Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng tp hồ chí minh (Trang 80)

Nguyên tắc này đòi hỏi những giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, của trường và yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN ở Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ GVDN

* Mục tiêu

Muốn xây dựng và quản lý đội ngũ thì trước hết phải định hình đội ngũ đó. Nghị quyết TW3 khóa VIII khẳng định “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo công tác cán bộ đi vào nề nếp”

Điều 65 Luật Cán bộ công chức quy định nội dung quản lý cán bộ, công chức bao gồm: “Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức”.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng và quản lý đội ngũ GVDN phải dựa trên quy mô đào tạo được Bộ giao hằng năm, dựa trên cơ sở thực trạng đội ngũ GVDN của nhà trường và trên cơ sở mục tiêu của nhà trường đặt ra, để đáp ứng yêu cầu của địa phương về ngành nghề đang thiếu, đáp ứng nguồn nhân lực của các ngành khác trong khu vực, lãnh đạo nhà trường cần xây dựng quy hoạch đội ngũ GVDN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Công tác này phải đảm bảo mục tiêu, đảm bảo về số lượng và chất lượng đội ngũ GVDN, có cơ cấu đội ngũ hợp lý và chất lượng cao, cụ thể:

+ Đảm bảo cân đối số lượng các môn, tiến tới 100% GV đạt chuẩn và vượt chuẩn về trình độ, tăng số lượng giảng viên chính vào năm 2015; giảm việc thừa và thiếu về GV, giảm việc dạy vượt chuẩn quá nhiều hoặc phải mời quá nhiều GV gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

+ Phải dựa trên cơ sở thực trạng về cơ cấu đội ngũ GVDN và trình độ đội ngũ, … để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sao cho phù hợp, cân đối tránh tình trạng thiếu hụt cục bộ ở các Khoa cũng như ở các Bộ môn.

Cần tiếp tục thực hiện chỉ thị 40/TƯ của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Làm tốt công tác quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ, từ đó xây dựng quy định nội bộ về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVDN theo phân cấp, đảm bảo sự công bằng trong lĩnh vực này, để mọi thành viên trong trường đều có nghĩa vụ và quyền lợi trong việc đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về ngạch, bậc viên chức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên việc quan tâm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GVDN cần quan tâm, bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức thừa hành.

* Nội dung:

- Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình về tư tưởng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GVDN.

Việc Hiệu Trưởng lãnh đạo các đơn vị thông qua nhiều kênh thông tin kết hợp với việc bám sát thực tiễn, theo dõi, nắm chắc tình hình về tư tưởng và chuyên môn

nghiệp vụ của đội ngũ GVDN là điều kiện quan trọng để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu về từng mặt của từng cá nhân, của từng đơn vị và của cả tập thể, từ đó nhà trường có những biện pháp nhằm phát huy hết năng lực của đội ngũ GVDN, chọn lọc những nội dung phục vụ cho mục đích bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ GVDN hoặc có những quyết định điều chỉnh kịp thời. Việc tìm hiểu và nắm bắt tình hình đội ngũ GVDN là biện pháp thường xuyên nhưng cũng phải có chọn lọc, trọng tâm theo đối tượng, loại hình cán bộ hay từng mặt phẩm chất, năng lực của GV trong thời gian nhất định, đặc biệt là xu hướng phát triển nhân cách và hướng đào tạo, bồi dưỡng cho GV.

- Sắp xếp tổ chức và biên chế đội ngũ GVDN phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị trong trường

Quy hoạch đội ngũ GVDN là nội dung quan trọng trong công tác cán bộ. Quy hoạch đội ngũ GVDN phải xuất phát từ nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, trên cơ sở đội ngũ GVDN hiện có và quy mô đào tạo để quy hoạch, dự nguồn cán bộ GV phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Vì thế, trong từng giai đoạn cụ thể, từng năm học, từng kỳ học lãnh đạo nhà trường cần rà soát lại đội ngũ GVDN nhà trường để có kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ GVDN hợp lý cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu cho các đơn vị trong trường.

Trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của nhà trường, việc quy hoạch cần được tiến hành thường xuyên, cụ thể thông qua xây dựng, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Công tác quy hoạch cần được tiến hành nhiều lần, qua nhiều bước. Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường căn cứ vào nhu cầu công tác và đội ngũ GVDN hiện có để quy hoạch tổng thể, mang tính chiến lược và cả những quy hoạch ngắn hạn nhằm đáp ứng kịp thời những nhiệm vụ của nhà trường hiện tại cũng như tương lai.

Tiến hành rà soát lại chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc trong trường để xem nhiệm vụ nào phù hợp, nhiệm vụ nào trùng lặp giữa các đơn vị để có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý.

Rà soát, bố trí lại đội ngũ GVDN sau mỗi năm học, mỗi giai đoạn cụ thể là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các nhà trường, các cấp ủy Đảng, Ban Giám Hiệu cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Sau mỗi năm học, số lượng

GVDN nhà trường thường biến động. Vì vậy, việc rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ GVDN sau mỗi năm học là việc hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và phù hợp với năng lực, nguyện vọng và hoàn cảnh riêng. Đồng thời phù hợp với cơ cấu chức năng hoạt động của nhà trường là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ GVDN.

- Làm tốt công tác dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch quản lý đội ngũ GVDN tầm nhìn từ 5 đến 10 năm

Việc quy hoạch luôn gắn liền với công tác dự báo. Công tác dự báo nhu cầu thường xuyên về GV có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp nhà trường chủ động đảm bảo số lượng GV phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Qua khảo sát thực trạng quản lý đội ngũ GV Trường CĐKT Cao Thắng thì việc dự báo quy mô phát triển giáo dục – đào tạo nói chung và đội ngũ GVDN nói riêng chưa mang tính chiến lược, chưa có phương pháp và kế hoạch cụ thể.

Trong thời gian vừa qua, nhà trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo từ năm 2011 đến năm 2015 theo sự chỉ đạo của Bộ Công Thương trong đó xây dựng kế hoạch, xác định số lượng HS, SV; số lượng GV ở các trình độ, học hàm, học vị; cơ sở vật chất trong 5 năm tới. Nhưng việc xây dựng kế hoạch dựa trên suy tính chủ quan, chứ chưa thông qua một quy trình dự báo nào.

Hiện nay, Trường CĐKT Cao Thắng đang thực hiện đề án nâng cấp Trường thành Trường Đại học kỹ thuật. Theo đó nhà trường sẽ đào tạo đa ngành, đa hệ. Vì thế, lãnh đạo trường cần tiến hành tốt công tác dự báo cho từng năm học, từng giai đoạn cụ thể về quy mô đào tạo của nhà trường, về các ngành đào tạo, và số lượng của từng ngành, từng hệ. Trên cơ sở đó tính toán, dự báo về số lượng GVDN cho từng môn học, từng ngành đào tạo, từng hệ đào tạo cụ thể, từ đó lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Muốn dự báo chính xác nhu cầu giáo viên cho từng năm, từng giai đoạn cụ thể lãnh đạo nhà trường cần tiến hành điều tra, phân tích một số vấn đề liên quan mật thiết như: xác định nhu cầu xã hội và khả năng thu hút học sinh, sinh viên của nhà trường trong tương quan so sánh với các trường dạy nghề khác trong cả nước và với các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố và khu vực; Nắm vững quy định của nhà

nước về tỷ lệ số sinh viên/GV; Dự tính được tải trọng chuyên môn hay số giờ dạy/năm mà GV phải đảm nhận. Xác định cơ cấu độ tuổi của đội ngũ GVDN nhà trường để tính tỷ lệ hao hụt GV qua từng năm từng giai đoạn từ đó có kế hoạch bổ sung, thay thế; Và xác định cơ cấu trình độ đội ngũ GVDN trong giai đoạn hiện tại và vai trò, vị trí, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ GVDN trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nhà trường.

Công tác dự báo, quy hoạch đội ngũ GVDN có thể đặt mục tiêu trong tầm nhìn từ 1 đến 2 năm, 3 đến 5 năm, 5 đến 10 năm, … Việc dự báo, quy hoạch này phải phù hợp với quy mô số lượng học sinh, sinh viên của nhà trường với các chuyên ngành đào tạo để đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo dục của khu vực, của địa phương phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Để đội ngũ cán bộ quản lý làm tốt công tác dự báo, có số liệu để quy hoạch số lượng đội ngũ GVDN của đơn vị đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, cần phải bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và cung cấp cho họ các phương pháp nghiên cứu.

* Cách thức thực hiện:

- Điều tra, đánh giá đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng theo các tiêu chí sau:

+ Số lượng, cơ cấu đội ngũ GVDN theo các chuyên ngành, mã ngành đào tạo và chức danh của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trình độ kiến thức được đào tạo hoặc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn (chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, lý luận quản lý, ngoại ngữ, tin học...).

+ Độ tuổi, thâm niên công tác, thâm niên chức vụ, thâm niên giảng dạy. + Số GV được đào tạo bồi dưỡng cơ bản, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có khả năng đảm nhiệm chức danh cao hơn.

+ Số GV có triển vọng phát triển nhưng cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực tổ chức thực hiện..

+ Số GV hoàn thành nhiệm vụ, ổn định công tác. + Số GV cần phân công, bố trí lại công tác.

Việc đánh giá, phân loại đội ngũ GVDN cần đảm bảo đúng quy trình, phát huy dân chủ ở cơ sở, nhất là khâu tự đánh giá của nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý

và ý kiến của đơn vị nơi GV công tác. Làm tốt việc điều tra, đánh giá, phân loại đội ngũ GV càng cụ thể, chính xác bao nhiêu thì việc dự báo nhu cầu đội ngũ GV sẽ thuận lợi và có độ chính xác bấy nhiêu.

- Dự báo nhu cầu đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng:

+ Số lượng, cơ cấu (giới tính, trình độ đào tạo, thâm niên...) đội ngũ GVDN theo từng loại chức danh, từng lĩnh vực chuyên môn trong từng giai đoạn (hiện tại, tương lai).

+ Yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định.

Dự báo nhu cầu đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng chính xác sẽ giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng, cơ cấu và tiêu chuẩn GV của trường đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, khoa học, tiêu chuẩn, chất lượng đảm bảo sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, đồng thời đảm bảo tính kế thừa trong công tác cán bộ.

3.2.2. Sử dụng hiệu quả đội ngũ GVDN hiện có.

* Mục tiêu:

Trọng dụng nhân tài, phát huy hết khả năng, năng lực, điểm mạnh của từng GVDN; đồng thời phát huy tối đa sức mạnh nội lực của đội ngũ GVDN.

* Nội dung:

- Bố trí chuyên môn đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực và sở trường.

Việc bố trí chuyên môn phải đúng với chuyên ngành được đào tạo; đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với GV. Mọi GV phải được bố trí phù hợp với trình độ, với năng lực và sở trường của mình.

Muốn bố trí, sử dụng đội ngũ GVDN đúng, phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của nhà trường trước hết phải dựa vào những chuẩn mực nhất định, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, GV. Thực hiện tốt việc sử dụng đội ngũ GVDN sẽ động viên, kích thích được khả năng sáng tạo của họ cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, giúp họ không ngừng vươn lên tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, từ đó hình thành nên đội ngũ GVDN giỏi.

Trên cơ sở rà soát, đánh giá đúng thực chất đội ngũ GVDN, từ đó bố trí, sử dụng đội ngũ GVDN theo đúng quy định của Chính phủ và phù hợp với thực tế của nhà trường. Công tác đánh giá, bố trí, sử dụng đội ngũ GVDN cần thực hiện khoa học, tránh thực hiện một cách cảm tính, chủ quan. Mọi phẩm chất, danh hiệu, sự cống hiến của đội ngũ GVDN đều phải kiểm nghiệm qua thực tiễn vì thực tiễn là nơi để đánh giá, sàng lọc chất lượng GVDN một cách chính xác nhất.

Bố trí, sử dụng đội ngũ GVDN phải dựa vào sự hỗ trợ của quá trình quản lý viên chức thông qua hồ sơ, các văn bản, giấy tờ và cần dựa vào hệ thống thông tin trên máy tính để nắm bắt nhanh, kịp thời, chính xác các thông tin về cá nhân GV.

Bố trí, sử dụng đội ngũ GVDN phải đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường và phải phù hợp với năng lực, sở trường của từng GV; đồng thời cũng cần tính đến nguyện vọng, hoàn cảnh riêng của từng cá nhân GV.

Bố trí, sử dụng đội ngũ GVDN phải gắn liền với xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy. Phải theo phương châm căn cứ vào công việc để tìm người chứ không phải tìm người rồi mới tìm việc.

Bố trí, sử dụng đội ngũ GVDN phải kết hợp với cán bộ, GV trẻ, được đào tạo bài bản với cán bộ giàu kinh nghiệm trong thực tiễn công tác, giảng dạy nhằm bổ sung cho nhau để tạo một tập thể vững mạnh, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, một tập thể vừa phát huy được khả năng sáng tạo của từng cá nhân, vừa phát huy được sức mạnh của cả đội ngũ.

Bố trí, sử dụng đội ngũ GVDN phải thực sự đem lại chất lượng mới cho nhà trường.

- Đánh giá GVDN dựa trên các tiêu chuẩn nghiệp vụ và các chức danh đã quy định.

Tiêu chuẩn đánh giá GVDN là cơ sở rất quan trọng để quản lý chất lượng GV. Đây là quá trình lựa chọn, đào tạo và sử dụng GV một cách khoa học và có hiệu quả. Đánh giá nhận xét GV là yêu cầu tất yếu để làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng và cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ. Trên cơ sở xác định tiêu chuẩn của từng chức danh, phải tiến hành khảo sát, phân tích, phân loại và đánh giá GV thật chính xác. Hiểu rõ và đánh giá đúng GV là một khâu hết sức quan trọng trong công tác cán

bộ. Đánh giá đúng sẽ có biện pháp và phương pháp giải quyết đúng, làm cho GV phấn khởi và tin tưởng. Đánh giá không đúng hoặc đánh giá sai GV có tác hại khó lường. Có hiểu rõ và đánh giá đúng GV mới bố trí và sử dụng hiệu quả. Có hiểu rõ và đánh giá đúng GV thì việc cất nhắc, đề bạt mới tránh được thiếu sót, sai lầm. Có hiểu rõ và đánh giá đúng GV mới kích thích được mặt tích cực và hạn chế được mặt tiêu cực trong từng GV cũng như trong đội ngũ GVDN. Vì thế phải có quan điểm mới về đánh giá GV: đánh giá phải có thực chất, tránh hình thức, phải căn cứ vào tiêu chuẩn, nhiệm vụ được giao, không đơn thuần theo quá trình, bằng cấp, học vị, tuổi tác, không hẹp hòi, định kiến. Đánh giá GV phải thực chất, phải thấy rõ thái độ của họ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng tp hồ chí minh (Trang 80)