Con ngời phạm tộ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết người đẹp say ngủ của y kawabata (từ góc nhìn lý thuyết hiện sinh) (Trang 49 - 51)

Thực ra con ngời phạm tội gợi sự gần gũi với con ngời đạo đức hơn bản năng. Tuy nhiên, Kierkegaard- ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh đã từng đa ra một luận điểm nổi tiếng: “Bản chất của con ngời là tội lỗi”. Luận điểm này cùng với nhận định của ông về trạng thái tâm lí phổ biến của con ngời: “Cá nhân luôn cảm giác mình có tội. Cảm giác phạm tội này làm cho con ngời luôn cảm thấy sợ hãi”[4;227] đã có sự ảnh hởng rất lớn đến t tởng của các nhà hiện sinh sau này. Ông coi tâm trạng tội lỗi là tâm trạng chủ yếu của cá nhân xuất hiện từ khi mới chào đời. Vì con ngời vốn dĩ yếu đuối, hoảng hốt, bất an nên dễ mắc sai lầm và phạm tội. Do đó, phạm tội trở thành một bản năng tất yếu trong con ngời.

Eguchi có ý thức đợc hành động đến nhà chứa là một tội lỗi: “Nằm dài bên cạnh một cô gái bị thiếp cho ngủ mê không còn nghi ngờ gì nữa là một điều ác”[25;782]. Tội lỗi ấy càng dày vò khi ông tởng tợng ra sự trách móc từ những ngời con của mình. Và dù cảm thấy không hứng thú, đã dự định không trở lại: “Eguchi không nghĩ mình sẽ quay lại ngôi nhà ngời đẹp ngủ mê lần thứ hai. Ngay lần đầu tiên trải qua một đêm ở đó ông đã không hứng thú quay lại. Và sáng hôm sau, khi ngủ dậy ra về, ông thấy mình cũng nghĩ thế”[25;755] nhng Eguchi đã không dùng lý trí để cỡng lại những ham muốn tự nhiên của bản thân. Chính Eguchi cũng phải thừa nhận điều này: “Dù sao đi nữa, ông cũng đã không chống cự lại sự cám dỗ bằng ý chí. Ông không có ý để mình buông thả vào cái trò chơi khỉ gió, xấu xí và già nua này vì thực sự ông cha đến nỗi lọm khọm, già nua và yếu ớt nh những lão già khác để cần một nhà chứa kiểu này. Tuy vậy, cái đêm đó, cái đêm đầu tiên ông ngủ ở ngôi nhà đó không để lại cho ông một cảm t- ởng khó chịu nào. Cái mặc cảm sai trái có đấy chứ không phải không?”[25;756]. Ngôi nhà ngời đẹp ngủ mê giống nh đích đến trong một lịch trình đã đợc định sẵn, ý muốn và dự định không có quyền quyết định. Hành động ấy có vẻ dễ dàng bởi nó đợc thực hiện bằng tiếng gọi sâu kín của bản năng- không phải là bản

năng nhục dục thú vật của con ngời từ thời hồng hoang mà là bản năng đi tìm sự sống, tìm về những điều tốt đẹp nhất trong sự ý thức cao độ về hiện tại bi thảm của chính mình.

Đỉnh cao nhất của bản năng phạm tội đợc thể hiện qua dự định và những hành động ác tâm của Eguchi với các cô gái. Các cô chính là nhịp cầu để Eguchi trở về với tuổi trẻ, với quá khứ, với khát khao mãnh liệt nhất về sự sống. Và chắc chắn, trong đó không thể thiếu niềm mong mỏi tìm thấy đợc niềm an ủi, sẻ chia- “liều linh dợc” trong những giờ khắc già cả, cô độc, lạnh lẽo. Thế nhng, trớ trêu thay, đối tợng mà ông tởng sẽ tìm đợc nhiều khoái lạc nhất lại trở thành tác nhân gây nên nỗi đau đớn khôn nguôi của chính ông. Các cô gái với sức sống thanh xuân tràn trề và sự thanh khiết cả trong thể xác lẫn tâm hồn trở thành sự trêu ng- ơi, chế giễu cho tuổi già mà Eguchi đang lo sợ. Các cô và Eguchi trở thành những nghịch lý trong một nghịch cảnh không thể nào dung hòa, sẻ chia nổi. Và lẽ tất yếu của điều ấy là Eguchi đã tìm đến sự trả thù tàn nhẫn với các cô gái cả trong suy nghĩ lẫn hành động.

Bản năng phạm tội trớc tiên đợc bộc lộ qua suy nghĩ. Eguchi dự định đổ lên đầu cô gái ngủ mê mọi sai trái, lỗi lầm khi chính ông là ngời vi phạm những điều cấm kị của ngôi nhà, dự định “véo thịt hay thụi nàng một cú” để đánh thức cô gái. Tàn nhẫn hơn, đã có lúc Eguchi muốn phá hoại sự trinh trắng nơi các cô gái (điều cơ bản phân biệt các cô với loại gái điếm tầm thờng) làm cho nàng có thai- một mặt để khẳng định mình cha quá già, một mặt để trả thù tuổi trẻ và sự thanh khiết, trinh nguyên nơi nàng. Sự khắc nghiệt, ác tâm trong nhân tính con ngời đã có dịp bùng phát và thể hiện. Nó xuất phát từ nơi sâu thẳm nhất của tuổi già, là lãnh địa tối tăm nhất và mạnh mẽ nh một bản năng, không thể nào dùng các hoạt động suy lí hay lơng tâm, đạo đức để kiềm tỏa. Thậm chí, trong cơn bùng phát, nó đi ngợc lại tất cả mong muốn, tình cảm của con ngời( thực sự, Eguchi rất thơng cảm và trân trọng các cô gái) . Từ nơi sâu kín, sự trỗi dậy của bản năng cũng chính là sự vẫy vùng, tự vệ của con ngời để chống lại lại sự giễu cợt, thách thức của tuổi trẻ và sự đe dọa của tuổi già. Nó càng làm bộc lộ sự yếu đuối, bất lực và mâu thuẫn trong bản thân Eguchi. Chính vì vậy, bản năng đã

làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, sống động hơn nhng cũng đáng thơng hơn. ở đây, ta không khỏi thấy sự ngậm ngùi, đồng cảm của Kawabata với những thân phận chông chênh bên lề sự sống.

Những dự định phạm tội và nỗi mặc cảm, đau đớn tuổi già đã thúc đẩy hành động phạm tội của Eguchi: “Bây giờ là lúc Eguchi trả thù trên thân xác cô nô lệ đang ngủ say này cho tất cả sự nhục mạ và khinh miệt mà các ông già đến đây phải cúi đầu chịu đựng. Ông lay, ông lắc, ông giật ngời nàng một cách thô bạo để nàng tỉnh giấc”[25;762]. Thậm chí, ngay cả trong lúc mê đắm nhất trớc vẻ đẹp của nàng, Eguchi cũng nảy sinh ý định trừng phạt hay trả đũa cô gái: “ Eguchi nhìn chằm chằm ngực và bụng nàng với ý muốn đẩy cả thân xác nàng ra khỏi chăn để mặc nàng chống chọi giữa mùa đông [25;803]. Điều đáng lu ý là mong muốn trả thù của Eguchi với các cô gái rất mạnh mẽ, do quy kết họ tội lỗi cợt trêu, thách thức nỗi đau nơi ông. Tuy nhiên, hành động ác tâm ấy lập tức bị dừng ngay lại khi ông nhận ra các dấu hiệu “rõ ràng nàng vẫn còn trinh”. Nguyên nhân thúc đẩy và kìm hãm hành động là không giống nhau, không hoàn toàn trùng khớp, không hoàn toàn xác định. Hành động ác tâm, tàn nhẫn của ông không giống nh một dự định trả thù có tính toán mà nó chính là sự bột phát, trỗi dậy của bản năng phạm tội không thể kiềm tỏa. Và vì vậy, nó ngẫu hứng, không nguyên nhân, không lý trí, không bền vững, không xác định và hay thay đổi.

Bản năng phạm tội ở nhân vật Eguchi hé lộ thế giới tâm hồn đầy bí mật, sâu kín ở nhân vật. Nó là cái bản chân lớn nhất mà dù biết đó là tội lỗi và suy đồi nhng con ngời vẫn không thể che dấu. Chính vì vậy, con ngời trở nên gần gũi hơn với trạng thái hiện tồn của chính mình. Mặc dù bản năng phạm tội ở nhân vật Eguchi bùng phát mạnh mẽ, không chịu sự kiềm tỏa của lý trí nhng chính qua bản năng, hình ảnh con ngời bé nhỏ, cô đơn, vùng vẫy tuyệt vọng trớc số phận mới đợc tái hiện rõ ràng. Sự vùng vẫy để chống lại những giờ phút suy tàn chính là một trong những biểu hiện mãnh liệt nhất của bản năng sống và cũng là biểu hiện bi thảm nhất trong sự hiện sinh của kiếp ngời.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết người đẹp say ngủ của y kawabata (từ góc nhìn lý thuyết hiện sinh) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w