầm non phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non”. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là bao hàm chuẩn đào tạo ban đầu và các bước phát triển năng lực nghề nghiệp mà giáo viên tích lũy trong quá trình dạy học. Chuẩn nghề nghiệp thay đổi theo yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục. Trong các yếu tố nâng cao chất lượng đào tạo (chương trình, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học,...) thì đội ngũ giáo viên có đủ năng lực là một yếu tố rất quan trọng.

1.2.2.4. Quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.a. Khái niệm về đánh giá. a. Khái niệm về đánh giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo trung ương I có nêu: "Đánh giá là nhận định giá trị" [27,333]

Thuật ngữ đánh giá là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra/lượng giá trong quá trình và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu.

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu

và tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Như vậy, nội hàm của đánh giá có thể hiểu là:

+ Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý thông tin để định lượng tình hình và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có kết quả.

+ Đánh giá là quá trình mà qua đó ta gán (quy) cho đối tượng một giá trị nào đó.

+ Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác định giá trị thực trạng ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay chuẩn mực đã được xác lập.

b. Đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Là so sánh, đối chiếu, xác định mức độ đạt được về mặt phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức; kỹ năng của người giáo viên mầm non so với chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

c. Quy trình đánh giá. * Khái niệm về quy trình.

Theo từ điển Tiếng Việt "Quy trình là các bước, trình tự phải tuân theo khi tiến hành công việc nào đó" [29,892]

Như vậy, quy trình là tập hợp các hành động cần và đủ, được sắp xếp theo một trình tự nhất định để tác động đến đối tượng theo mục đích dự kiến của chủ thể.

* Khái niệm về quy trình đánh giá.

Quy trình đánh giá là các bước, trình tự phải tuân theo khi tiến hành đánh giá. Bất kỳ một hoạt động xã hội nào cũng phải thực hiện theo những quy trình nhất định. Nó thể hiện tính logic của quá trình hình thành và phát triển, kết thúc và phát huy ảnh hưởng các kết quả của hoạt động.

* Quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Bước 1: Xác lập chuẩn đánh giá.

Bước 2: Đo lường mức độ đạt được với chuẩn đánh giá. Bước 3: So sánh, đối chiếu kết quả với chuẩn đánh giá. Bước 4: Xử lý.

Sơ đồ 01: Đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

1.2.2.5. Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có vị trí quan trọng đối với giáo viên là:

- Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.

- Giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Làm cơ sở để đánh giá GVMN hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại GVMN và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ - BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ GVMN.

Xác lập chuẩn đánh giá Đo lường mức độ đạt được với chuẩn đánh giá. Phát huy thành tích Xử lý Sửa chữa, uốn nắn, bồi dưỡng dưỡng So sánh, đối chiếu kết quả với chuẩn đánh giá.

- Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.

Vì vậy việc xây dựng và quản lý GVMN theo chuẩn nghề nghiệp là một sự tiếp cận đối với lĩnh vực đổi mới tư duy trong quản lý giáo dục tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cùng với sự phát triển của thời đại. Hơn nữa chuẩn nghề nghiệp là cơ sở xác định đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người GVMN trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chuẩn nghề nghiệp GVMN là cơ sở để đánh giá công chức sau mỗi học kỳ và mỗi năm học. Từ kết quả đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp và các nhà trường thực hiện tốt chế độ thi đua khen thưởng sẽ giúp GV tự phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quy định Chuẩn nghề nghiệp GVMN là cơ sở pháp lý quan trọng để các trường Sư phạm cụ thể hóa nội dung giảng dạy, viết giáo trình phải dựa trên chương trình khung đã được ban hành để thực hiện việc đào tạo GV theo chuẩn nghề nghiệp; Để những năm sau, khi một giáo viên được tốt nghiệp bất kỳ một loại hình đào tạo nào cũng đảm bảo chuẩn nghề nghiệp đã được quy định và thể hiện trong quá trình đào tạo của trường Sư phạm. Sinh viên khi học tập và rèn luyện ở bất kỳ một trường Sư phạm nào cũng hướng vào mục tiêu mà chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã đặt ra.

1.2.2.6. Nội dung đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Nội dung đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ - BG&ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:

* I. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yêu cầu 1: Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước;

b. Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ;

c. Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương;

d. Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng.

Yêu cầu 2: Chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Chấp hành các qui định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

b. Thực hiện các quy định của địa phương;

c. Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi công cộng;

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 83)