TTC trong học tập và các dấu hiệu của TTC trong học tập của HS

Một phần của tài liệu Tiếp cận phương pháp dạy học tích cực theo hướng tăng cường hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hình học ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 28)

sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng tri thức vào thực tiễn.

Đầu thế kỉ XX các nhà trường phương Tây phê phán gay gắt lối dạy học chỉ chú trọng đến trí nhớ và giáo viên chỉ dùng độc thoại. Nhà sư phạm nổi tiếng người Mĩ là J. Dewey (1869 – 1956), người có công đầu tiên đã chủ trương giảng dạy phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của trẻ em, kích thích được hứng thú, độc lập tìm tòi tri thức của trẻ, thầy giáo là người cố vấn, thiết kế mà thôi. Tư tưởng của ông đã xâm nhập vào các nước khác như Pháp, Nhật Bản…

Việc tích cực hoá hoạt động học tập nhằm phát huy vai trò chủ thể của người học có cơ sở tâm lí học và lí thuyết hoạt động. Hoạt động là vận động đặc biệt tạo ra tâm lí, ý thức, nhân cách. Không có hoạt động không có sự phát triển nhân cách. Chính vì thế, dạy học là quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động của trò nhằm chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách của chính trò. Như thế, người học vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể tích cực của hoạt động. Và tri thức phải là sản phẩm của chính hoạt động học của HS dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy.

1.3.2. TTC trong học tập và các dấu hiệu của TTC trong học tập của HS HS

TTC học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Tích cực là một nét quan trọng của tính cách, theo I. F. Kharlamop: “Tích cực trong

học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tự giác, có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng, những hành động trí óc và tay chân nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng chúng vào học tập và thực tiễn”. Như vậy tích cực là một đức tính quý báu rất cần thiết cho mọi qúa trình nhận thức, là nhân tố quan trọng tạo nên hiệu qủa dạy học.

TTC nhận thức trong hoạt học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. TTC sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.

TTC trong học tập của HS biểu hiện ở những dấu hiệu như:

- Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra;

- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; - Chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; - Tập trung chú ý vào vấn đề đang học;

- Kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn... (Dẫn theo [1]).

Một phần của tài liệu Tiếp cận phương pháp dạy học tích cực theo hướng tăng cường hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hình học ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w