KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 120)

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải bồi dưỡng phẩm chất đạo đức lối sống, kết

3.4. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC

còn lại. Ngược lại các biện pháp 1, 2, 6 nếu được áp dụng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy cho 3 biện pháp 3, 4 và 5. Do đó, việc vận dụng các biện pháp 1, 2, 3, 4, 5, 6 sao cho hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý, sáng tạo và linh hoạt của người Hiệu trưởng nhà trường. Nên đòi hỏi người hiệu trưởng phải chỉ đạo các đồng chí hiệu phó, các tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

3.4. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP.CÁC BIỆN PHÁP. CÁC BIỆN PHÁP.

Do điều kiện về thời gian, không gian và phạm vi nghiên cứu nên tác giả chỉ khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Thiệu Hóa,Thanh Hóa. Qua khảo sát ý kiến đánh giá của 86 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) cùng 454 giáo viên của 31 trường mầm non trên địa bàn Thiệu Hóa, chúng tôi thu nhận được kết quả như sau:

Bảng 13: Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết của các biện pháp.

TT Biện pháp Tổng

số ý kiến

Mức độ cần thiết (%)

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL % SL % S

L %

1 Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xây dựng đội ngũ

cán bộ giáo viên mầm non. 2 Nâng cao nhận thức của đội

ngũ giáo viên đối với quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

540 460 85,2 80 14,8 0 0

3 Xác định minh chứng khi đánh giá các tiêu chí Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

540 500 92,6 40 7,4 0 0

4 Xây dựng bảng phương pháp thu thập minh chứng đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

540 510 94,4 30 5,6 0 0

5 Xây dựng quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

540 515 95,4 25 4,6 0 0

6 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

540 445 82,4 95 17,6 0 0

Tổng TB: 540 481,17 89,1 58,83 10,9 0.0 0.0

Bảng 14: Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về tính khả thi của các biện pháp.

TT Biện pháp Tổng

số ý kiến

Tính khả thi (%)

Rất khả thi Ít khả thi Không khả thi

SL % SL % S

L %

1 Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non.

540 456 84.4 84 15.6 0 0

2 Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên đối với quy trình đánh giá giáo viên mầm

non theo chuẩn nghề nghiệp. 3 Xác định minh chứng khi

đánh giá các tiêu chí Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

540 497 92 43 8 0 0

4 Xây dựng bảng phương pháp thu thập minh chứng đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

540 505 93.5 35 6.5 0 0

5 Xây dựng quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

540 504 93.3 36 6.7 0 0

6 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

540 440 81.5 100 18.5 0 0

Tổng TB: 540 476.5 88.24 63.5 11.76 0.0 0.0

Qua hai bảng tổng hợp trên, chúng ta thấy ý kiến của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp như sau:

Mức độ rất cần thiết của các biện pháp tính trung bình đạt 89,1%; mức độ rất khả thi của các biện pháp tính trung bình đạt 88,24%. Mọi ý kiến tập trung vào biện pháp 3, 4 và 5 (trên 90%). Như vậy muốn tổ chức đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp thì cần phải có một quy trình đánh giá thật logic, khoa học từ trên xuống dưới, từ khâu chuẩn bị đến khâu xử lý sau đánh giá. Để có cơ sở đánh giá chính xác các hoạt động của GV cần phải xác định minh chứng đạt được tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp GVMN. Muốn có tính nhất quán trong quá trình đánh giá giáo viên mầm non và có nhiều nguồn minh chứng chính xác, trung thực, đầy đủ cần phải xây dựng bảng phương pháp thu thập minh chứng. Do đó, 3 biện pháp này là 3 biện pháp cơ bản để

tạo tiền đề cho những biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp còn lại.

Biện pháp 1 với ý kiến đánh giá rất cần thiết 84,6% và tính rất khả thi của biện pháp này là 84,4% đã đánh giá đúng thực tế mong muốn của CBQL và đội ngũ giáo viên về sự lãnh đạo của Đảng. Biện pháp 2 với ý kiến đánh giá rất cần thiết là 85,2% và tính rất khả thi 84,6%; để công tác tổ chức đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp được thực hiện tốt, người được đánh giá là GVMN phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác đó; có như vậy giáo viên sẽ sẵn sàng tham gia vào công tác đánh giá. Biện pháp 6 mức độ rất cần thiết là 82,4% và rất khả thi là 81,5%, tuy chưa được cao nhưng cũng là biện pháp cần thiết và có mối liên hệ khăng khít với 5 biện pháp đánh giá còn lại. Tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV và xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị dạy học sẽ là điều kiện quan trọng để giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GVMN. Với mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp thể hiện qua bảng 13 và 14, có thể khẳng định rằng các biện pháp mà đề tài đã đề xuất đều rất cần thiết và có tính khả thi cao. Nên việc sử dụng hiệu quả các biện pháp trên sẽ đáp ứng yêu cầu tổ chức tốt quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trong các trường mầm non.

Kết luận chương 3

Có thể nói rằng: công tác tổ chức thực hiện quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp có vị trí và tầm quan trọng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Nên yêu cầu đó đòi hỏi người CBQL trường mầm non phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; có năng lực chuyên môn vững vàng, là người quản lý giỏi, nắm vững nghiệp vụ quản lý giáo dục, năng động sáng tạo trong công tác quản lý, trong đó có công tác tổ chức đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Song đội ngũ giáo viên phải

phấn đấu học tập, tự bồi dưỡng để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ công tác tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện Thiệu Hóa, qua thăm dò ý kiến và đặc biệt để đáp ứng yêu cầu tổ chức tốt quy trình đánh giá giáo viên, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non; Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên đối với quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; Xác định minh chứng khi đánh giá các tiêu chí Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; Xây dựng bảng phương pháp thu thập minh chứng đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; Xây dựng quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất, thống kê, xử lý, tổng hợp kết quả khảo nghiệm và khẳng định giá trị thực tiễn cao của nội dung đề tài đã nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển nhân cách ở trẻ em, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng bước vào cấp tiểu học và các giai đoạn phát triển sau này của trẻ. Nhận thức rõ mục tiêu, nhiệm vụ của ngành nên Hiệu trưởng các trường mầm non cần phải làm tốt công tác quản lý để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để làm tốt nhiệm vụ này, Hiệu trưởng các trường mầm non phải nắm vững các tri thức lý luận về quản lý giáo dục để vận dụng linh hoạt, sáng tạo và giải quyết các nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Trong công tác quản lý, Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trong đó có biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá GVMN theo

chuẩn nghề nghiệp; đồng thời thường xuyên nắm bắt các thông tin về hoạt động chăm sóc - giáo dục để từ đó điều chỉnh, thúc đẩy, xử lý kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện Thiệu Hóa,Thanh Hóa, chúng tôi thấy rõ: Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Thiệu Hóa có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Song trong những năm qua, việc đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Thiệu Hóa bên cạnh những hiệu quả nhất định còn có những hạn chế cần phải giải quyết. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp, để giải quyết những hạn chế, bất cập chúng tôi đã đề xuất hệ thống các biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy việc đánh giá giáo viên mầm non đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thiệu Hóa nói riêng nhưng việc tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp còn chung chung, hiệu quả đánh giá chưa cao.

Để nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi đề xuất các biện pháp sau đây:

- Biện pháp 1: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non;

- Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên đối với quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp;

- Biện pháp 3: Xác định minh chứng khi đánh giá các tiêu chí Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

- Biện pháp 4: Xây dựng bảng phương pháp thu thập minh chứng đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp;

- Biện pháp 5: Xây dựng quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp;

- Biện pháp 6: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Các biện pháp nêu trên không phải là những biện pháp đơn lẻ. Những biện pháp này có mối liên hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình tổ chức thực hiện quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp. Nên việc sử dụng linh hoạt, sáng tạo và phù hợp các biện pháp trên sẽ giúp cho các nhà quản lý phát huy nội lực của đội ngũ giáo viên nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm học mà nhà trường đã đề ra.

2. Một số kiến nghị

2.1. Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

- Quan tâm chỉ đạo các huyện thị làm tốt công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên gắn liền với quy hoạch Giáo dục và Đào tạo.đội ngũ giáo viên gắn liền với quy hoạch Giáo dục và Đào tạo. đội ngũ giáo viên gắn liền với quy hoạch Giáo dục và Đào tạo.

- Khắc phục những bất cập trong chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên ngành học mầm non.Tiếp tục ban hành các chế độ chính sách địa phương viên ngành học mầm non.Tiếp tục ban hành các chế độ chính sách địa phương viên ngành học mầm non.Tiếp tục ban hành các chế độ chính sách địa phương nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ giáo viên của ngành yên tâm công tác.

- Cần có chính sách khuyến khích thỏa đáng đối với giáo viên mầm non trong đào tạo, đề nghị chuyển số GVMN hợp đồng vào biên chế nhà nước để GVMN được nâng lương theo ngạch bậc và trình độ đào tạo; bồi dưỡng, sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên mầm non hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên theo định kỳ. Kế hoạch hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phù hợp yêu cầu phát triển giáo dục mầm non ở địa phương.

- Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là Hiệu trưởng các trường mầm non về công tác quản lý nhà trường, giáo viên, đặc biệt là công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

- Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non.

- Tổ chức các hội thi, các chuyên đề cấp tỉnh để giáo viên giao lưu, học hỏi và làm minh chứng cho việc đánh giá giáo viên mầm non.

- Tham mưu để đầu tư một phần kinh phí, điều phối ngân sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non vùng đặc biệt khó khăn.

- Tham mưu với HĐND, UBND tỉnh về chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên ngoài biên chế Nhà nước được vào biên chế nhà nước và nâng lương theo ngạch bậc, trình độ đào tạo.

- Tạo điều kiện để nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tài liệu tham khảo, giao lưu học tập kinh nghiệm, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ giáo viên được nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.

2.3. Đối với Huyện Ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện. - Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ cán bộ giáo viên bậc học mầm non.

- Xây dựng cơ chế thi đua khen thưởng đối với giáo viên có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.

- Việc quy hoạch đội ngũ giáo viên các trường mầm non phải gắn liền với quy hoạch phát triển giáo dục bậc học của huyện.

- Tạo điều kiện về (vật chất, tinh thần) cho giáo viên học các lớp chuyên môn, lý luận chính trị.

- Cân đối ngân sách ưu tiên cho Giáo dục mầm non, tạo điều kiện để ngành học mầm non phát triển.

- Chỉ đạo các xã, thị trấn cân đối ngân sách để hỗ trợ cho cán bộ giáo viên mầm non ngoài biên chế Nhà nước đảm bảo theo quy định.

- Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là Hiệu trưởng các trường mầm non về công tác quản lý nhà trường và giáo viên, đặc biệt là công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

- Tổ chức các lớp chuyên đề để bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w