Kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Sự phát triển của hiệp hội các quốc gia đông nam á (ASEAN) từ 1992 đến 2007 (Trang 99 - 103)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3. Kinh nghiệm rút ra

Từ thực tiễn hợp tác và liên kết ASEAN trong những thập niên qua chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau.

Thứ nhất, là bài học về tạo dựng sự đoàn kết, nhất trí và hòa thuận trong ASEAN. Muốn có sự đoàn kết và hòa thuận trong ASEAN thì các nớc thành

viên phải luôn tự kiềm chế mình, tôn trọng quyền lợi của nhau, giải quyết các vấn đề trên tinh thần trách nhiệm, tham vấn và bàn bạc, bằng con đờng thơng l- ợng hòa giải, trên tinh thần đoàn kết láng giềng thân thiện, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Trong điều kiện giữa các nớc thành viên còn có nhiều khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, quyền lợi quốc gia - dân tộc và chế độ chính trị - xã hội cùng với sự tiếp diễn hành động lôi kéo, can thiệp và tranh giành ảnh hởng của các thế lực bên ngoài, thì cần thiết phải duy trì các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, trong đó tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi cần đợc tiếp tục đề cao. Vì đây là tiền đề cho sự ổn định, đoàn kết, hợp tác và phát triển. Tuy vậy, kinh nghiệm cho thấy việc tham vấn, bàn bạc, tham khảo ý kiến của nhau rồi mới đi đến thống nhất là một quá trình tốn kém thời gian và công sức, có thể làm chậm trễ việc đề ra và thực thi chính sách, Thêm vào đó, việc đề cao quá mức “chủ quyền quốc gia” mang tính chất truyền thống và kinh nghiệm ứng xử Musyawrat và Mufukat (cùng bàn bạc đi đến đồng thuận kiểu phi tập trung dân chủ) có thế làm phơng hại đến quá trình đổi mới cơ chế hợp tác và dân chủ hóa trong ASEAN. Điều này cần đợc nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể đề xuất hớng khắc phục thích hợp trong những năm sắp tới.

Thứ hai, là bài học về lựa chọn và u tiên các mục tiêu phát triển hợp tác và liên kết khu vực. Muốn kiềm chế tranh chấp nội bộ, tạo dựng môi trờng ổn định để phát triển kinh tế và củng cố chủ quyền an ninh quốc gia thì phải tăng cờng và mở rộng hợp tác chính trị, coi hợp tác này nh một chiến lợc, chứ không phải là sách lợc; Và để duy trì và tăng cờng ổn định chính trị, đoàn kết nội bộ và thúc đẩy liên kết kinh tế sâu rộng thì phải coi hợp tác kinh tế nh một công cụ, đòn bẩy chính cho tiến trình liên kết khu vực. Trong thực tiễn 40 năm qua, việc hợp tác và liên kết ASEAN cha đi sâu vào thực chất, bởi vì mới chỉ dừng lại nh là những phơng tiện để củng cố nền độc lập dân tộc, cái cầu nối, nơi tập duyệt để các thành viên tham gia một cách đầy đủ và có hiệu quả hơn vào các thể chế kinh tế - thơng mại toàn cầu. Chính vì vậy, hợp tác kinh tế

thiết để đáp ứng mục tiêu chính trị. Nếu nh trong những năm 70, các nỗ lực hợp tác của ASEAN chủ yếu nhằm xây dựng lòng tin lẫn nhau, củng cố an ninh nội khối, thì các chơng trình hợp tác trong những năm 80 là góp phần phục hồi trì trệ kinh tế giai đoạn 1980 - 1986, và thu hút nhiều hơn từ phía các nớc t bản phát triển, và tiếp đến hàng loạt cơ chế hợp tác mới đợc đa ra trong những năm 90 nhằm thích ứng với tiến trình tự do hóa thơng mại trên quy mô toàn cầu của thời hậu chiến tranh lạnh. Việc chính trị hóa cao độ các hoạt động của ASEAN nh đã kể trên có thể làm méo mó các quy luật khách quan, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế.

Kinh nghiệm cho thấy, muốn có hội nhập thực sự (theo con đờng khu vực hóa) trớc hết mỗi nớc thành viên phải đa ra đợc một chiến lợc tổng thể, trong đó coi việc hội nhập khu vực và quốc tế là một trong những hớng u tiên hàng đầu, chiến lợc nhất quán và lâu dài; phải phát triển tiềm năng và sức cạnh tranh nội địa, phải tạo dựng hay mở rộng lực hớng tâm. Muốn nh vậy, các nớc thành viên phải có những mục tiêu chung về kinh tế và có cách nhìn nhận tơng đối giống nhau về tơng lai của tổ chức mình, phải cải cách một cách dân chủ và đồng bộ bộ máy nhà nớc phù hợp với nền kinh tế thị trờng, tuân thủ mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ ba, là bài học về sự linh hoạt, thích ứng với điều kiện mới. Điều này đợc thể hiện rõ nét bằng việc ASEAN tránh né công khai nói về hợp tác chính trị ở thời kỳ đầu, đồng thời chủ trơng duy trì một cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, nguyên tắc hoạt động dựa trên thông lệ quốc tế. Chính sự mập mờ về thái độ chính trị cùng với những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra chung chung của ASEAN đã hạn chế tối đa đợc sự công kích, chống phá từ phía các cực quyền hay các nớc lớn trong chiến tranh lạnh, góp phần duy trì sự tồn tại của ASEAN.

Tiếp đến, từ nửa sau những năm 70, đặc biệt từ cuối những năm 70, đầu những năm 80, ASEAN và các nớc thành viên khác đã khai thác tối đa “chất kết dính của chiến tranh lạnh” để làm lợi cho mình, dùng nó nh một “bài thuốc”

cho phát triển kinh tế, củng cố sự đoàn kết, nâng cao địa vị của mình trên trờng quốc tế. Chính sự công khai bày tỏ quan điểm chính trị này, ASEAN đã thu hút đợc sự chú ý và giúp đỡ về mọi mặt từ phía các nớc t bản phát triển, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Thái độ thực dụng này của ASEAN là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế các nớc này hội nhập nhanh vào hệ thống kinh tế t bản chủ nghĩa trong những năm 80. Một lần nữa chủ nghĩa thực dụng lại thắng thế. Bớc vào thập niên 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, ASEAN tỏ ra bình tĩnh và có bản lĩnh, tạo ra hàng loạt cơ chế hợp tác mới, thúc đẩy liên kết khu vực theo hớng khu vực hóa nh lập nên AFTA, AICO, AIA, ARF, CAFTA, mở rộng các nớc thành viên… Sự thiết lập các cơ chế hợp tác mới này đã cho phép ASEAN đón bắt cũng nh sử dụng nhiều cơ hội tốt của toàn cầu hóa và dân chủ hóa mang lại; đồng thời cũng giúp các nớc này phần nào đó khắc phục những mặt trái, vợt qua những thách thức của môi trờng cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, góp phần nâng cao sức mạnh tập thể của ASEAN và các n- ớc thành viên trong các công việc quốc tế. Nói tóm lại, sự mềm dẻo, linh hoạt, khôn khéo và thích ứng của ASEAN không những góp phần củng cố sự đoàn kết nội bộ, thúc đẩy liên kết khu vực, mà còn tranh thủ tối đa cơ hội và nguồn lực bên ngoài, đặc biệt từ các nớc lớn, cực quyền để phát triển.

Thứ t, là bài học về mở cửa và hội nhập khu vực và quốc tế. Chính sự theo đuổi chính sách mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế của ASEAN và các nớc thành viên trong những thập niên qua là một trong những yếu tố chính đa đến sự bùng nổ ngoại thơng, tăng trởng kinh tế cao và liên tục của các nớc này, đồng thời tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng nh môi trờng pháp lý cho mở rộng hợp tác và liên kết khu vực. Để có thể thoát nhanh khỏi sự trì trệ kinh tế và đi vào hội nhập khu vực một cách thực chất thì ASEAN và các nớc thành viên phải tăng cờng tính hớng ngoại của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh nội lực, chủ động hội nhập quốc tế một cách hợp lý. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế mà chỉ dựa hay chủ yếu phụ thuộc vào bên ngoài có thể làm cho nền kinh tế các nớc ASEAN trở nên nhạy cảm với môi trờng quốc tế; Và mỗi khi môi trờng kinh doanh quốc tế hay chính sách của đối tác bạn hàng nớc ngoài thay đổi có thể

nền kinh tế các nớc này trở nên phụ thuộc, trì trệ hay lâm vào khủng hoảng. Điều này đợc thể hiện khá rõ nét qua khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 - 1998. Chính vì vậy, đã đến lúc không cần băn khoăn hay bàn cãi nhiều việc h- ởng ứng hay không hởng ứng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trớc hết là liên kết ASEAN, mà quan trọng hơn là làm thế nào để tạo ra một cơ chế nhằm hạn chế mặt trái của quá trình hội nhập, tăng cờng hơn nữa sức mạnh nội lực của mình. Có nh vậy ASEAN và các nớc thành viên mới có thể nhận đợc lợi ích chính đáng từ quá trình liên kết, và từ đó tạo thêm sinh khí, tăng thêm nỗ lực để thực hiện các thoả thuận đã cam kết và đề xuất nhiều sáng kiến mới thúc đẩy hội nhập khu vực một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Sự phát triển của hiệp hội các quốc gia đông nam á (ASEAN) từ 1992 đến 2007 (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w