Đặc điểm xây dựng chương trình Hình học ở trường THPT`

Một phần của tài liệu Tiếp cận phương pháp dạy học tích cực theo hướng tăng cường hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hình học ở trường trung học phổ thông (Trang 42 - 46)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO HƯỚNG

2.1. Đặc điểm xây dựng chương trình Hình học ở trường THPT`

2.1. Đặc điểm xây dựng chương trình Hình học ở trường THPT` trường THPT`

* Chương trình Hình học lớp 10

Gồm có ba chương - Chương I: Vectơ.

- Chương II: Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng. - Chương III: Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng.

Có thể nói rằng chương trình Hình học 10 được sách giáo khoa trình bày gồm hai nội dung: phương pháp vectơ và phương pháp toạ độ (trên mặt phẳng).

Ở bậc PTCS, HS đã biết một số kiến thức về hình học trên mặt phẳng, được trình bày bằng cách kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp suy luận. Chương trình Hình học 10 bổ sung thêm một số kiến thức về hình học phẳng, và đặc biệt bổ sung hai phương pháp mới: đó là phương pháp vectơ và phương pháp toạ độ.

Hình học 10 được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động học tập của HS nhằm phát huy TTC, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của các em. SGK cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản cần lĩnh hội theo chương trình, đồng thời cũng giúp các em hiểu được qúa trình dẫn đến kiến thức thông qua các hoạt động. Từ đó giúp HS thấy được nguồn gốc thực tiễn của các kiến thức Toán học và những ứng dụng của Toán học trong thực tiễn. Các bài tập được thể hiện dưới nhiều hình thức: Trắc nghiệm theo kiểu “đúng, sai”, điền vào chỗ trống (...) và các bài tập tự luận không quá khó.

* Chương trình Hình học lớp 11

Gồm có ba chương

- Chương I: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng.

- Chương II: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song.

- Chương III: Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian.

Chương trình hình học 11 với thời gian dạy là 45 tiết gồm hai phần quan trọng là:

a) Phần hình học phẳng giới thiệu về các phép biến hình trong mặt phẳng, chủ yếu nói về các phép dời hình và các phép đồng dạng trong mặt phẳng.

b) Phần hình học không gian nghiên cứu về điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về hình học không gian, giới thiệu về quan hệ song song và quan hệ vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Phần hình học không gian được trình bày dựa trên tinh thần của phương pháp tiên đề, và vì lí do để cho vừa sức tiếp thu của HS nên SGK không nêu đầy đủ các tiên đề của hệ tiên đề Ơclit. Các tiên đề đó được gọi là các “Tính chất thừa nhận”.

Về lí thuyết, SGK bỏ qua những chi tiết không thiết thực hoặc là có thể chấp nhận những mô tả trực quan. Ngoài ra, nếu gặp những hiện tượng quá hiển nhiên, mà HS nào cũng thấy rõ thì SGK cũng đơn giản bớt mà không nêu chứng minh.

* Chương trình Hình học lớp 12

Gồm có ba chương Chương I: Khối đa diện.

Chương II: Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón.

Chương III: Phương pháp toạ độ trong không gian.

Các kiến thức đưa vào chương trình Hình học 12 khá nhiều và một số vấn đề khá phức tạp về mặt lí thuyết. Nhưng tinh thần của chương trình chỉ nhằm giới thiệu các khái niệm là chủ yếu, bỏ qua các chứng minh tế nhị và phức tạp.

Chương I trình bày khái niệm về khối đa diện và thể tích của chúng. Đây là những kiến thức có liên quan đến thực tế, tuy nhiên về lí thuyết có những khái niệm và chứng minh khá phức tạp, nằm ngoài mức độ, yêu cầu của HS phổ thông. Vì thế, phần này mục tiêu đặt ra là làm cho HS biết vận dụng các công thức về thể tích hình lăng trụ và hình chóp để có thể tính thể tích các khối đa diện cụ thể khác.

Chương II nhằm giới thiệu khái niệm về mặt tròn xoay nói chung và đi sâu vào mặt cầu, mặt trụ và mặt nón. Những kiến thức này trước kia đặt ở lớp 11.

Chương trình cũng đưa ra các công thức về thể tích và diện tích của hình cầu, hình trụ, hình nón là những kiến thức cần biết của HS.

Chương III cung cấp cho HS các kiến thức và kĩ năng bước đầu về phương pháp toạ độ trong không gian. Chủ yếu tập trung vào: phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng, phương trình mặt cầu và một số bài toán liên quan. Về mặt lí thuyết, chương này không có vấn đề gì phức tạp, do đó yêu cầu đối với HS chỉ là nắm vững các phương pháp để giải quyết các bài toán cụ thể đồng thời có kĩ năng tính toán.

Tóm lại, nghiên cứu chương trình, SGK Hình học ở trường THPT (chương trình mới) ta nhận thấy:

- SGK không viết theo kiểu hàn lâm: giảm nhẹ phần lí thuyết, không đòi hỏi chính xác một cách tuyệt đối, bỏ qua những chứng minh phức tạp và thay bằng những hoạt động kiểm chứng hoặc những minh hoạ.

- Đã tăng cường các kênh hình giúp HS dễ hình dung các khái niệm trừu tượng của hình học. Đảm bảo yêu cầu tăng thực hành, luyện tập trong quá trình học hình học.

- Đã cố gắng tránh áp đặt kiến thức mới, tránh đưa ra những kiến thức dưới dạng “có sẵn” mà thường tạo ra tình huống làm nảy sinh vấn đề. HS được quan sát, dự đoán, kiểm nghiệm rồi bằng suy luận đi đến kiến thức mới. Dưới đầu đề của mỗi bài, mỗi mục, thường có các câu hỏi hoặc các câu phát biểu kích thích óc tò mò khoa học, thôi thúc HS tích cực tìm tòi, phát hiện kiến thức.

- Sách được in ấn sắp xếp dễ học, dễ nhớ, dễ sử dụng tạo điều kiện HS có thể tự học.

Những đặc điểm trên đây của chương trình và SGK Toán ở các lớp THPT đã tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới PPDH ở trường phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu Tiếp cận phương pháp dạy học tích cực theo hướng tăng cường hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hình học ở trường trung học phổ thông (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w