Con ngời cô đơn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết người đẹp say ngủ của y kawabata (từ góc nhìn lý thuyết hiện sinh) (Trang 32 - 37)

Con ngời trong xã hội hiện đại bị cắt đứt những mối quan hệ ràng buộc với tha nhân, thậm chí bị xóa bỏ sợi dây máu mủ. Họ chủ trơng chối từ giao tiếp và các hoạt động cộng đồng bởi t tởng coi cuộc đời là trò đùa vô nghĩa lý. Nh loài cây trên sa mạc hoang vu, họ lạ lẫm, cách biệt với toàn xã hội để tự giam mình trong địa hạt của cái tôi cô đơn và bé nhỏ. Và đây là một trong những điểm xuất phát cho t tởng về thân phận con ngời của các nhà hiện sinh. Với Kierkegaard, cá nhân với t cách là một hiện sinh là ngời đã thoát khỏi sự ràng buộc khỏi tha nhân và xã hội, không phải là con ngời với t cách là một bộ phận, một khâu của chỉnh thể, một phần tử của quần chúng. Ông chủ trơng: “Mỗi ngời có thể nói ta là một khoảnh khắc của cá thể nhng ta không muốn là một tiết hoặc một chơng của hệ thống”[4;224]. Với J.P.Sartre, “Thực thể là không có lí do, không có nguyên nhân và không có tất yếu. Mọi cái tồn tại đều sinh ra không lí do, kéo dài sự tồn tại trong yếu đuối và chết đi một cách ngẫu nhiên”. Các nhà hiện sinh đều thống

nhất với nhau khi cho rằng chỉ có những cá thể ngời chứ không có xã hội con ng- ời. Do vậy, cô đơn trở thành trạng thái “hiện tồn”, là tâm trạng phổ biến của con ngời. Điều này đã đợc phản ánh một cách cụ thể, rõ ràng trong tác phẩm văn ch- ơng của các nhà văn hiện sinh.

Trong Ngời xa lạ của CaMuy, nhân vật Mơcxôn cảm thấy xa lạ với mọi thứ kể cả yêu thơng, hối hận, tôn giáo, nhà tù và cái chết. Anh trở thành cô đơn, lạc loài ngay giữa xã hội. K trong Lâu đài của Kafka cũng bơ vơ, lạc lõng trong một thế giới bị kẹt giữa xung quanh là những không gian xa lạ, không thể tìm thấy lối vào. Giôdep K trong Vụ án sống cô đơn, khép kín, không có đợc một đồng minh để sẻ chia, giúp đỡ trong cái án oan khiên và cuối cùng phải chết cô độc “ nh một con chó”. Có thể nói, cái cô đơn chính là bạn đồng hành không thể thiếu của bất cứ một nhân vật hiện sinh nào.

Nhân vật trong tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ của Kawabata cũng là những con ngời cô đơn đến cùng cực, quẩn quanh trong thế giới của chính mình. Thế giới ấy, ở phạm vi rộng nhất chính là ngôi nhà chứa biệt lập, bí ẩn, nơi không hề chịu ảnh hởng của các tác động bên ngoài xã hội, là nơi cá nhân cảm thấy sự hiện diện của mình là tuyệt đối và duy nhất: “ Không khí im ắng tĩnh mịch. Ngoại trừ ngời đàn bà đã mở cổng khóa chặt đa ông vào nhà và giờ đây đang đứng nói chuyện cùng ông, chẳng thấy bóng dáng một ngời khách nào”[25;738]. Sự biệt lập của ngôi nhà đã tạo nên một thế giới khép kín đầy bí ẩn, là ẩn dụ về một xã hội thu nhỏ đóng chặt cửa, khớc từ sự giao tiếp với bên ngoài. Nó giam hãm con ngời trong chốn mê thất: “Ông muốn trốn chạy, nhìn quanh bốn bức tờng với những tấm màn nhung che kín nh thể không tìm đợc lối ra. Những tấm màn đỏ thẫm nhận ánh sáng từ trần nhà trông mềm mại nhng hoàn toàn bất động. Chúng cầm giữ ông và cô gái đang ngủ”[25;745]. Không chỉ dừng lại ở đó, ở phạm vi nhỏ hơn, ngôi nhà còn là biểu tợng về cái “mê cung tâm hồn” mà con ngời hiện sinh tạo ra để giam hãm chính mình và tự mỗi ngời cũng không thể tìm đợc lối thoát trong chốn mê thất đầy phức tạp và ẩn bí đó. Tuy nhiên, cái nghịch lý trớ trêu của sự tồn tại ngôi nhà ngời đẹp ngủ mê ở chỗ: không gian u ẩn, cô tịch, kì dị nơi này lại chính là nơi con ngời tìm đến để tận hởng những phút giây khoái

lạc, để đợc sống toàn vẹn với cái bản ngã chân thực của chính mình. Chỉ ở nơi này, con ngời mới có thể tìm đến tận cùng niềm vui và đau khổ. Vì vậy, biểu t- ợng ngôi nhà còn có nghĩa là cái đích đến tất yếu, là nơi cuối cùng con ngời tìm đến khi đã cảm thấy chán ngấy hoặc trở nên xa lạ với xã hội hiện tại ồn ào và đầy phi lí ngoài kia. Cả ba ý nghĩa mà biểu tợng ngôi nhà đem lại đều có tác dụng làm bật nổi sự cô độc, khép kín, xa lạ của con ngời với đời sống bên ngoài

Trong không gian nhỏ bé và cách biệt ấy, mỗi ngời lại là một tiểu vũ trụ đóng kín và cô độc, không có những mối liên hệ cơ bản nhất với xã hội. Mụ chủ quán không ngời thân thích, sống một mình bình lặng trong căn nhà. Các cô gái đến và đi, say ngủ trong im lặng tuyệt đối. Còn Eguchi thì chỉ là một ông già, chẳng thể tìm đợc nơi để chia sẻ tâm sự, để sám hối tội lỗi và giải tỏa những ẩn ức sâu kín. Tất cả những nhân vật này cộng với vẻ bề ngoài biệt lập rất thích hợp để biến căn nhà trở thành nơi gặp gỡ của những con ngời cô đơn, lạc loài trong xã hội.

Vì cô đơn dờng nh đã hiện hữu từ trong bản chất, là định mệnh trong số phận mỗi con ngời nên khi tiếp xúc, khi sống cùng trong một căn nhà và thậm chí là khi gần gũi thân xác, các nhân vật này cũng không thể hiểu nhau. Họ giống nh những con ngời hiện sinh, "là những con ngời duy nhất cắt đứt mọi quan hệ xã hội bởi vì mỗi con ngời là một hiện sinh độc đáo. Hơn nữa, đó là những con ngời huyền bí vì mỗi con ngời là một vũ trụ đóng kín không ai hiểu nổi và cũng không tự thông báo cái nội tâm phức tạp của mình cho bất cứ ai” [11;257].

Kawabata đã chủ trơng thủ tiêu nhân vật đám đông và hạn chế thấp nhất sự đối thoại nên trong tác phẩm, đối thoại của nhân vật thờng rất ngắn, nội dung thông tin lại chủ yếu hớng đến đối tợng thứ ba thay vì hớng tới đối tợng giao tiếp. Mụ chủ nhà thờng chỉ nói những điều theo quy định: thông tin về các cô gái đợc lựa chọn, về quy định của nhà trọ, về thời gian, khí hậu và những câu chuyện xã giao...Không có bất kì một thông tin mang tính chất cá nhân về bản thân. Mụ là thế giới mà Eguchi dù có cố gắng cũng không thể nào thâm nhập và khai thác thông tin. Nhân vật này là biểu tợng rõ nét nhất cho những con ngời luôn cố tạo

ra lối sống tách biệt, lạnh lùng với tất cả những gì xảy ra bên ngoài. Họ tồn tại giống nh những cái bóng mờ nhạt bên lề xã hội.

Các cô gái lại có vẻ bí ẩn và khó hiểu theo kiểu khác. Đó là sự bí ẩn của những cô nàng ngủ mê từ rất lâu nơi hoang sơ cha có nhiều ngời khám phá. Các cô giống nh những ngời máy, theo lịch hẹn đến nằm khoả thân và sẵn sàng dâng hiến trong lặng im. Trong giấc ngủ say, các cô thoát ly khỏi những bộn bề, phàm tục của đời sống bên ngoài để tìm cho mình một sự cô đơn tuyệt đối. Tuy hình dạng khác nhau nhng các cô gái đều gợi lên một thân phận chung: thân phận của những con ngời bị “bỏ rơi” trong xã hội (ngay trong cõi nguyên sơ nhất là giấc ngủ), có nguy cơ bị cuộc đời lãng quên nh chính sự lãng quên của họ với cuộc đời. Bằng việc xây dựng hình tợng các cô gái ngủ mê, Kawabata đã bày tỏ tiếng nói đau xót về những kiếp ngời trẻ tuổi bị giam hãm và lãng quên, về thân phận mỏng manh đáng thơng, bị bỏ rơi trong căn buồng thẫm màu đỏ đợc trang trí nh là mộ huyệt chôn dấu tuổi thanh xuân vĩnh viễn.

Nếu các ngời đẹp say ngủ tìm thấy sự cô đơn tuyệt đối trong cõi vô thức thì Eguchi mang nỗi cô đơn của một con ngời không thể nào dung hòa với hiện tại. Do vậy, nếu cô đơn làm cho các cô gái trở thành những “thánh nữ” trong trắng, trinh nguyên thì lại làm nổi bật lên ở nhân vật Eguchi tình thế bi kịch của con ngời hiện đại. Eguchi tìm đến với ngôi nhà ngời đẹp ngủ mê với một trạng thái trống rỗng, không hoàn toàn là tò mò lại cũng không hoàn toàn là những đam mê nhục dục. Tận cùng sâu thẳm, Eguchi vẫn chất chứa mặc cảm và nỗi đau chỉ của riêng ngời già. Eguchi cha già hẳn để có thể sẵn sàng chấp nhận những gì sẽ đến trong tơng lai gần nhng ông cũng không còn trẻ để thích thú, đam mê cuồng nhiệt với dục vọng và khát khao của những ngời trẻ tuổi. Eguchi rơi vào trạng thái lỡng phân, một mặt luôn an ủi động viên rằng mình còn sung sức, còn cha lão suy nh các lão già sức cùng lực tận khác. Mặt khác lại luôn lo sợ những điều khủng khiếp của tuổi già(đặc biệt là cái chết) đang đe doạ sẽ bắt kịp mình trong nay mai. ở thế giới nào, Eguchi cũng không thể hoà hợp, cũng đớn đau. Ông tự giam hãm trong thế giới nội tâm đầy phức tạp của chính mình: "Một nỗi cô đơn buồn bã trào lên. Nhng hơn cả nỗi cô đơn hay nỗi buồn rầu đó chính là

nỗi cô chiếc tuyệt vọng của tuổi già nh đã đông lạnh hẳn trong ông"[25;745]. Nỗi cô đơn tuyệt vọng ấy đẩy Eguchi vào một tình thế mang tính bi kịch: cố gắng thoát khỏi tình thế cô độc bằng cách tìm sự giao tiếp với thế giới bên ngoài nhng vô vọng. Đây là một tình thế rất giống với nhân vật Giôdep K trong Vụ án: càng cố gắng giao lu với thế giới toà án thì càng bị khớc từ, càng cảm thấy tối tăm hơn. ở đây, ta cũng thấy một Eguchi luôn nỗ lực để giao lu với thế giới bên ngoài dẫu rằng thế giới ấy chỉ là một ngôi nhà trọ nhỏ bé và vắng vẻ. Tuy nhiên, tất cả đều đóng kín và câm lặng: ngời tỉnh thức(mụ chủ nhà) là một “viên cảnh binh” nghiêm khắc và bí mật còn các cô gái chỉ là những ngời đẹp ngủ mê lặng lẽ, câm nín, vô ngôn vô hồn. Trong khi đó, quá khứ chỉ là những hình ảnh mơ hồ, dị kì và đau đớn: "Có lẽ để mình đắm chìm trong hồi tởng đến những ngời đàn bà không bao giờ trở lại. Quá khứ xa xăm là niềm an ủi u buồn cho một ông già ngay khi ông đang vuốt ve mơn trớn những cô gái đẹp không thể nào tỉnh thức. Eguchi thấy cõi lòng mình ấm lên cùng nỗi cô đơn"[25]. Nếu K trong Vụ án

của Kafka trơ trọi vì bị kẹp ở giữa là không gian làng và lâu đài thì Eguchi cũng rơi vào tình thế tơng tự: bị kẹp giữa quá khứ xa xăm không thể trở còn thực tại là các cô gái ngủ mê không thể giao tiếp. Hai thế giới ấy, một quá khứ một hiện tại nhng bí ẩn nh nhau và đều không thể xâm nhập. ở đâu thì Eguchi cũng cô đơn, trơ trọi một mình.

Không giao tiếp đợc với thế giới bên ngoài, Eguchi tìm sự chia sẻ ngay với chính bản thân mình. Ông tự đặt ra những câu hỏi với các ngời đẹp ngủ mê rồi tự trả lời. Nếu không thể tìm thấy “đáp án”, Eguchi lại một mình triền miên trong dòng suy tởng. Những trang văn chứa những dòng độc thoại nội tâm của Eguchi chính là những “trang đời” đau xót nhất mà Kawabata dành để miêu tả nỗi cô đơn của con ngời. Hình ảnh Eguchi một mình độc thoại vừa cho thấy sự nỗ lực của con ngời trong việc đi tìm sự đồng cảm vừa lột tả hết cái thảm thơng, bất lực của con ngời cô độc.

Tuy cố gắng tìm sự giao tiếp với tha nhân nhng các nhân vật trong Ngời đẹp say ngủ của Kawabata hay trong các tác phẩm của các nhà văn hiện sinh

khác kết cục rồi vẫn phải chấp nhận sự cô đơn nh là một điều tiền định. Cuộc sống đóng cửa với họ và chính họ cũng không mở rộng lòng mình với tha nhân. Con ngời hiện sinh dờng nh chỉ quan tâm đến một điều duy nhất là bản thân, là trạng huống tồn tại của chính mình. Tha nhân và cuộc sống bên ngoài trở thành thứ yếu và mờ nhạt. Chính vì vậy, nhân vật càng dấn sâu hơn nữa vào thế giới nội tâm đầy phức tạp, tự đào sâu chiêm nghiệm và suy t thì họ càng trở nên cô độc và xa lạ. Nh vậy, có thể nói đỉnh cao nhất của sự cô đơn là con ngời tự tìm sự giao tiếp với chính mình trong một thế giới chủ quan chật hẹp mà khớc từ tất cả.

Tóm lại, trong tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ của Kawabata nỗi cô đơn bao trùm lên nhân vật từ trong cõi vô thức kéo dài đến trạng thái tỉnh thức, từ không gian địa lý( ngôi nhà) đến “không gian tâm trạng”, từ định mệnh đến thực tại đang tiếp diễn. Tâm trạng của Eguchi là tâm trạng của một con ngời luôn chất chứa rất nhiều những nỗi niềm cần giải toả nhng bủa vây xung quanh lại là im lặng hoặc là những thái cực đối lập không thể dung hoà: là tuổi trẻ, là sức sống, là tuổi thanh xuân không bao giờ trở lại. Eguchi càng khát khao, càng nỗ lực giao tiếp thì lại càng cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng và trống rỗng ở ngay hiện tại. Đó là hình ảnh của những ngời đã ở “nửa kia của cuộc đời” nhng vẫn không ngừng khát khao, tìm kiếm sự chia sẻ nhng đi hết cuộc hành trình vẫn chỉ gặp lại bóng mình.

Cũng viết thành công về nỗi cô đơn, thậm chí thành công hơn cả Ngời đẹp say ngủ nhng nỗi cô đơn của nhân vật Singo trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi

trớc đó lại mang một âm hởng khác: đó là nỗi cô đơn của con ngời lạc lõng, lẻ loi ngay giữa những ngời trong gia đình thân yêu, ngay bên cạnh ngời có thể hiểu, đồng cảm và sẻ chia( cô con dâu). Còn nhân vật Eguchi trong tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ lại mang nỗi cô đơn của một ngời không thể nào tìm đợc ngời an ủi, sẻ chia trong cuộc đời. Chính vì vậy, tình thế của ông già Singo tuy mang nhiều ám ảnh nhng nó lại không chất chứa tính bi kịch cao nh với nhân vật Eguchi.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết người đẹp say ngủ của y kawabata (từ góc nhìn lý thuyết hiện sinh) (Trang 32 - 37)