Thăm dò về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng tp hồ chí minh (Trang 102 - 108)

Để xác định tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ GVDN được đề xuất, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến gửi 95 GVDN và cán bộ quản lý.

Các số liệu về kết quả trưng cầu ý kiến của cán bộ, GVDN được hỏi ở (Bảng 3.1) cho thấy các giải pháp tác giả đề xuất đều đạt ở mức cần thiết và rất cần thiết (đạt từ 2.53 đến 2.72 điểm) và khả năng thực hiện từ khả thi đến rất khả thi (đạt từ 2.52 đến 2.70 điểm)

Bảng 3.1. Tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất

Các giải pháp đề xuất

Tính cần thiết TBĐ Tính khả thi TBĐ

3 2 1 3 2 1

Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ GVDN

SL 58 35 2

2.59 56 38 1 2.58

% 61,05 36.84 2.11 58.95 40.00 1.05

Sử dụng hiệu quả đội ngũ GVDN hiện có

SL 64 30 1

2.66 55 38 2 2.56

% 67.37 31.58 1.05 57.89 40 2.11

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GVDN

SL 50 45 0

2.53 49 46 0 2.52

% 52.63 47.37 0 51.58 48.42 0

Đổi mới công tác quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học

SL 70 23 2

2.72 68 26 1 2.70

% 73.68 24.21 2.11 71.58 27.37 1.05

Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ GVDN

SL 69 25 1

2.72 64 28 3 2.64

% 72.63 26.32 1.05 67.37 29.47 3.16

Từ kết quả thu được ở trên, tác giả cho rằng, những biện pháp đưa ra trong luận văn có thể áp dụng được vào thực tế quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GV dạy nghề ở Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận chương 3

Trong chương này tác giả đã đề xuất 5 giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN ở Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2015. Đó là các giải pháp:

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ GVDN - Sử dụng hiệu quả đội ngũ GVDN hiện có

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GVDN

- Đổi mới công tác quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học - Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ GVDN

Trong từng giải pháp đều có cách thức thực hiện cụ thể. Kết quả khảo sát trên 95 cán bộ, giáo viên dạy nghề cho thấy các giải pháp mà tác giả đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công tác quản lý đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh phải tuân theo những nguyên lý chung của lý luận như: Quản lý, QLNNL, QL giáo dục, QL trường học, QL đội ngũ GVDN, … Bên cạnh đó, trường cũng mang những nét đặc thù riêng của Trường Cao đẳng kỹ thuật: về vai trò nhiệm vụ của đội ngũ GVDN Trường Cao đẳng kỹ thuật, những yêu cầu phẩm chất đối với đội ngũ GVDN Trường Cao đẳng kỹ thuật,…

Thực trạng chất lượng đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, đội ngũ GVDN nhà trường là một đội ngũ cân đối về độ tuổi, có phẩm chất chính trị vững vàng, yêu nghề, tâm huyết với nghề, có tinh thần học tập, nâng cao trình độ, trong những năm qua, số GV có học vị thạc sỹ tăng nhanh. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ GVDN còn nhiều hạn chế biểu hiện ở khả năng sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học, năng lực biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học cũng như NCKH và các hoạt động khoa học – công nghệ khác. Trường có ít giáo viên có học vị tiến sỹ. Khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ trong giảng dạy còn kém. Tình trạng thiếu, thừa giáo viên ở Bộ môn, Khoa khác nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

Thực trạng về đội ngũ GVDN của nhà trường, thời gian qua, công tác quản lý có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả nhất định: lãnh đạo nhà trường đã chú trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN, quan tâm và mạnh dạn đưa GV đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là đào tạo sau đại học; các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ cũng được áp dụng khá mềm dẻo, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với GV. Mặc dù vậy, so với yêu cầu phát triển của nhà trường, so với mục tiêu đào tạo, công tác quản lý đội ngũ GV dạy nghề vẫn bộc lộ những hạn chế bất cập mà biểu hiện rõ nhất là công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ GVDN còn thiếu tầm nhìn chiến lược, chưa có tính bao quát, toàn diện; sử dụng đội ngũ GVDN còn chưa hợp lý; đào tạo bồi dưỡng chưa theo quy hoạch; Quản lý hoạt động giảng dạy còn chưa thực sự sâu sát, chưa thống nhất trong quản lý giữa các đơn vị; Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học chưa phát huy hết năng lực của đội ngũ GVDN, chất lượng nghiên cứu khoa học còn chưa cao, chưa mang nhiều tính ứng dụng và chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; Công tác kiểm tra, đánh giá chưa hiệu quả, tác động chưa nhiều đến sự phấn đấu của đội ngũ GVDN và chưa có sự phát hiện và điều chỉnh kịp thời sự sai lệch.

Thực trạng có nhiều nguyên nhân. Về yếu tố khách quan, nhà trường chưa thực sự tự chủ về nhiều mặt trong quản lý đội ngũ GVDN cho nên còn bị động trong tuyển dụng và quy hoạch GV, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc thu hút nguồn lực, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đãi ngộ đối với

đội ngũ GVDN. Nguồn kinh phí thực hiện các quản lý còn hạn hẹp nên hiệu quả quản lý chưa cao. Về yếu tố chủ quan, trình độ của cán bộ quản lý không đồng đều, chưa nhận thức sâu sắc, thấu đáo tầm quan trọng của công tác quản lý đội ngũ GVDN.

Từ thực trạng quàn lý đội ngũ GVDN ở Trường CĐKT Cao Thắng, cho thấy nhà trường cần tiến hành bổ sung các biện pháp đã nêu một cách tích cực và đồng bộ với nội dung cơ bản sau:

- Việc hoạch định nhân sự phải mang tính chiến lược, bao gồm công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ nhằm vừa đảm bảo về số lượng vừa có lực lượng kế thừa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nhà trường. Ngoài việc xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, cần hoạch định trong thời gian 5 năm, 10 năm cùng với định hướng kế hoạch phát triển của nhà trường.

- Việc sắp xếp, bố trí nhân lực ngày càng theo hướng giảm đầu mối (chức danh), tăng thêm nhiệm vụ cho các thành viên đồng thời tăng lương, tăng thu nhập và đảm bảo các quyền lợi khác cho đội ngũ GVDN theo tinh thần tự chủ tài chính của nhà trường quy định tại Nghị định 10/2002/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP về thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, bộ chức biên chế về tài chính. Theo đó, các thành viên phải đảm trách nhiều công việc phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Cơ quan chức năng quản lý cấp trên

Cần giao thêm quyền cho Hiệu Trưởng nhà trường trong việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP để Hiệu Trưởng nhà trường chủ động, sáng tạo trong việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề

Tạo điều kiện cho nhà trường mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở 2, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại.

Xây dựng các chương trình bồi dưỡng và cải tiến nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho GVDN. Bồi dưỡng chuẩn hoá, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ GVDN.

Cần có chính sách thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, các cán bộ, giáo viên dạy nghề có trình độ cao về công tác tại Trường CĐKT Cao Thắng

2.2. Đối với Trường CĐKT Cao Thắng.

Cần khảo sát và nắm rõ nhu cầu đào tạo, đội ngũ GVDN và cán bộ quản lý giáo dục trong thành phố một cách hệ thống; đồng thời khảo sát để nắm rõ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của khu vực để từ đó xây dựng, quy hoạch đội ngũ GVDN của nhà trường đủ về số lượng, tinh thông về nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và cả khi nhà trường được nâng cấp thành Trường Đại học.

Lập kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN và thực sự xem bản kế hoạch là một chỉ tiêu pháp lệnh.

Tạo ra phong trào thi đua và kịp thời động viên kể cả vật chất đối với những người có tinh thần khắc phục khó khăn, tích cực học tập nâng cao trình độ và đạt kết quả tốt.

Hàng năm tiến hành tự kiểm định chất lượng đào tạo nghề của trường.

Liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước, các chuyên gia giỏi nhằm thực hiện bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ GVDN.

Tăng cường phân cấp để các đơn vị tăng thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Tạo điều kiện để các đơn vị thực hiện sáng tạo hơn, tốt hơn các mục tiêu giáo dục – đào tạo.

Tạo nên sự gắn kết hơn giữa các Phòng chức năng và các Khoa. Đảm bảo liên thông giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quản lý và chính sách đối với cán bộ nói chung và đội ngũ GVDN nói riêng.

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ của trường, tạo nguồn thu nhập thêm cho cán bộ, GV, công nhân viên. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định về thể chế hoạt động trong nhà trường, để làm căn cứ chỉ đạo quản lý và

thực hiện trong nhà trường như: Quy định về NCKH, chế độ đối với GV, quy định về thi đua khen thưởng,…

Tiếp tục mở rộng quy mô và loại hình đào tạo nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà trường nói chung và đội ngũ GVDN nói riêng, phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội của thành phố.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng tp hồ chí minh (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w