Phẩm chất đạo đức là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của đội ngũ nhà giáo nói chung và GVDN nói riêng. Nguyên nhân là do đặc thù của hoạt động sư phạm nhằm tạo ra những thế hệ lao động mới, không những có tri thức khoa học, nắm vững kỹ năng nghề nghiệp mà còn phải có nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt. Theo điều lệ Trường Cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 14/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì yêu cầu đầu tiên của người GV Trường Cao đẳng là phải có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt, lý lịch rõ ràng [1].
Để đánh giá khách quan về đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tác phong của đội ngũ GVDN trường CĐKT Cao Thắng - TPHCM tác giả đã hỏi ý kiến của 34 CBQL, 61GVDN, kết quả thu được như ở bảng 2.7 dưới đây
Bảng 2.7. Thực trạng về đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tác phong của đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng
Nội dung Mức độ ĐTB
4 3 2 1
giáo; tâm huyết với nghề nghiệp % 52.63 47.37 2.10 0 2.Giàu lòng nhân ái; đoàn kết, thương yêu đồng
chí, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp
SL 39 47 9 0 3.31
% 41.05 49.47 9.48 0
3.Tôn trọng nhân cách, đối xử công bằng và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học
SL 39 47 9 0 3.31 % 41.05 49.47 9.48 0 4.Thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí SL 27 48 18 2 3.05 % 28.42 50.53 18.95 2.10 5.Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sang
SL 38 45 10 2 3.25
% 40.00 47.37 10.53 2.10
6.Có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội
SL 40 44 10 1 3.10
% 42.11 46.32 10.52 1.05
7.Có thái độ lịch sự, tôn trọng, trung thực, thân thiện, hợp tác trong giao tiếp với đồng nghiệp; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo
SL 42 43 10 0 3.34
% 44.21 45.26 10.53 0
Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy việc giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tâm huyết với nghề nghiệp, kết quả cho thấy tiêu chí này được đánh giá ở mức độ tốt (ĐTB 3.50). Đội ngũ GVDN nhà trường bao gồm một lực lượng khá đông các thầy cô đã gắn bó với nghề, với nhà trường trong nhiều năm, những thầy cô này rất yêu nghề, có trách nhiệm với học sinh, sinh viên, với nhà trường, có nhiều cống hiến cho sự phát triển của nhà trường. Lớp GV này luôn là tấm gương cho GV trẻ noi theo về nghị lực cũng như lòng yêu nghề, sự tận tụy với nghề, niềm tự hào và ý thức về danh dự của nghề dạy học. Tuy nhiên, do sự hạn chế về tuổi tác nên khả năng học tập để nâng cao trình độ của những GV có thâm niên cao gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về ngoại ngữ, tin học, tiếp cận với những vấn đề mới đòi hỏi phải có khả năng ngoại ngữ. Cũng có một số GV đã tự nghiên cứu, học tập và đã đạt những thành công nhất định.
Đội ngũ GVDN nhà trường cũng là những người rất giàu lòng nhân ái; đoàn kết, thương yêu đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp. Kết quả khảo sát cũng
cho thấy tiêu chí này được đánh giá ở mức độ khá (ĐTB 3.31). Đội ngũ GVDN nhà trường gồm nhiều thầy cô có xuất thân từ nhiều miền khác nhau trên cả nước, từ Bắc – Trung – Nam và đã có thời gian dài gắn bó với nhau, đoàn kết cùng xây dựng nhà trường từ những thời kỳ gian khó. Chính vì vậy, đội ngũ GVDN nhà trường là một tập thể rất thân ái, thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống. Hiện nay, điều kiện, hoàn cảnh sống có nhiều thay đổi và ngày càng được cải thiện nhưng đội ngũ GVDN nhà trường vẫn giữ được mối đoàn kết thân ái, điều này thể hiện qua sự hoạt động của tổ chức Công đoàn nhà trường luôn là cầu nối, là đầu mối gắn kết, chia sẻ thông tin trong đội ngũ GVDN.
Việc tôn trọng nhân cách, đối xử công bằng và bảo vệ các quyền lợi, lợi ích chính đáng của người học, qua thực tế công tác và qua khảo sát tác giả nhận thấy tiêu chí này được đánh giá là khá (ĐTB 3.31), đội ngũ GVDN nhà trường không những đoàn kết thân ái với đồng nghiệp mà còn rất yêu thương, quý trọng người học, hết lòng vì người học, phấn đấu vì một nhà trường thân thiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít GV đối xử chưa công bằng với người học trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Một số GV trẻ chưa mạnh dạn bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học tạo cho các em có một môi trường , điều kiện học tập, sinh hoạt tốt hơn.
Việc thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí kết quả khảo sát cho thấy tiêu chí này được đánh giá là khá (ĐTB 3.05). Trong thực tế nhà trường, bệnh thành tích là một vấn đề đã ăn sâu trong tư tưởng, thói quen của mỗi người và đây là một vấn đề rất khó giải quyết. Mặc dù nhà trường đã tổ chức triển khai và phát động toàn thể cán bộ, GV, viên chức hưởng ứng phong trào chống bệnh thành tích nhưng vẫn còn một bộ phận GV ý thức chống bệnh thành tích chưa cao, vẫn còn các hiện tượng chạy theo kết quả học tập, đánh giá kết quả học tập không đúng với thực lực học sinh, sinh viên do GV có tư tưởng cào bằng, sợ bị đánh giá. Việc chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm, đội ngũ GVDN nhà trường luôn được công nhận là một tập thể văn minh, không có hiện tượng tham nhũng xảy ra, tinh thần tiết kiệm chống lãng phí luôn được quán triệt trong toàn trường. Trong những năm gần đây, hưởng ứng phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đội ngũ GVDN nhà trường đã thực hiện có hiệu quả việc tiết kiệm điện, nước, giữ gìn, bảo quản máy móc, phương tiện, dụng cụ giảng dạy, học tập...góp phần giúp nhà trường thực hiện tối ưu nhất nguồn ngân sách.
Về lý tưởng, đội ngũ GVDN nhà trường nhìn chung là những người có tâm huyết với nghề, gắn bó với nghề và luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự nhà giáo. Vì vậy, có thể nói GV nhà trường là những người sống có lý tưởng, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng. Tuy nhiên, qua khảo sát mức độ đánh giá cho tiêu chí này của đội ngũ GVDN nhà trường chỉ ở mức khá (ĐTB 3.25). Điều này có nguyên nhân ở đội ngũ GVDN trẻ, mới công tác, lương thấp, điều kiện sống còn khó khăn về nhiều mặt nên chưa ổn định về tư tưởng, sự say mênghề nghiệp của đội ngũ GVDN hiện nay của trường nhìn chung còn hạn chế, đây cũng là tình trạng chung của nghề dạy học khi bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường, thu nhập của GV nhà trường chưa cao, điều kiện sống ở thành phố còn nhiều khó khăn, vẫn phải thuê nhà khá xa nơi công tác để ở nên ít nhiều ảnh hưởng đến sự yên tâm nghề nghiệp, chưa toàn tâm, toàn ý với công việc. Chính vì vậy nhà trường cần có những chính sách quan tâm, hỗ trợ đối với GV trẻ để họ yên tâm công tác.
Về lối sống, kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí: Có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội của đội ngũ GVDN nhà trường được đánh giá ở mức khá (ĐTB 3.10). Đội ngũ GVDN nhà trường có truyền thống là một tập thể đoàn kết, thương yêu, tương trợ đồng nghiệp trong cuộc sống cũng như trong công tác. Hiện nay, trong giai đoạn đất nước ta có nhiều đổi mới, đội ngũ GVDN nhà trường đã có nhiều cố gắng trong học tập, nghiên cứu để thích ứng với sự tiến bộ của xã hội, có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc, không phô trương, kiểu cách luôn giữ khiêm tốn và giữ tình thân ái với bạn bè, đồng nghiệp. Ngoài công tác giảng dạy ở trường, đội ngũ GVDN nhà trường cũng là lực lượng tích cực tham gia vào các phong trào tại địa phương và có mối liên hệ chặt chẽ với nơi cư trú.
Về thái độ, đội ngũ GVDN nhà trường luôn có thái độ lịch sự, tôn trọng, trung thực, thân thiện, hợp tác trong giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh, sinh viên; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Qua khảo sát, tiêu chí này được đánh giá ở mức khá (ĐTB 3.34). Tuy nhiên, khả năng và hiệu quả hợp tác giải quyết công việc của đội ngũ GVDN nhà trường chưa cao do chưa hình thành thói quen, kỹ năng làm việc nhóm cũng như giải quyết công việc theo nhóm.
Để đánh giá khách quan về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng – TP.HCM tác giả đã hỏi ý kiến của 34 CBQL, 61GVDN, kết quả thu được như ở bảng 2.8 dưới đây
Bảng 2.8. Thực trạng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung Mức độ Đ
TB
4 3 2 1
1.Nắm vững chương trình, nội dung kiến thức môn học, thực hiện kế hoạch và chương trình dạy học
SL 43 40 12 0
3.33
% 45.26 42.11 12.63 0
2.Khả năng sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học
SL 6 33 55 1
2.46
% 6.32 34.73 57.9 1.05
3.Khả năng tổ chức hoạt động dạy học – giáo dục
SL 21 46 28 0
2.93
% 22.11 48.42 29.47 0
4.Khả năng nắm bắt tâm lý, cảm hóa, thuyết phục định hướng cho sinh viên
SL 15 46 34 0
2.80
% 15.79 48.42 35.79 0
5.Năng lực biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học
SL 9 49 36 1
2.69
% 9.47 51.58 37.90 1.05
6.Năng lực nghiên cứu khoa học và các hoạt động khoa học – công nghệ khác
SL 9 30 46 10
2.40
% 9.47 31.58 48.42 10.53
7.Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học
SL 20 65 10 0
3.11
% 21.05 68.42 10.53 0
Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy việc nắm vững chương trình, nội dung kiến thức môn học, thực hiện kế hoạch và chương trình dạy học của đội ngũ GVDN, kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí này được đánh giá ở mức khá (ĐTB:3,33). Đây là nội dung rất trọng tâm trong công tác chuyên môn. Đầu mỗi học kỳ các Khoa, Tổ Bộ môn đều họp phân công và thống nhất nội dung chương trình giảng dạy. Đa số GVDN nhà trường đều thực hiện khá tốt việc nắm vững chương trình, nội dung kiến thức môn học. Tuy nhiên, những ngành đào tạo mới vẫn còn tồn tại những bất cập ở một số môn học như chưa có GV, chưa có giáo trình và đề cương môn học, GV phải
tự tìm tài liệu, tự xây dựng nội dung chương trình và giảng dạy. Có nghĩa là GV trực tiếp giảng dạy đảm nhận từ đầu đến cuối chưa có sự kiểm tra, đánh giá xem nội dung giảng dạy có đảm bảo hay không, GV có thể dạy đạt tốt môn đó hay không? … Mặt khác, việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy đôi lúc còn xáo trộn và chưa kịp tiến độ, do tình trạng thiếu GV ở một số ngành gây ra khó khăn cho công việc sắp xếp bố trí chuyên môn của GV.
Về khả năng sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học, đội ngũ GVDN nhà trường trong vài năm gần đây đã có nhiều chuyển biến về phương pháp dạy học theo hướng đổi mới nhưng chưa thực sự hiệu quả. Qua khảo sát, tiêu chí này được đánh giá ở mức trung bình (ĐTB: 2.46). Kết quả này khá sát với thực tế, nhà trường đã phát động phong trào khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức một số hội thảo về việc đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích việc sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ giảng dạy. Bên cạnh đó, một số GV cũng có đề tài nghiên cứu khoa học về sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học. Tuy vậy, nhà trường chưa xây dựng kế hoạch định kỳ tổng kết, đánh giá hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học, nêu gương điển hình hoặc rút kinh nghiệm và lựa chọn hướng giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tế. Chính vì vậy, các phương pháp dạy học thụ động vẫn chiếm ưu thế, tình trạng “đọc chép”, “chiếu chép” là phổ biến, các hoạt động nhóm, xêmina, hội thảo, … có tổ chức nhưng chưa hiệu quả.
Về khả năng tổ chức hoạt động dạy học – giáo dục của đội ngũ GVDN, qua khảo sát, nội dung này được đánh giá ở mức khá (ĐTB: 2.93). Xét trong thực tế, mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng đội ngũ GVDN nhà trường luôn nỗ lực và nhiệt tình trong các hoạt động dạy học, qua những đợt hướng dẫn thực tập nghề nghiệp, các GV đã giúp cho học sinh, sinh viên không những có được tri thức mà còn được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo , tác phong khi đứng máy để sau này các em ra trường có thể đứng vững với kiến thức và tay nghề của mình. Bên cạnh nhưng ưu điểm đó, cũng có một số hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp. Môi trường tập thể bao giờ cũng phức tạp đòi hỏi người GV chủ nhiệm lớp phải dành nhiều thời gian, công sức phối hợp với đội ngũ cán bộ lớp, GV Quản lý
học sinh – sinh viên thường xuyên quan tâm theo dõi HSSV từ việc ăn ở, sinh hoạt đoàn thể cho đến học tập. Thực tế cho thấy trong đội ngũ GV, công tác chủ nhiệm lớp còn chưa chặt chẽ, chưa phối hợp nhịp nhàng với Khoa và Phòng Công tác chính trị học sinh - sinh viên. Nhiều GV chưa rõ các quy trình quản lý HSSV và một số quyền lợi HSSV nên việc hướng dẫn, giải thích cho HS, SV chưa thấu đáo, ví dụ việc nghỉ học, bảo lưu kết quả học tập, học bồng, rèn luyện, … để sinh viên phải chạy đi chạy lại khi giải quyết công việc.
Về khả năng nắm bắt tâm lý, cảm hóa, thuyết phục định hướng cho học sinh sinh viên, kết quả khảo sát cho thấy nội dung này của đội ngũ GVDN nhà trường được đánh giá khá (ĐTB: 2.80). Đội ngũ GV lâu năm, có nhiều kinh nghiệm là những người rất nhạy cảm, nắm bắt và xử lý các tình huống rất tinh tế. Nhìn chung, khoảng 50% đầu vào của học sinh - sinh viên Trường CĐKT Cao Thắng là những em đã không thi đậu đại học, nên về mặt tâm lý các em chưa thực sự hài lòng, nhiều em phải lựa chọn những ngành học mà mình không yêu thích, các em không có động cơ học tập nên ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như kết quả đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy, ngay từ năm học đầu tiên, GV là những người có nhiệm vụ nặng nề nhất đó là ổn định tâm lý học sinh, truyền cho các em lòng yêu nghề, định hướng học tập cho HS, SV, hạn chế thấp nhất những biểu hiện lệch lạc trong tư tưởng cũng như hành động của HS, SV.
Về năng lực biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy, theo kết quả khảo sát tiêu chí này được đánh giá ở mức khá(ĐTB: 2.69). Các giáo trình, tài liệu giảng dạy được biên soạn đã cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung, kiến thức, kỹ năng cần đạt trong chương trình dạy nghề và đều thông qua Hội đồng thẩm định chương trình, có các biên bản nghiệm thu của Hội đồng thẩm định và các biên bản phản biện của các chuyên gia về lĩnh vực dạy nghề, các cán bộ và công nhân lành nghề từ các