Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GVDN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng tp hồ chí minh (Trang 88)

* Mục tiêu:

Nhằm nâng cao trình độ GVDN về mọi mặt.

* Nội dung:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch đội ngũGVDN.

Muốn làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng thì phải gắn nó với quy hoạch và sử dụng đội ngũ GVDN. Quy hoạch tổng thể đội ngũ GVDN cần phải làm rõ số lượng, yêu cầu về cơ cấu, trình độ học vấn, cơ cấu giới tính, chuyên môn đào tạo làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVDN trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch, xuất phát từ quy hoạch và chỉ có hiệu quả khi gắn với sử dụng. Tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng xong nhưng không bố trí, sử dụng hoặc bố trí, sử dụng không đúng với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng ban đầu để tránh tình trạng lãng phí cũng như triệt tiêu động lực phấn đấu của GV.

Dựa vào quy hoạch chung, tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh, công chức. Trường CĐKT Cao Thắng cần xây dựng chính sách và kế hoạch thường xuyên tổ chức thực hiện với nhiều phương thức thích hợp để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận trong chuyên môn và trong quản lý, đặc biệt là đội ngũ GVDN. Việc đào tạo, bồi dưỡng nên có sự kết hợp giữa tạo điều kiện của đơn vị với sự nỗ lực của từng cá nhân, trong đó sự vận động của từng cá nhân đặc biệt quan trọng. Nhà trường cần có kế hoạch tổng thể để đào tạo, bồi dưỡng GV, trong đó cần chú ý một số điểm sau:

Hiện nay, đội ngũ GVDN có kinh nghiệm, có trình độ tay nghề cao, đầu tàu của các Khoa có tuổi đời tương đối cao nên việc đào tạo đội ngũ GVDN kế cận là nhiệm vụ quan trọng vì xây dựng đội ngũ GVDN kế cận chính là khơi dậy tiềm năng to lớn của đội ngũ này, tạo nên nhân tố mới, chuẩn bị kế tiếp đội ngũ cũ, đặc biệt là lớp cán bộ đầu ngành.

Trường CĐKT Cao Thắng đang trong giai đoạn ổn định và phát triển về tổ chức nên công tác đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ sao cho đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có đội ngũ GVDN trẻ tuổi đủ sức đảm đương nhiệm vụ khi lớp GV lớn tuổi nghỉ hưu, có lớp cán bộ quản lý mới kế tiếp vững vàng đảm đương các công việc lãnh đạo quản lý trong nhà trường.

Nhà trường và các đơn vị cần tạo điều kiện động viên, khuyến khích, tiến tới yêu cầu GV phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lấy các chỉ tiêu về số lượng thạc sỹ, tiến sỹ trên đầu cán bộ, sinh viên để xây dựng kế hoạch đào tạo phấn đấu đến 2015 có 80% GV của Trường CĐKT Cao Thắng đạt trình độ thạc sỹ trở lên.

Tích cực cử cán bộ trẻ đi học tập, nâng cao trình độ ở trong nước và nước ngoài. Có kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn và ngoại ngữ để các cán bộ GV này có đủ điều kiện đi học tập ở nước ngoài dưới nhiều hình thức.

Thường xuyên tạo điều kiện để GV tham gia các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy, sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại.

Tăng cường liên kết, phối hợp với các đơn vị, các trường cao đẳng, đại học khác tổ chức hội thảo khoa học chuyên ngành, tạo sự “cọ xát” giữa cán bộ tại chỗ và cán bộ từ đợn vị khác trong nước và nước ngoài. Đồng thời cử cán bộ đi tham dự hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.

- Quy hoạch tổng thể và đồng bộ:

Trong mỗi giai đoạn phát triển của Trường CĐKT Cao Thắng, việc quy hoạch cần được xây dựng và bổ sung, điều chỉnh trong quá trình thực hiện cho phù hợp với thực tế. Công tác quy hoạch cần làm nhiều lần, qua nhiều bước từ dưới lên, từ trên xuống. Lãnh đạo các khoa cần căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và đội ngũ hiện có, xây dựng quy hoạch đội ngũ GVDN cho từng Bộ môn, từng ngành hoặc thuộc từng đơn vị mình. Trên cơ sở xây dựng của các khoa, lãnh đạo nhà trường xây dựng quy hoạch

tổng thể và kế hoạch triển khai thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN, cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ của nhà trường một cách đồng bộ.

- Lựa chọn cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng:

Trong số các GV, cần lựa chọn những cán bộ GV trẻ có bản lĩnh chính trị, có năng lực và phẩm chất, có những tố chất của người quản lý như năng nổ, quyết đoán, trung thực, thẳng thắn và khả năng phát triển cao về trình độ chuyên môn đưa vào quy hoạch, đào tạo, mạnh dạn giao việc để tổ chức bồi dưỡng thành cán bộ đầu ngành, cán bộ quản lý.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất chính trị và đạo đức Nhà giáo

Thường xuyên coi trong và thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức trong đội ngũ GVDN là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường. Một khi đội ngũ GVDN có lý tưởng, thì tình cảm và đạo đức nghề nghiệp trong sáng; biết yêu thương quý trọng các thế hệ học trò thì đích thực mỗi GV sẽ là tấm gương sáng cho các thế hệ học sinh, sinh viên noi theo. Nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng đồng nghĩa với nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ GVDN từ đó không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN.

Trong công tác bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất chính trị và đạo đức Nhà giáo trong đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng thì việc thường xuyên quán triệt các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Bộ, của địa phương và của trường là hết sức quan trọng và cần thiết. Làm cho mỗi GV ngoài chức trách của mình phải đồng thời là những tấm gương mẫu mực, những tuyên truyền viên tích cực về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chỉ thị, Nghị quyết về Giáo dục – Đào tạo, dạy nghề cho quần chúng, cho sinh viên, cho gia đình. Làm cho mỗi GV phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực, phải thực sự yêu nghề, tôn trọng, gần gũi, hiểu biết, cảm thông và biết chia sẻ với học sinh, sinh viên. Nhà trường cần có những biện pháp kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm những cán bộ, GV có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống tự do, vô kỷ luật, thiếu tinh thần trách nhiệm và có những thái độ, hành vi làm tổn hại đến danh dự nghề giáo.

Tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 06/CT-TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Định kỳ, lãnh đạo nhà trường trực tiếp hoặc mời báo cáo viên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, nghe thời sự, học tập các chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của địa phương với nhiều hình thức đổi mới.

Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể quần chúng, gia đình và xã hội trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống, phòng chống tệ nạn xã hội cho cán bộ, GV và học sinh, sinh viên.

- Định kỳ đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch đào tạo-bồi dưỡng theo từng giai đoạn

Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng phải có hệ thống ghi lại quá trình đào tạo, bồi dưỡng và phải có hệ thống đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng. Qua thực trạng quản lý đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng được đề cập ở chương 2, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GVDN nhà trường chưa đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả cho công tác này cần phải định kỳ đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo từng giai đoạn, cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá hệ thống kết quả cụ thể của một chương trình đào tạo, các hoạt động của các chương trình đào tạo. Đánh giá được những thay đổi tích cực về hành vi nhờ có chương trình đào tạo. Đánh giá được hiệu quả chất lượng của đào tạo, bồi dưỡng lên chất lượng đào tạo của nhà trường và rút ra những kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng.

* Cách thức thực hiện:

- Phải quán triệt sâu sắc nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học, năng lực hoạt động cho đội ngũ GVDN là nhiệm vụ quan trọng cho công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN của Trường CĐKT Cao Thắng

- Cấp ủy, Ban Giám Hiệu, các Phòng, Khoa và toàn thể GVDN phải nhận thức đúng tầm quan trọng và có thái độ tích cực về công tác bồi dưỡng đạo đức nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học, năng lực hoạt động cho đội ngũ GVDN.

- Phát động phong trào thi đua đăng ký học tập bồi dưỡng đạo đức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ, GV, công nhân viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của từng chức danh được phân công. Có hình thức khen thưởng động viên kịp thời đối những GV tích cực học tập bồi dưỡng đạo đức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Hiệu Trưởng chỉ đạo các Phòng, Khoa, Bộ môn lập kế hoạch về bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở đơn vị mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trên cơ sở kế hoạch đăng ký của từng Phòng, Khoa, Bộ môn Hiệu Trưởng chỉ đạo xem xét, xác định rõ nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, và đối tượng được bồi dưỡng, điều chỉnh thành kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVDN trong từng giai đoạn và kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của nhà trường.

- Tổ chức cho GVDN đăng ký nội dung, lộ trình, kế hoạch, thời gian tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoại ngữ, tin học, cải tiến phương pháp giảng dạy có sử dụng theo dõi của Bộ môn, Khoa, Phòng; Kiểm tra ghi nhận kết quả đạt được trong việc đăng ký tự học của GV để có hình thức khen thưởng động viên kịp thời, tạo thành phong trào tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GVDN.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về kinh phí, có kế hoạch phân công, bố trí GV dạy thay GV đi học để ổn định chương trình giảng dạy; Không vì cử GV đi học mà làm gián đoạn chương trình kế hoạch giảng dạy của trường.

- Cử GV tham dự các khóa bồi dưỡng dài hạn, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn do các Bộ, Ngành, Địa phương tổ chức nhằm:

+ Nâng cao trình độ chuyên môn chuyên ngành, tiếp cận các tri thức về lĩnh vực khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác.

+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, phương pháp đổi mới về giảng dạy và ứng dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào giảng dạy các chuyên ngành kỹ thuật.

+ Học tập nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ để 100% cán bộ, GV công nhân viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính, các thiết bị tin học, phương tiện điện tử trong giảng dạy tạo sự phong phú, nâng cao chất lượng trong chương trình giảng dạy. Đồng thời đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ để GV đủ điều kiện dự thi, đi thi các khóa đào tạo sau đại học.

+ Nâng cao khả năng hướng dẫn thực hành luyện tập kỹ năng hoạt động các chuyên ngành kỹ thuật cho học sinh, sinh viên.

- Nhà trường tự tổ chức các hội nghị, hội thảo để GV học tập các điển hình tiên tiến; Tổ chức các cuộc họp chuyên môn của Khoa, Bộ môn để GV trao đổi những kinh nghiệm cùng nhau học tập.

- Tổ chức các buổi thao giảng, dự giờ để GV cùng trao đổi góp ý, rút kinh nghiệm và học tập.

- Phát động phong trào GV tự nghiên cứu học tập với nội dung, thời gian, lộ trình cụ thể, có sự theo dõi đánh giá kết quả của nhà trường.

- Cử GV tham dự các chuyên đề bồi dưỡng về các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước để đội ngũ GVDN có lập trường tư tưởng vững vàng, xác định đúng vai trò trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

- Trang bị đầy đủ sách, giáo trình, tạp chí, tài liệu chuyên ngành, đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và bố trí khối lượng giảng dạy vừa phải để GV có thời gian tự nghiên cứu học tập bồi dưỡng.

3.2.4. Đổi mới công tác quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

* Mục tiêu:

Giải pháp nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy và thúc đẩy NCKH của đội ngũ GVDN.

* Nội dung:

- Sắp xếp và phân công lao động hợp lý trên cơ sở thống nhất kế hoạch với Phòng Đào tạo với các Khoa, Bộ môn

Phòng Đào tạo là đầu mối quản lý chuyên môn, các Khoa, Bộ môn là hệ thống chân rết trong quản lý. Đầu mỗi kỳ học, trên cơ sở kế hoạch năm học do Phòng Đào tạo xây dựng, các Khoa, Bộ môn tiến hành rà soát lại và phân công giảng dạy, cân đối số giờ tránh trường hợp người dạy quá nhiều, người dạy quá ít. Có kế hoạch phân công GV phụ trách những môn học mới có thời gian tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu trước khi giảng dạy. Giữa đội ngũ cán bộ Khoa và Phòng Đào tạo luôn có sự trao đổi, nắm bắt và cập nhật tình hình thực hiện công tác chuyên môn của GV để có sự điều chỉnh kịp thời, tránh trường hợp Phòng Đào tạo chỉ đạo một hướng, Khoa, Bộ môn làm một hướng.

Đối với GV mới được tuyển dụng, Bộ môn và GV hướng dẫn phải sắp xếp phân công công tác, giao nhiệm vụ phù hợp vừa sức cho GV, thống nhất lịch dự giờ hàng tuần, hàng tháng. Việc phân công, bố trí công tác phải đảm bảo phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với nhu cầu khi đề xuất tuyển dụng GV.

- Khuyến khích GVDN đổi mới phương pháp giảng dạy và tích cực nghiên cứu khoa học

* Về phương pháp giảng dạy

Thực trạng quản lý đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng đề cập ở chương 2 cho thấy, chưa có sự thay đổi nhiều trong phương pháp giảng dạy của GV nhà trường, chủ yếu mới là việc kết hợp một số thiết bị hỗ trợ giảng dạy trong công tác. Nhà trường cần khuyến khích, phát động phong trào thi đua về tăng cường đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả trong đội ngũ GVDN, làm cho họ nhận thức được ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp các phương pháp dạy học trong giảng dạy để tạo ra một thế hệ học trò năng động, linh hoạt, có kỹ năng, kỹ xảo. Đổi mới phương pháp dạy học để có những giờ dạy hiệu quả, thú vị góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường. Ngoài ra, nhà trường cần mở nhiều hội thảo, hội giảng về đổi mới phương pháp giảng dạy, đây là cơ hội để GV trao đổi, lắng nghe và học hỏi những phương pháp giảng dạy hiệu quả cho bản thân.

* Về nghiên cứu khoa học

Nâng cao năng lực NCKH chính là giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đây cũng chính là giải pháp đào tạo, bồi dưỡng GV. Một nhà trường có

một đội ngũ GVDN năng động, say mê khoa học và làm việc độc lập là một lợi thế nhằm đảm bảo khả năng tiếp thu tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật và thích ứng nhanh chóng trong mọi điều kiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng tp hồ chí minh (Trang 88)