Trường Cao đẳng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng tp hồ chí minh (Trang 28)

Trường Cao đẳng kỹ thuật là trường đào tạo những kỹ thuật viên chuyên ngành bậc cao đẳng phục vụ cung ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội.

Căn cứ vào điều lệ trường Cao đẳng (Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo) [1] đã quy định, chúng ta có thể trích ra một số vấn đề cơ bản cần quan tâm, nghiên cứu như sau:

- Nhiệm vụ và quyền hạn của các trường cao đẳng. - Tổ chức và quản lý trường cao đẳng.

- Tài chính và tài sản của trường cao đẳng.

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế.

- Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong các trường cao đẳng. - Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giáo viên.

- Nhiệm vụ và quyền của người học. - Quan hệ giữa nhà trường và xã hội.

1.4. Vai trò của việc xây dựng đội ngũ GVDN trong trường cao đẳng kỹ thuật

Vai trò của việc xây dựng đội ngũ GVDN Trường cao đẳng kỹ thuật là nhằm tạo ra một đội ngũGVDN đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiến để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của nhà trường, góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện trong xu hướng hội nhập. Chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện, trong đó chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, xưởng thực hành và trang thiết bị dạy - học là những yếu tố quan trọng nhất. Nhưng đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng. Người thầy là người gợi mở, khuyến khích sự đam mê sáng tạo nghề nghiệp, là nguồn luôn tích cực hỗ trợ cho người học trong quá trình hình thành nhân cách, tác phong công nghiệp. Vai trò của người GVDN là: Trang bị kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, tạo lập nhân cách cho người học nghề. Người giáo viên nghề, trước hết phải yêu nghề; phải

có trình độ chuyên môn và tay nghề giỏi; có tài năng sư phạm, biết ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ dạy học.

1.5. Yêu cầu của viê ̣c xây dựng đô ̣i ngũ GVDN

Yêu cầu xây dựng đội ngũ GVDN Trường cao đẳng kỹ thuật bao gồm: + Xây dựng đội ngũ GVDN đủ về số lượng

Ở nộidung phát triển này phải đảm bảo tỷ lệ tối đa sinh viên/giáo viên của các khối ngành đào tạo khác nhau (Khối Kỹ thuật- Công nghệ: 25 sinh viên/giáo viên; Khối ngành Kinh tế- Kế toán: 25 sinh viên/giáo viên; Thể dục thể thao: 15 sinh viên/giáo viên...) [2].

+ Xây dựng đội ngũ GVDN đảm bảo chất lượng

Trước tiên phải đảm bảo tỷ lệ GVDN ở các Trường Cao đẳng kỹ thuật có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. Theo Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009- 2020, đến năm 2020 có 80% GV cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 15% là tiến sỹ.

Cùng với việc đảm bảo tỷ lệ GVDN có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, cần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất nghề nghiệp cho GVDN ở các trường Cao đẳng kỹ thuật.

+ Xây dựng đội ngũ GVDN đồng bộ về cơ cấu.

Đảm bảo sự đồng bộ về cơ cấu trong đội ngũ GVDN ở các trường Cao đẳng kỹ thuật đòi hỏi trong từng ngành đào tạo, từng tổ chuyên môn phải có sự kế tiếp giữa các thế hệ GV, tránh sự hụt hẫng về đội ngũ khi có cán bộ về hưu hoặc khi có sự điều chuyển công tác....

1.6. Nội dung quản lý nâng cao chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ GVDN tại Trường Caođẳng kỹ thuật đẳng kỹ thuật

1.6.1. Lập quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ

Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong một thời gian nhất định.

Quy hoạch GV là sự chuẩn bị thận trọng, công phu, có tầm nhìn xa, có quan điểm rõ ràng trong sự đánh giá, lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp đội ngũ,

đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu tổ chức nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn.

Công tác quy hoạch, rà soát, bố trí, sắp xếp tổ chức đội ngũ GVDN có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển nhà trường. Công tác quy hoạch đội ngũ GVDN mang tính kế hoạch rất cao, đó là kế hoạch về sự tuyển chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng con người bằng công việc, qua công việc. Thông qua quy hoạch nhằm điều chỉnh, bổ sung về số lượng, chất lượng đội ngũ GVDN giúp có được đội ngũ GVDN đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về trình độ.

Trong công tác quy hoạch đội ngũ GVDN cần quán triệt những quan điểm của Đảng, đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Quy hoạch đội ngũ GVDN phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ GVDN hiện có, dự kiến khả năng phát triển của họ và tính đến khả năng bổ sung nguồn từ bên ngoài.

Việc bố trí, sử dụng đội ngũ GVDN luôn gắn liền với xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy. Quy hoạch, rà soát, bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ GVDN một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường sẽ luôn mang lại chất lượng mới cho đội ngũ GVDN và đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong tập thể lãnh đạo và trong toàn trường. Quy hoạch tổng thể đội ngũ GVDN cần làm rõ số lượng, yêu cầu về trình độ học vấn, cơ cấu chuyên môn của từng ngành đào tạo, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng GVDN trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

1.6.2. Tuyển chọn GVDN theo chuẩn.

Việc tuyển GVDN phải đảm bảo nhiều yếu tố quan trọng như đảm bảo tính phân cấp, tính công khai, minh bạch trong quy trình tuyển dụng, tiêu chí tuyển dụng hợp lý, đảm bảo tính hợp lý giữa các bộ môn, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ GVDN để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.

1.6.3. Sử dụng hợp lý, hiê ̣u quả đội ngũ GVDN hiê ̣n có

Việc bố trí, sử dụng GVDN là một trong những nhân tố quyết định chất đến chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Việc sử dụng GVDN phải đảm bảo

công khai, dân chủ, khách quan, tránh cách làm tùy tiện, áp đặt. Bố trí, sử dụng GVDN phải đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn, sở trường, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, kết hợp chặt chẽ với công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.

1.6.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ GVDN

Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách năng xuất, hiệu quả [31].

Tổ chức Văn hóa khoa học giáo dục Liên Hiệp quốc (UNESCO) định nghĩa: “ Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [22]. Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu trong một cấp học, bậc học và trường học được xác nhận bằng một chứng chỉ.

Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN thực chất là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng là hai mặt của một thể thống nhất, trong đó bồi dưỡng GVDN với ý nghĩa đào tạo tiếp tục là yêu cầu cấp thiết để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới cơ cấu tri thức. Vì vậy người lãnh đạo phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ bản chất giữa “dùng người” và “bồi dưỡng người”, “bồi dưỡng người” là để “dùng người” tốt hơn nữa, người quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, phải coi trọng việc đầu tư trí tuệ cho đội ngũ GVDN và CBQGD.

Xã hội hiện nay đang hướng tới xây dựng “một xã hội học tập” và “học tập suốt đời” thì việc đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là điều tất yếu và nó phải trở thành nhu cầu của mỗi cá nhân. Trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVDN càng phải được chú trọng hơn lúc nào hết.

Công tác quản lý, điều hành luôn song hành với công tác kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVDN có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GVDN. Thực hiện tốt biện pháp kiểm tra, đánh giá không những giúp đánh giá thực chất đội ngũ GVDN, mà qua đó còn động viên, khuyến khích đội ngũ GVDN nỗ lực vươn lên, giúp tìm ra những phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế yếu kém của đội ngũ.

Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp lãnh đạo nhà trường tìm ra những nguyên nhân, những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ GVDN, làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với GVDN cũng như có những quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN.

1.6.6. Tạo môi trường, động lực trong giảng dạy và nghiên cứu khoa họccho GVDN cho GVDN

Khuyến khích đổi mới phương pháp giảng dạy và tích cực nghiên cứu khoa học

+ Về phương pháp giảng dạy

Nhà trường cần khuyến khích, phát động, tạo điều kiện cho các phong trào thi đua về tăng cường đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả trong đội ngũ GVDN, để GVDN nhận thức được ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp với các phương pháp dạy học trong giảng dạy để tạo ra một thế hệ học trò năng động, linh hoạt, không còn thụ động trước tri thức như phương pháp đọc chép, chiếu chép…Đổi mới phương pháp dạy học để có những giờ dạy hiệu quả, sinh động góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức nhiều cuộc hôi thảo, hội giảng về đổi mới phương pháp giảng dạy, đây là cơ hội để GVDN trao đổi, lắng nghe và học hỏi những phương pháp giảng dạy hiệu quả cho bản thân.

+ Về nghiên cứu khoa học

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học chính là giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đây cũng chính là giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVDN. Một nhà trường có đội ngũ GVDN năng động, say mê khoa học và làm

việc độc lập là một lợi thế nhằm đảm bảo khả năng tiếp thu tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật và thích ứng nhanh chóng trong điều kiện hội nhập.

Song song với công tác giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ chính của giáo viên ở bậc cao đẳng, đại học. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học, nhà trường mà đầu tiên là Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế phải hoạt động thật nghiêm túc và thật sự hiệu quả, có kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, các hội thảo khoa học cấp trường, cấp liên trường. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học cần cụ thể từ khâu đầu tiên (duyệt đề tài, đề cương chi tiết) cho đến khâu cuối cùng (nghiệm thu, sử dụng đề tài), tạo điều kiện về thời gian, đặc biệt là kinh phí để các đề tài được thực hiện đúng tiến độ. Bên cạnh đó, nên đưa kế hoạch hội thảo, hội giảng, nghiên cứu khoa học trở thành hoạt động theo chu kỳ hàng năm của GVDN và có cơ chế để tất cả GVDN đều tham gia được các hoạt động này.

1.6.7. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ GVDN

Phát triển đội ngũ GVDN đáp ứng đủ nhu cầu và cơ cấu về ngành nghề, nhất là ngành nghề mới, bằng nhiều nguồn: Đào tạo theo chuẩn từ các Trường Sư phạm kỹ thuật, đào tạo sư phạm cho những người đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề để làm GVDN, tăng cường đội ngũ GVDN thỉnh giảng từ các cơ sở GD, ĐT khác, từ sản xuất, từ các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ. Thực hiện luân phiên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVDN theo chu kỳ. Xây dựng phương pháp đào tạo đội ngũ GVDN đáp ứng được chương trình đào tạo mới phù hợp với kỹ thuật và công nghệ mới.

Từng bước chuyển hoá đội ngũ GVDN hiện có (trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề, kiến thức và kỹ năng sư phạm), mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo GVDN, nâng cao năng lực đào tạo sư phạm của các Trường Sư phạm kỹ thuật để từng bước bổ sung đội ngũ GVDN đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là GV cho một số lĩnh vực, ngành, nghề mới. Nâng dần tỷ lệ trung bình GV trên số học sinh (tính trên quy mô đào tạo dài hạn) đạt tới 1/25 vào năm 2015. Xây dựng một số trường đào tạo bồi dưỡng GVDN ở những vùng có nhu cầu lớn, đặc biệt là khu vực miền Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Kết luận chương 1

Chương I, tác giả đã hệ thống các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý nguồn nhân lực, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, khái niệm về đội ngũ GVDN, về quản lý đội ngũ GVDN, khái niệm về chất lượng, quản lý nâng cao chất lượng GVDN. Trình bày được các tiêu chuẩn cần thiết cho đội ngũ GVDN đồng thời làm rõ yêu cầu và nội dung quản lý nâng cao chất lươ ̣ng đội ngũ GVDN tại Trường Cao đẳng kỹ thuật.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GVDN TRƯỜNG CĐKT CAO THẮNG - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh

Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng buổi đầu tiên có tên là Trường Cơ khí Á Châu (L’École des Méchaniciens Asiatiques) thường gọi là Trường Bá Nghệ, là một trong những Trường dạy nghề đầu tiên ở Nam Bộ, được Toàn quyền Đông Dương ra quyết định thành lập ngày 20/02/1906 nhằm “đào tạo cho nhu cầu hàng hải thương thuyền của nền cai trị thuộc địa và kỹ nghệ địa phương một đội ngũ thợ

cơ khí vững tay nghề về máy móc để sử dụng trên tàu và trên đất liền”. Năm 1956, trường được đổi tên thành trường trung học kỹ thuật Cao Thắng, từng là trường trung học kỹ thuật lớn nhất miền Nam trước năm 1975. Sau năm 1975, trường kỹ thuật Cao Thắng trực thuộc Bộ Công Thương và năm 2004 trở thành trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng. Suốt hơn một thế kỷ qua cán bộ, giáo viên, học sinh-sinh viên của Trường đã đồng hành cùng thăng trầm của đất nước; là cái nôi rèn luyện ý chí tiên phong cách mạng, trong đó phải kể tới người thanh niên Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng ... Trường đã đào tạo hàng vạn cán bộ kỹ thuật có trình độ Trung cấp, Cao đẳng cho đất nước. Thành tích của trường đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng tp hồ chí minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w