PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
“Tích cực” trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
TTC biểu hiện trong hoạt động, nhưng đó phải là những hoạt động của chủ thể. Vì vậy, PPDH tích cực thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
Theo Trần Bá Hoành, PPDH tích cực có 4 đặc trưng cơ bản sau: - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS;
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học;
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác;
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò [13, tr 26 -27]. Yêu cầu:
+ Người dạy: có trình độ chuyên môn, liên môn, trình độ nghiệp vụ, sáng tạo và nhạy cảm: thiết kế bài soạn công phu, tổ chức, động viên, trợ giúp, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động độc lập hoặc nhóm người học, sử dụng thành thạo các phương tiện nghe nhìn.
+ Người học: học tích cực, khao khát học, nêu thắc mắc, tìm tòi, tập trung chú ý, kiên trì, chủ động vận dụng và sáng tạo. Trong phương pháp tích cực làm cho người học trở thành người tự học, tự nguyện có ý thức về sự tự học, tự giáo dục bản thân.
+ Tài liệu học tập cô đọng, tăng dữ liệu, bài toán, tăng các hướng dẫn, tra cứu, gợi ý người học tự nghiên cứu, giảm thông tin buộc nhớ máy móc, chấp nhận thụ động.
+ Thiết bị dạy học: là điều kiện không thể thiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm, đồng thời giúp giáo viên tổ chức dạy học được linh hoạt, thực hiện được các ý đồ sư phạm của mình.
+ Hình thức lớp học linh hoạt, có sự trao đổi, hoạt động tìm tòi của cá nhân và nhóm.
So sánh về đặc trưng của PPDH truyền thống và dạy học mới
Dạy học truyền thống Các mô hình dạy học mới Quan
niệm
Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
Học là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin,…tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của GV
Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Dạy HS cách tìm ra chân lí. Chú trọng cung cấp tri thức,
kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy
Mục tiêu
phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học
thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.
phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân HS cho sự phát triển xã hội.
Nội dung
Từ SGK,GV. Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế…gắn với:
-Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.
-Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương.
- Những vấn đề HS quan tâm. Phương
pháp
Các phương pháp diễn giải, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề, dạy học tương tác. Hình thức tổ chức Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, GV đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với GV.
(Dẫn theo [3, tr. 33 ])