THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Tiếp cận phương pháp dạy học tích cực theo hướng tăng cường hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hình học ở trường trung học phổ thông (Trang 92 - 96)

3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sư phạm đã được đề xuất, kiểm nghiệm tính đúng đắn của Giả thuyết khoa học.

3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm3.2.1. Tổ chức thực nghiệm 3.2.1. Tổ chức thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Nguyễn Công Trứ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

- Lớp thực nghiệm: 11B7 gồm có 45 HS. - Lớp đối chứng: 11 B2 gồm có 46 HS.

GV dạy lớp thực nghiệm: Cô giáo Phan Thị Bích Liên. GV dạy lớp đối chứng: Cô giáo Nguyễn Thị Hoài Thanh.

Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Công Trứ, chúng tôi đã tìm hiểu kết quả học tập các lớp khối 11 của trường và nhận thấy trình độ chung về môn Toán của hai lớp là tương đương.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất được thực nghiệm tại lớp 11B7 và lấy lớp 11B2 làm lớp đối chứng.

Ban Giám hiệu, thầy Tổ trưởng tổ Toán - Tin và các thầy cô dạy các lớp 11B2 và 11B7 chấp nhận đề xuất này và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi tiến hành thực nghiệm.

Thời gian thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong 3 tháng.

3.2.2 . Phương pháp thực nghiệm

*) Tại lớp thực nghiệm

- Giáo viên thực hành dạy học theo hướng chú trọng các biện pháp đã được đề xuất trong chương II.

- Quan sát hoạt động học tập của học sinh, đánh giá trên hai mặt định tính và định lượng để nhận định hiệu quả học tập của học sinh.

*) Tại lớp đối chứng

- GV vẫn dạy học bình thường không tiến hành như đối với lớp thực nghiệm và quan sát điều tra kết quả học tập của học sinh ở lớp đối chứng.

Để đánh giá mức độ tiếp thu và tính tích cực hoạt động học tập của HS của hai lớp, chúng tôi đã nhờ các GV trong tổ dự giờ ở một số tiết dạy.

3.2.3. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành trong 14 tiết, Chương II: ĐƯỜNG THẲNG VÀ

MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG và 13 tiết , Chương III:

VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ VUÔNG GÓC. (Sách giáo khoa Hình học

11 – Cơ bản). Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho HS làm 2 bài kiểm tra. Sau đây là nội dung các đề kiểm tra:

Đề kiểm tra số 1 (thời gian 45’)

Câu 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành.

a) Gọi H và K lần lượt là trung điểm của SA và SB. Chứng minh HK // CD .

b) Gọi M là điểm trên cạnh SC không trùng S. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (HKM) và (SCD).

c) Gọi I là điểm trên cạnh AB, (α) là mặt phẳng đi qua I và song song với

mặt phẳng (SBD). Xác định thiết diện của mặt phẳng (α) với hình chóp S.ABCD.

Câu 2: Cho tứ diện ABCD. Hai điểm M, N lần lượt thay đổi trên hai cạnh AB và CD. Tìm tập hợp trung điểm I của MN.

Đề kiểm tra số 2 (thời gian 45’)

Câu 1: Cho hình chóp S. ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SA = a. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Chứng minh rằng các mặt bên của hình chóp S.ABCD là các tam giác vuông.

b) Tính góc giữa các mặt phẳng chứa các mặt bên và mặt đáy của hình chóp.

c) Gọi D1 là trung điểm của SD. Chứng minh rằng AD1 ⊥ (SCD).

d) Gọi O là tâm của hình vuông ABCD, M là điểm thay đổi trên CD. Chứng minh rằng hình chiếu của điểm O trên CM thuộc đường tròn cố định.

Hai bài kiểm tra trên được ra với dụng ý kiểm tra mức độ thông hiểu, vận dụng các kiến thức và các tri thức phương pháp của HS vào giải các bài toán.

3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.3.1. Đánh giá định tính

Quan sát hoạt động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, các GV trong tổ đều nhất trí và có chung nhận xét:

- Tính tích cực hoạt động của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. - HS lớp thực nghiệm nắm kiến thức vững vàng hơn lớp đối chứng.

- Phần kiểm tra bài tập về nhà của HS ở thực nghiệm làm đầy đủ và tốt hơn ở lớp đối chứng.

Bản thân tác giả khi tiến hành dạy thực nghiệm cũng nhận thấy khi áp dụng các biện pháp dạy học này, HS học tập rất hăng say. Tỉ lệ HS không chăm chú học, HS nói chuyện riêng trong lớp giảm hẳn. Sau các buổi học, HS có tinh thần phấn chấn, biểu lộ thái độ yêu thích môn Toán mặc dù đó là môn

học khó và rất trừu tượng.

3.3.2. Đánh giá định lượng

Kết quả làm bài kiểm tra của HS lớp11B7 - lớp thực nghiệm (TN) và HS lớp 11B2 - lớp đối chứng (ĐC) được thể hiện thông qua các bảng, biểu sau :

Bảng 1 Lớp Lớp Điểm 0 0 (0%) 0 (0%) 1 0 (0%) 0 (0%) 2 0 (%) 0 (0%) 3 1 (2,22%) 4 (8,7%) 4 4 (8,89%) 10 (21,74% ) 5 6 (13,33%) 11 (23,91%) 6 7 (15,56%) 8 (17,39%) 7 12 (26,67%) 7 (15,22%) 8 9 (20%) 4(8,7%) 9 5 (11,11%) 2 (4,35%) 10 1 (2,22%) 0 (0%)

Một phần của tài liệu Tiếp cận phương pháp dạy học tích cực theo hướng tăng cường hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hình học ở trường trung học phổ thông (Trang 92 - 96)