Tổ chức dạy học theo phơng pháp hoạt động nhóm và thảo luận

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng hóa học lớp 8 theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 36 - 47)

và thảo luận

1.6.1.1. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động nhóm và thảo luận:

* Hoạt động nhóm:

Hoạt động nhóm là hoạt động dạy học, trong đó GV phân chia HS thành nhiều nhóm nhỏ (2 - 4 hoặc 6 HS/nhóm). Dới sự chỉ đạo của GV, HS hoạt động nhóm để trao đổi những ý tởng, kiến thức và giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các bạn khác trong nhóm.

Đặc trng của hoạt động nhóm là sự tác động trực tiếp giữa HS với nhau và sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong nhóm. Trong việc tổ chức hoạt động dạy học theo hớng tích cực, hoạt động nhóm đợc khuyến khích sử dụng vì tổ chức hoạt động nhóm có tác dụng:

+ Học theo nhóm là cơ hội cho mọi HS tham gia hoạt động học tập, tạo sự hấp dẫn và cuốn hút mọi thành viên làm việc.

+ Có thể huy động đợc nhiều kinh nghiệm, khả năng và kiến thức của các thành viên trong lớp. Khi học theo nhóm, HS có thể cùng nhau đạt đợc những điều mà các em không thể làm đợc một mình, bằng cách mỗi ngời đóng góp một phần hiểu biết của mình rồi cả nhóm hợp lại đợc thành quả chung của cả tập thể.

+ Học theo nhóm cũng là cơ hội cho HS học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ nhau về những kinh nghiệm, cách tìm kiếm những giải pháp giải quyết những tình huống học tập .

Tuy nhiên học tập theo nhóm cũng có những hạn chế sau:

+ Dễ bị đi chệch hớng hoặc chỉ tập trung vào một vài cá nhân trong nhóm.

+ Dễ bị mất thời gian nếu nh khâu quản lí, tổ chức hoạt động không khoa học.

Để khắc phục hạn chế, cần thiết kế hoạt động nhóm chu đáo và quản lý hoạt động nhóm chặt chẽ. Mặt khác, chỉ nên tổ chức hoạt động nhóm khi thấy rằng hoạt động nhóm là cách tốt nhất để đạt đợc mục đích, mục tiêu bài học.

* Thảo luận:

Thảo luận là cách tổ chức dạy học, trong đó HS đợc tổ chức để tham gia trao đổi về một chủ đề nào đó. Qua thảo luận, HS có cơ hội trình bày ý kiến và những suy nghĩ của mình, đồng thời cũng đợc nghe ý kiến của các bạn trong lớp. Có thể tổ chức thảo luận cả lớp, cũng có thể tổ chức thảo luận theo nhóm.

+ Qua thảo luận, GV biết đợc ý kiến và kinh nghiệm của HS cũng nh khả năng lập luận của HS. Những ý kiến, kinh nghiệm này thờng rất thú vị, hữu ích đối với HS khác.

+ Tạo môi trờng an toàn cho HS kiểm chứng các ý kiến, kinh nghiệm của mình, khi cần thiết có thể thay đổi dễ dàng vì trong hoạt động thảo luận, các ý kiến, kinh nghiệm của HS luôn đợc quan tâm, tôn trọng.

+ Tạo điều kiện cho HS giao tiếp, trao đổi ý kiến , kinh nghiệm của bản thân một cách thoải mái .

+ Thảo luận tạo cơ hội cho HS sử dụng những kỹ năng nhận biết bậc cao nh so sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ, bài tập đợc giao.

* Những điểm tơng đồng và khác biệt giữa hoạt động nhóm và thảo luận:

- Những điểm tơng đồng:

+ Hoạt động nhóm và thảo luận vừa đợc coi là PPDH, vừa đợc coi là hình thức dạy học, trong đó HS làm việc một cách độc lập dới sự tổ chức, chỉ đạo của GV nhằm đạt đợc mục đích của hoạt động và mục tiêu chung của bài học.

+ Mục đích chung của hoạt động nhóm và thảo luận là tạo cơ hội cho HS đợc giao tiếp, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau và phát triển những kỹ năng cần thiết nh kỹ năng lập luận, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong lao động, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng điều hành hoạt động nhóm...

+ Nhiệm vụ hoạt động nhóm, thảo luận thờng khó hơn nhiệm vụ giao cho từng cá nhân vì khi hoạt động nhóm hoặc thảo luận có sự tham gia của nhiều thành viên.

+ Thảo luận thờng đợc tổ chức theo nhóm vì khi thảo luận theo nhóm, các thành viên có cơ hội để nêu đợc nhiều ý kiến, kinh nghiệm của bản thân hơn khi tổ chức thảo luận theo lớp.

+ Có thể sử dụng hoạt động nhóm trong mọi giai đoạn của quá trình giờ học nh tìm hiểu nội dung mới của giờ học, ôn tập, hệ thống hoá kiến thức... và mọi dạng bài học nh dạng bài lý thuyết, dạng bài thực hành... Còn hoạt động thảo luận thờng đợc sử dụng khi tìm hiểu, khám phá một nội dung mới hoặc một đề tài, một vấn đề khó, mới trong bài học.

+ Hình thức thể hiện của hoạt động nhóm có thể là hành động thực hành, có thể là lời nói của các thành viên trong nhóm. Còn hình thức thể hiện của thảo luận là lời nói. Khi thảo luận các thành viên có thể tranh luận theo quan điểm riêng của mình dới sự điều khiển của GV hoặc HS đợc GV chỉ định, GV đóng vai trò là ngời trọng tài để đi đến ý kiến thống nhất.

1.6.1.2. Những điều kiện chủ yếu để tổ chức hoạt động nhóm và thảo luận.

* Điều kiện để tổ chức hoạt động nhóm và thảo luận.

- Nội dung hoạt động nhóm hoặc thảo luận phải là nội dung chủ yếu của bài học. Riêng đối với bài học lý thuyết, nội dung hoạt động nhóm phải là bài tập hoặc tình huống có vấn đề và HS có thể tự lực giải quyết thông qua việc hợp tác, trao đổi với nhau hoặc cùng nhau làm thí nghiệm.

- GV có hiểu biết đầy đủ về tác dụng, yêu cầu, cách thức thiết kế, tổ chức , quản lý hoạt động nhóm và thảo luận cũng nh kỹ năng để tổ chức hoạt động đó.

- HS hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ, cách thức hoạt động nhóm và thảo luận.

- Có quỹ thời gian thích hợp cho việc tổ chức hoạt động nhóm và thảo luận. Mỗi vấn đề đa ra để tổ chức hoạt động nhóm và thảo luận cần phải có thời gian tối thiểu là 8 - 10 phút.

- Có cơ sở vật chất (lớp học, bàn, ghế ngồi có thể di chuyển dễ dàng) và PTDH phù hợp với nội dung của hoạt động nhóm và thảo luận

* Khi nào thì tổ chức hoạt động nhóm và thảo luận?

Trong dạy học hoá học, hoạt động nhóm và thảo luận thờng đợc áp dụng khi:

- Nội dung chủ yếu của bài học có tình huống cần đợc giải quyết từ sự đóng góp của nhiều ngời.

- Nội dung chủ yếu trong bài học có thể đợc giải quyết bằng nhiều ph- ơng án khác nhau, nhng có phơng án tối u nhất.

- Cần phân tích, làm rõ một khái niệm, một quan điểm mới trong bài học.

- GV muốn thu thập và khai thác các kinh nghiệm, hiểu biết, ý kiến của HS về một chủ điểm hoặc nội dung chủ yếu, nội dung mới, khó trong bài học.

* Yêu cầu cần đạt khi tổ chức hoạt động nhóm và thảo luận:

- Phải làm cho HS hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ hoạt động nhóm, thảo luận và nhiệm vụ cụ thể của mỗi thành viên trớc khi tổ chức hoạt động nhóm, thảo luận.

- Phải làm cho mọi thành viên tích cực suy nghĩ và thực sự bị lôi cuốn vào hoạt động chung của nhóm

- Hoạt động nhóm và thảo luận phải hớng vào việc hoàn thành mục tiêu bài học, đồng thời phải đạt đợc mục tiêu phát triển các kỹ năng hoạt động nhóm.

- Phải tạo đợc môi trờng làm việc nhóm nh có sự tơng tác giữa các thành viên, mọi thành viên lắng nghe ý kiến của nhau và cảm thấy thoải mái khi nói ra ý kiến của mình. Giữa cá nhân có sự gần gũi, thân mật và tôn trọng lẫn nhau.

- Phải thu thập đợc những thông tin phản hồi từ phía HS về kết quả hoạt động thông qua quan sát và tổ chức cho HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

Để đạt đợc những yêu cầu trên, GV cần lu ý thực hiện một số điểm sau:

+ Thiết kế hoạt động nhóm hoặc thảo luận trong kế hoạch bài học. Trong đó, vấn đề cần tập trung thiết kế là các câu hỏi thảo luận và nội dung hoạt động nhóm.

+ Chia nhóm hoạt động phù hợp với điều kiện thực hiện và thời gian cho phép, tránh hoạt động nhóm hoặc thảo luận một cách hình thức.

+ Tổ chức và quản lý hoạt động nhóm khoa học, phát huy đợc tính tích cực và khả năng tự quản của mọi HS.

1.6.1.3. Các kiểu nhóm và cách chia nhóm khi tổ chức hoạt động nhóm và thảo luận.

Vấn đề xếp bao nhiêu HS vào một nhóm là vừa cũng là một câu hỏi cho những ngời tổ chức hoạt động. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải xem xét những u và nhợc điểm của nhóm đông HS và nhóm ít HS.

- Đối với nhóm đông HS:

+ Sẽ có nhiều ý kiến khám phá bài, các em càng tự tin vào những ý đó. + Sẽ càng có nhiều kinh nghiệm riêng để giải quyết vấn đề GV yêu cầu.

+ GV tốn ít thời gian để điều khiển riêng các nhóm.

+ Thời gian để cả nhóm đi đến quyết định chung thờng kéo dài và dễ dẫn tới có ý kiến ngợc với ý kiến của GV.

+ Sẽ có nhiều HS không tham gia ý kiến (ăn theo). - Đối với nhóm ít HS:

+ Có ít HS ăn theo nên HS phải hoạt động nhiều hơn. + Quyết định của nhóm càng nhanh.

Nh vậy, tuỳ thuộc vào loại hoạt động, số lợng câu hỏi mà chúng ta tiến hành chia nhóm ít hoặc nhóm đông HS. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nhóm 4 HS hoạt động có hiệu quả nhất.

Có thể xếp nhóm theo một số cách sau:

- Nhóm nhiều trình độ: Các HS trong một nhóm có nhiều trình độ khác nhau nh khá, giỏi, trung bình, yếu. Kiểu nhóm này có u điểm là HS có nhiều cơ hội học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau nhng dễ xảy ra tình trạng chỉ có những HS khá, giỏi tích cực tham gia hoạt động, còn những HS yếu ít hoặc không tham gia do ỷ lại hoặc tự ti.

- Nhóm cùng trình độ: những HS cùng trình độ vào một nhóm. Kiểu chia nhóm này có u điểm là GV có điều kiện quan tâm, giúp đỡ những nhóm HS yếu hơn nhng có nhợc điểm là gây sự bất bình đẳng, tâm lý tự ti và hạn chế sự phát triển của HS yếu (do không đợc học hỏi từ HS khá, giỏi). Do vậy, kiểu chia nhóm này ít đợc sử dụng.

- Nhóm tình bạn: HS đợc phép lựa chọn bạn lập thành nhóm (theo số l- ợng thành viên nhóm mà GV đã quy định). Những HS tham gia nhóm tình bạn có thể là nhiều trình độ, cũng có thể là cùng trình độ. Kiểu chia nhóm này tạo cho HS cảm giác thoải mái, tin cậy lẫn nhau. Nhng cách xếp nhóm này sẽ dẫn tới một số hạn chế: Số lợng HS trong một nhóm sẽ không đúng với dự định của GV; các nhóm sẽ toàn nam hoặc nữ; có hiện tợng lôi kéo bạn thân vào nhóm, từ chối bạn không thân... GV cần thận trọng khi sử dụng ph- ơng pháp này.

Để tạo đợc các nhóm học tập, GV có thể chia nhóm theo các cách sau: - HS ngồi bàn trớc và bàn sau lập thành một nhóm. Đây là cách chia nhỏ nhóm phổ biến nhất vì HS ít phải di chuyển, đỡ mất thời gian và không gây lộn xộn.

- Chia nhóm cố định: những nhóm này đợc chia từ đầu năm học. Mỗi khi có hoạt động nhóm hoặc thảo luận, HS tự giác ngồi vào nhóm của mình.

- Chỉ định HS của nhóm: HS ngồi theo nhóm theo sự chỉ định của GV. - Dùng biểu tợng: GV dùng các biểu tợng nh các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình hoa, hình quả... để chia nhóm. Những HS có cùng một biểu tợng vào một nhóm. Để chia nhóm kiểu này, GV phải chuẩn bị các biểu tợng. Số lợng mỗi loại biểu tợng bằng số HS của một nhóm.

- Chia theo cách lắp ghép hình: GV chuẩn bị một số hình. Mỗi hình cắt ra thành 4 - 6 mảnh ( tuỳ theo số HS của một nhóm ) và chia ngẫu nhiên cho HS trong lớp. Những em có mảnh ghép thành hình ban đầu vào một nhóm.

- Chia theo cách gọi số: căn cứ vào số HS/nhóm, GV cho HS điểm danh lặp đi lặp lại theo số HS của nhóm và ghép thành nhóm (ví dụ:1-2-3-4; 1-2-3-4... những HS có cùng số thứ tự xếp vào một nhóm)

1.6.1.4. Những biện pháp chủ yếu để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả

* Thiết kế hoạt động nhóm:

Hoạt động nhóm phải đợc thiết kế hợp lý, khoa học, phù hợp với mục tiêu bài học và điều kiện thực hiện. Muốn vậy, khi thiết kế hoạt động nhóm, GV cần tập trung thực hiện những công việc sau:

- Xác định mục tiêu hoạt động nhóm, bao gồm mục tiêu bài học và mục tiêu cụ thể cho sự phát triển các kỹ năng trong hoạt động nhóm.

- Xác định nội dung chính của bài học. Từ đó xác định nội dung và thời gian cho hoạt động nhóm. Nội dung hoạt động nhóm cần đảm bảo những yêu cầu sau: phải có vấn đề và mức độ khó khăn tơng đối cao; tài liệu, bài tập phải liên hệ những nguồn thu nhận thông tin khác nhau nh sách báo, kinh nghiệm cá nhân, ti vi... để từng ngời thể hiện hết năng lực, hiểu biết của mình, qua đó hỗ trợ kiến thức cho nhau.

- Lập thành phiếu học tập, phát cho các nhóm để các nhóm theo đó thực hiện hoạt động nhóm. Nội dung phiếu học tập tơng đối phức tạp, không có câu trả lời trực tiếp, đơn trị mà đòi hỏi phải có sự bàn bạc, trao đổi nhiều ngời.

- Lựa chọn cách chia nhóm và những phơng tiện cần thiết cho hoạt động nhóm.

- Xây dựng phơng án đánh giá kết quả hoạt động nhóm. Từ thiết kế hoạt động nhóm, GV sẽ lập kế hoạch cụ thể cho hoạt động nhóm, bao gồm:

+ Mục tiêu hoạt động nhóm. + Nội dung hoạt động nhóm

+ Cách thức tổ chức hoạt động nhóm + Đánh giá kết quả hoạt động nhóm

Đây là bớc tiếp theo của công việc thiết kế và xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm, là giai đoạn "thi công" bản thiết kế và đợc thực hiện theo trình tự sau:

B

ớc 1 : Làm việc chung cả lớp.

Bớc này đợc thực hiện nhằm định hớng cho hoạt động nhóm của HS trên cơ sở GV tổ chức thực hiện những công việc sau:

- Nêu mục đích, nhiệm vụ hoạt động nhóm: Đây là công việc GV cần tập trung thực hiện để giúp HS hiểu rõ nhiệm vụ đợc giao và kết quả phải đạt đợc.

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nếu nhiệm vụ hoạt động nhóm giống nhau, GV có thể ghi nội dung hoạt động lên bảng. Nếu nhiệm vụ hoạt động của các nhóm khác nhau, GV nên lập thành phiếu học tập và giao cho nhóm trởng.

- Hớng dẫn hoạt động nhóm và nêu thời gian hoạt động nhóm.

Trớc khi chuyển sang thực hiện bớc tiếp theo, GV cần yêu cầu HS nhắc lại những vấn đề trên để biết đợc mức độ hiểu nhiệm vụ hoạt động nhóm, yêu cầu cần đạt, cách thức hoạt động nhóm của HS.

B

ớc 2 : Làm việc theo nhóm Gồm các công việc sau:

- Phân công nhiệm vụ trong nhóm: Để đạt đợc các mục tiêu hoạt động nhóm, trong mỗi nhóm cần bầu ra một nhóm trởng để điều hành hoạt động của nhóm, một th ký để ghi chép lại các ý kiến của các thành viên trong nhóm và kết quả hoạt động nhóm, báo cáo viên. Những cá nhân đảm nhận trách nhiệm trên có thể cho HS tự bầu chọn, cũng có thể do GV chỉ định.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng hóa học lớp 8 theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w