Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xây dựng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 87)

- Đưa vào nền nếp tốt

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xây dựng

xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non.

3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp

Cấp ủy Đảng, chính quyền chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên thông qua đường lối, chủ trương, chính sách; thông qua đội ngũ đảng viên và các tổ chức Đảng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định, chủ

trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ giáo viên, đảm bảo công tác cán bộ giáo viên được thực hiện một cách đúng đắn. Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ GV trường mầm non đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

3.2.1.2. Yêu cầu của biện pháp:

Cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên các nhà trường, bố trí cán bộ theo dõi hoạt động giáo dục, động viên, khuyến khích những cán bộ giáo viên có thành tích cao trong công tác và uốn nắn kịp thời những sai phạm của cán bộ giáo viên. Vấn đề này là một nhiệm vụ quan trọng trong việc đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ giáo viên phù hợp với tình hình thực tế của ngành học mầm non.

Cấp ủy trong nhà trường cần phải đưa ra được những chương trình hành động cụ thể, theo dõi mọi hoạt động, uốn nắn kịp thời mọi sự sai sót của cán bộ giáo viên trong nhà trường, nêu cao ý thức phê và tự phê bình để cán bộ giáo viên luôn có ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác cán bộ giáo viên cần phải:

- Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 34 - CT/TW của Bộ Chính trị về củng cố, xây dựng tổ chức Đảng trong các nhà trường và phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Mỗi trường phải có Chi bộ độc lập chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo đường lối, chủ trương, chính sách phát triển nhà trường. Chú trọng công tác xây dựng và phát triển đảng viên mới trong đội ngũ giáo viên (lưu ý những cán bộ, giáo viên trẻ, con em những gia đình có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, phụ nữ…) làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn và nêu gương giáo viên tốt.

- Tăng cường hiệu lực chỉ đạo, điều hành của tổ chức Đảng trong việc xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp với chính quyền, đoàn thể, trên cơ sở hoạt động thống nhất, dân chủ, định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi tổ chức, nhất là trong công tác CBGV, công tác xây dựng Đảng.

- Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý cán bộ giáo viên, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm. Cấp bố trí, sử dụng cán bộ giáo viên đồng thời là cấp đánh giá và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên. Việc bổ nhiệm, đề bạt, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ giáo viên của cơ quan thuộc diện cấp ủy quản lý nhất thiết phải do tập thể cấp ủy xem xét, quyết định. Cấp ủy, ủy viên và thủ trưởng quản lý cán bộ phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy và thủ trưởng cấp trên về cán bộ giáo viên thuộc quyền quản lý của mình.

Cấp ủy Đảng, chính quyền có trách nhiệm quản lý cán bộ đảng viên về ý thức tổ chức kỷ luật; ý thức chấp hành chính sách pháp luật, phẩm chất đạo đức lối sống, quan hệ với quần chúng và đồng nghiệp.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, đặt biệt là việc đề bạt, bổ nhiệm, phân công, luân chuyển cán bộ giáo viên; đặt thành chế độ khi chuẩn bị nhân sự để bổ nhiệm, phân công, luân chuyển, phải có sự thẩm định, kiểm tra của Ủy ban kiểm tra các cấp.

- Tăng cường sự lãnh đạo trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non còn bao hàm cả nội dung bảo vệ cán bộ giáo viên. Trong điều kiện đất nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để thực hiện “diễn biến hòa bình” mua chuộc lôi kéo…Môi trường xã hội rất phức tạp khiến cho một số cán bộ giáo viên bị những lợi ích vật chất và các cám dỗ khác làm cho tha hóa. Bảo vệ cán bộ giáo viên còn bao gồm cả việc bảo vệ những cán bộ giáo viên tốt bị những phần tử xấu vu cáo, trù dập, loại trừ…vì lợi ích cá nhân và phe cánh. Muốn vậy, tổ chức Đảng phải luôn được chỉnh đốn và đổi mới, nêu cao đấu tranh tự

phê bình và phê bình, khắc phục những biểu hiện xa rời quần chúng, quan liêu, cục bộ, hẹp hòi…Luôn phấn đấu đạt và giữ vững những tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.

- Có những ý kiến tham mưu, đề xuất kịp thời nhằm góp phần kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên là một trong những biện pháp tốt góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV trường mầm non.

- Tiếp tục chỉ đạo phong trào thi đua “hai tốt”, cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” đánh giá, xếp loại khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và vận động sự tham gia của toàn xã hội vào việc xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nói chung, CBGV trường mầm non nói riêng theo tinh thần Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w