Trong những năm gần đây, khái niệm bản năng đã đợc bàn đến nhiều khi xem xét các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, khái niệm này đã xuất hiện từ rất lâu trớc đó, trong tâm lí học, sinh lý học, xã hội học…
Theo Nguyễn Tiến Dũng, “bản năng là toàn bộ những xung lực đợc nảy sinh từ số lợng (quantum) sức mạnh sống bắt nguồn từ chiều sâu của cái nó thể xác. Mỗi một con ngời và cuộc sống của nó tùy thuộc vào hiệu lực và chất lợng của những bản năng”[1;84]. Thomas Mann cũng đã chỉ rõ những đặc điểm của bản năng nh :“Nó không biết gì đến giá trị thiện hay ác và cả đạo đức nữa”[24;x]. Nietzsche đã đề cao vai trò của bản năng: “Thiên tài là ở bản năng. Lòng tốt cũng thế. Không có hành vi nào hoàn thiện hơn bản năng”[1;84]. Freud trớc đó cũng đã gặp gỡ Nietzsche khi cho rằng bản năng, đặc biệt là bản năng tính dục(sex instinct) là “ nguồn gốc cho mọi công trình sáng tạo vĩ đại”[24;xii]. Ông phân chia hoạt động tinh thần của con ngời ra ba cấp độ: Id (tự ngã), Ego (bản ngã), Superego( siêu ngã). Trong đó, Id là cái quan trọng nhất. Nó là nơi trú ngụ của những bản năng nguyên thủy và các xúc cảm đi ngợc lên quá khứ xa xa khi con
ngời là một con thú: “Cái Id bao gồm tất cả những gì do di truyền, có ngay từ lúc sinh ra đợc kết tụ lại trong sự cấu thành. Mục đích độc nhất của nó là thỏa mãn các ham muốn bản năng và các khoái cảm, không cần biết đến hậu quả”[24;x].
Qua các ý kiến của các nhà nghiên cứu trên có thể thấy bản năng là tất cả những trạng thái, thuộc tính, hành động nguyên thủy, sơ khai, vốn có từ ban đầu khi con ngời mới xuất hiện. Nó cha bị bẻ cong bởi các nhân tố chính trị, xã hội, tôn giáo.. nh hiện tại. Nó là cái cốt yếu để tạo nên cái gọi là “thực tại đích thực”- mối quan tâm trớc hết của các nhà hiện sinh (dẫn theo ý của Nguyễn Tiến Dũng). Các nhà triết học và văn học hiện sinh chủ trơng phản ánh con ngời trong trạng thái “hiện tồn” với tất cả những gì ẩn mật, sâu kín có thực nên đối tợng họ lựa chọn để phản ánh không phải là con ngời ý chí, con ngời đạo đức mà chính là con ngời bản năng. Mặt khác, vì sự hiện sinh của cá nhân là sự thể nghiệm “tự ngã” mà con ngời luôn luôn tiến hành nên “tự ngã” đợc tôn lên làm yếu tố tối th- ợng. Mà “tự ngã” không gì hơn chính là những bản năng sâu kín của con ngời. Do vậy, đối tợng khám phá của văn học hiện sinh thay vì lí trí thì nó lại là lãnh địa của cái bản năng. Chính vì thế, khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học hiện sinh, ngời đọc không lấy những tiêu chí đạo đức, lịch sử xã hội để đánh giá nhân vật. ở các nhân vật này chỉ xuất hiện một đặc điểm cốt lõi nhất là bản năng: “bản năng sống” và “bản năng chết”( chữ dùng của Freud)
Các nhân vật trong Ngời đẹp say ngủ cũng vậy. Không có một dòng tiểu sử, quan hệ xã hội ràng buộc và càng không có những quan điểm đạo đức, luân lí để đánh giá họ. Ai trong chúng ta có thể chắc chắn mụ chủ nhà là một Tú Bà thời hiện đại hay là ngời chuyên dẫn lối đem lại niềm vui cho các cụ già? Các cô gái là hạng gái bán hoa rẻ tiền hay là ngời khơi dậy niềm khát khao sống, khơi dậy cái bản năng mãnh liệt không hề khuất lấp của tuổi già? Eguchi là một ông lão gió trăng hay là một con ngời đáng thơng mang trong mình cả niềm khát khao tuổi trẻ, sức sống lẫn sự đớn đau tuổi già đã có nguy cơ tự hủy? Việc cố tình chia tách các thái cực là một điều không thể thực hiện bởi nó sẽ lập tức phá vỡ tất cả hệ thống nhân vật và t tởng của tác phẩm, biến Ngời đẹp say ngủ thành một tác phẩm văn chơng hiện thực sặc mùi luân lí. Ngời đọc chấp nhận hành động và
những trạng thái ở họ một cách dễ dàng nh những điều hiển nhiên, là chính con ngời họ- có nghĩa là họ đã gián tiếp thừa nhận những yếu tố bản năng từ nhân vật.