Kết cấu và điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết người đẹp say ngủ của y kawabata (từ góc nhìn lý thuyết hiện sinh) (Trang 72 - 76)

Kết cấu và bố cục đều là sự tổ chức hệ thống các thành phần theo một trật tự nhất định kèm theo quan hệ của chúng. Thông thờng, kết cấu đợc hiểu là sự tổ chức các mối quan hệ bên trong. Bố cục là tổ chức, sự sắp xếp các thành phần bên ngoài, bề mặt của tác phẩm. Kết cấu, bố cục trần thuật phản ánh cách cảm nhận, chuyển tải thông tin, quan niệm của tác giả về vấn đề, nội dung trần thuật.

Trớc hết, nổi bật nhất trong tác phẩm Ngời đẹp say ngủ là kết cấu lặp- sản phẩm của việc sử dụng những motip đồng dạng trong việc xây dựng cốt truyện. Diễn biến trong truyện là diễn biến năm lần gặp của Eguchi với các ngời đẹp say ngủ( sự kiện thực và tâm tởng). Dù các cô gái khác nhau, gợi những cảm xúc khác nhau thì motip của mỗi lần gặp là cố định:

Gặp bà chủ quán trọ nghe nói về các cô gái-> tiếp xúc với các cô gái, cảm nhận vẻ đẹp và sức sống của các cô->tâm trạng của Eguchi với các cô gái, những hồi ức về quá khứ-> bị đánh thức về với thực tại.

Mỗi lần gặp có thể đợc xem nh một câu chuyện ngắn, có nội dung cơ bản hoàn toàn giống nhau. Dù có thêm thắt một vài tình tiết, biến cố nhỏ nhng motip này không hề bị phá vỡ từ đầu đến cuối truyện, tạo cho ngời đọc ấn tợng về sự lặp lại.

Cốt truyện truyền thống yêu cầu phải có đầy đủ các phần: thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Cốt truyện kiểu này đa ngời đọc đi từ trạng huống cảm xúc khác nhau, phát triển hết từ cung bậc này lại chờ đợi cung bậc khác cho đến khi mâu thuẫn đợc giải quyết. Mục đích chính của nó là phản ánh hiện thực một cách hợp lý nhất trên cơ sở thực tế khách quan và t duy con ngời. Do vậy, ngời đọc có thể t duy để đoán định đợc kết cục tất yếu của tác phẩm. Sử dụng kiểu cốt truyện này đòi hỏi nhà văn và ngời tiếp nhận phải có kiểu t duy logic, mang tính biện chứng cao.

Kawabata và các nhà văn hiện sinh khác không làm vậy. Họ chủ động phá vỡ kiểu cốt truyện truyền thống: mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm “không phải là mối quan hệ của một con ngời”( nh lời ông già Eguchi tự nhận xét) bởi chúng không có sự tác động hai chiều lẫn nhau. Do vậy, không thể tạo dựng đợc xung đột, mâu thuẫn để đi tới đỉnh điểm và thắt nút nh cốt truyện thờng gặp. Kiểu kết cấu ở đây gần với kiểu kết cấu” lắp ráp”, cảnh nọ đặt cạnh cảnh kia theo những tuyến song song mà không làm cho sự kiện và hành động tiếp diễn.

Kiểu kết cấu này gợi cho ta ấn tợng về sự lặp lại, luẩn quẩn, không có điểm đầu và điểm cuối của đời sống con ngời. Cuộc đời giống nh một chuỗi những tấm ghép hình giống nhau, đặt ngẫu nhiên bên cạnh nhau và con ngời đành chấp nhận hành động theo sự sắp đặt đó mà không hề thắc mắc. Mặt khác, kiểu kết cấu lắp ráp này còn góp phần thể hiện hình ảnh một thế giới đã đổ vỡ thành từng mảnh, con ngời không thể tạo dựng nổi theo ý của mình mà họ đành phải trợt dài theo các mảnh vụn ấy.

Nh trên đã đề cập, Kawabata không tuân theo việc tạo dựng kiểu cốt truyện truyền thống. Bên cạnh kiểu kết cấu lặp, ông còn sử dụng kết cấu mở trong nhiều tác phẩm. Thực ra, không phải chỉ đến văn học hiện sinh, kiểu kết cấu mở mới đợc sử dụng. Trớc đấy, kiểu kết cấu để ngỏ này thờng xuất hiện nhiều và đã gây đợc d âm trong ngời đọc và tạo nên đợc tính chất đa nghĩa của tác phẩm. Tuy nhiên, dẫu thế nào câu chuyện vẫn tìm đợc một sự kết thúc theo nghĩa là kết quả của sự phát triển tất yếu của tất cả các tình tiết truyện. Trong khi đó, ở văn học hiện sinh, do quan niệm phản ánh cuộc sống ở trạng thái hiện tồn nên học chủ trơng loại bỏ tất cả những gì hệ thống hoàn chỉnh đầy đủ mở đầu và kết thúc. Mở đầu câu chuyện, các nhà văn đã nhanh chóng đi ngay vào tình tiết trung tâm và đến cuối truyện, khi đã kết thúc tác phẩm, tình tiết ấy vẫn đợc bỏ lửng, cha đợc giải quyết theo logic thực tế hoặc theo kiểu t duy con ngời. Điều đó tạo cho ngời đọc ấn tợng câu chuyện bị bỏ lửng, không có điểm đầu và điểm kết thúc. Nó gợi lên trạng thái hiện sinh ngắn ngủi, chông chênh đang diễn ra: con ngời không có quá khứ và tơng lai mà bị treo lơ lửng ở hiện tại. Vì lẽ đó mà với những tác phẩm đang còn dang dở hay bị thiêu cháy giữa chừng của Kafka, ngời đọc vẫn định hình đợc hớng tiếp cận để tìm cho ra ý nghĩa sâu sắc ẩn dấu ở trong đó.

Kawabata thờng sử dụng kết cấu bỏ lửng trong tác phẩm của mình. Xứ tuyết kết thức bằng cái chết đột ngột, dữ dội nh trong những lễ hiến tế cổ xa của Yoko và hình ảnh Shimamura “bớc lên để đứng cho vững và khi anh ngả đầu về phía sau, dải Ngân Hà tuôn chảy lên anh trong cái tiếng thét gầm dằn dữ”. Sự việc vẫn bị giam tại một chỗ và cái chết của Yoko dờng nh là sự mở đầu của một biến cố mới thay vì để khép lại câu chuyện. Trong Tiếng rền của núi, truyện kết thúc mà Singo vẫn bị ám ảnh bởi tiếng núi- nh là âm vang từ cõi chết đang ngày ngày đe dọa sự sống. Và đến Ngời đẹp say ngủ, Kawabata cũng sử dụng kết cấu mở nh vậy. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa kết cấu của tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ so với các sáng tác khác của ông là các tiểu thuyết khác tuy để ngỏ nhng cốt truyện đã có một quá trình phát triển, xoay quanh một trục chính. Trong khi đó,

tính bắt đầu xuất hiện: hai cái chết liên tiếp xảy ra trong căn nhà ngời đẹp ngủ mê. Nỗi kinh hoàng, ám ảnh, sợ hãi cái chết đã hiện hữu thành hình, đe dọa trực tiếp tâm trạng Eguchi. Thế nhng, câu chuyện lại vội vàng kết thúc bằng sự băn khoăn của ông già Eguchi: “Ông nghe tiếng xe hơi xa dần, chắc là mang theo thân xác cô gái da ngăm. Có phải ngời ta đa nàng đến cái quán trọ đáng ngờ mà trớc đó lão già Fukura đợc chở đến?”[25;810]. Cái chết của cô gái diễn ra nhẹ nhàng và đột ngột và nó cũng đợc chấp nhận nhẹ nhàng, dễ dàng nh là định mệnh. Nếu cái chết của Giodep K trong Vụ án của Kafka đợc chính anh nhận xét: “Chết thảm hại nh một con chó” thì cái chết của cô gái trẻ và lão già Fukura cũng không đợc xem là kết cục cuối cùng của một con ngời. Họ nhanh chóng chìm vào lãng quên, chết lặng lẽ cô đơn và bị chuyển dời cũng lặng lẽ cô đơn. Hình ảnh cái nhà trọ trở thành một biểu tợng đầy ám ảnh: là nơi cuối cùng mà con ngời đến, là cửa ngõ tất yếu sẽ đa họ đến chốn vĩnh hằng. Bằng kết thúc mở Kawabata đã tạo nên một d âm buồn bã trong lòng ngời đọc về cái kết cục đáng buồn của hiện sinh con ngời: con ngời trong truyện bị ghim chặt vào tình thế hoang mang, lo sợ, hãi hùng nhất. Không có một lí giải. Không một kết thúc. Tất cả đều chênh vênh giữa hai bờ sống và chết và dờng nh con ngời chẳng có quyền lựa chọn. Sự phân vân của Eguchi cuối truyện phản ánh tính chất yếu đuối, bất lực của con ngời trong xã hội hiện đại đáng sợ này. Kết cấu mở khiến câu chuyện tởng nh cha thực sự bắt đầu( kịch tính mới xuất hiện) thì đã vội vàng kết thúc nên nó còn gợi lên tính chất ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời. D âm mà tác phẩm để lại thấm thía nỗi buồn nhân sinh, nhẹ nhàng nhng sâu lắng.

Bên cạnh kết cấu, điểm nhìn trần thuật cũng đợc huy động để làm bộc lộ những t tởng hiện sinh của tác phẩm. Trần thuật là : "Sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể, hấp dẫn theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Trần thuật là nói đến sự thể hiện của hình tợng văn học, truyền đạt nó tới ngời thởng thức"[14;308].

Vì cự tuyệt duy lý, đề cao những trải nghiệm mang tính chủ quan của con ngời nên trong văn học hiện sinh, vấn đề điểm nhìn trần thuật đã có sự thay đổi

cơ bản so với văn học thế kỷ XIX. ở thế kỷ XIX, các nhà văn hiện thực giành u thế cho điểm nhìn của tác giả( tạo nên sự khách quan hoá, chân thực và đa diện trong cách đấnh giá) thì sang thế kỷ XX, các nhà văn hiện sinh đã chủ trơng thay đổi căn bản điểm nhìn trần thuật: chuyển dịch từ điểm nhìn của ngời kể chuyện sang điểm nhìn của nhân vật. Trong Vụ án, Lâu đài... mạch chính của tác phẩm đợc tạo bởi cách nhìn nhận, đánh giá cuộc đời của nhân vật chính. Trong Ngời xa lạ của CaMuy, qua con mắt của anh chàng Mơcxon, ngời luôn lạc lõng và xa lạ giữa cõi đời, cuộc sống cũng trở nên xa lạ, đầy sự phi lí và vô nghĩa. Trong

Ngời đẹp say ngủ cũng vậy. Nếu trong các tiểu thuyết trớc đó nh Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc... Kawabata vẫn giành u thế cho điểm nhìn của ngời kể chuyện(mặc dù vẫn có sự đan xen giọng điệu ngời kể và nhân vật) thì đến tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ, điểm nhìn đã chuyển dịch phần lớn qua nhân vật chính: ông già Eguchi( mặc dù điểm xuất phát trần thuật vẫn là ngôi ba số ít : Eguchi). Cuộc sống, con ngời đợc nhận diện, lột tả qua cái nhìn của Eguchi nên nó đợc khúc xạ cho phù hợp với tâm lý ngời già: thế giới chứa đựng đầy những đe doạ, bất an, ám ảnh; ám ảnh tuổi già và cái chết; nghịch lý trớ trêu và đớn đau của tạo hoá: các cô gái trẻ trung, xinh đẹp đầy sức sống nằm bên cạnh một ông già gần đất xa trời; quá khứ tơi đẹp luôn hiển hiện và độc chiếm tâm trí...Điểm nhìn trần thuật góp phần biểu hiện có hiệu quả tâm trạng của Eguchi. Đồng thời, chỉ với điểm nhìn nhân vật nh vậy, t tởng hiện sinh về cuộc sống mới đợc bộc lộ một cách cụ thể, chân thực bởi chỉ qua con mắt ngời già trong một trạng thái đau đớn và đầy bất an mới có thể lột tả đợc bức tranh cuộc sống phi lí, trớ trêu, chán chờng .

Kết cấu tác phẩm và điểm nhìn trần thuật vốn là những yếu tố bắt buộc phải có của tất cả tác phẩm chứ chúng không thể là yếu tố độc tôn của văn học hiện sinh. Thế nhng, Kawabata đã sử dụng những yếu tố sẵn có này một cách có chủ ý để làm bật lên đợc t tởng hiện sinh, góp phần thể hiện quan niệm nhân sinh của chính nhà văn.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết người đẹp say ngủ của y kawabata (từ góc nhìn lý thuyết hiện sinh) (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w