Thực dân Pháp chiếm Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hệ thống chợ ở thanh hóa từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 (Trang 46 - 49)

Cuối thế kỷ XVIII, đầu XIX, các nớc t bản phơng Tây, sau những cuộc cách mạng chính trị và cách mạng công nghiệp, đang trên đà phát triển thế lực về mọi mặt, đẩy mạnh công cuộc chinh phục thuộc địa để tìm kiếm thị trờng. Nhiều nớc ở châu á bị xâm lợc.

Là một nớc phơng Đông có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lợng lao động dồi dào, đất đai màu mỡ, vì thế từ rất sớm, Việt Nam đã trở thành miếng mồi béo bở cho đế quốc thực dân, chủ yếu là đế quốc Pháp.

Từ lâu, thực dân Pháp đã nhòm ngó Việt Nam. Trong những năm 40 của thế kỷ XIX, tàu chiến Pháp nhiều lần kéo đến đe dọa, thị uy ngoài cửa biển Đà Nẵng. Tháng 8/1858, vin cớ nhà Nguyễn khủng bố đạo Gia tô, thực dân Pháp phối hợp với Tây Ban Nha đem tàu chiến đến bắn phá cảng Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lợc nớc ta.

Năm 1859, bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp đã chuyển đại quân vào Nam Kỳ, đánh chiếm thành Gia Định; sau đó, dùng thủ đoạn vừa đánh vừa hòa, thực dân pháp lần lợt thôn tính trọn vẹn 6 tỉnh Nam kỳ.

Bớc sang giai đoạn 2, thực dân Pháp đem quân ra miền Bắc, hai lần đánh chiếm thành Hà Nội (1873, 1882) rồi sau đó thôn tính một số tỉnh Bắc Kỳ, gây chiến với nhà Thanh để loại bỏ ảnh hởng của Trung Quốc đối với Việt Nam. Tháng 8/1883, lợi dụng lúc triều đình Huế rối ren khi vua Tự Đức mất, thực dân Pháp đem tàu chiến tấn công kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn phải thừa nhận quyền thống trị của Pháp bằng những hòa ớc 1883, 1884.

Sau gần 30 năm, với chủ trơng lấn dần từng bớc, kết hợp với việc dùng vũ lực với những thủ đoạn chính trị, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc chinh phục Việt Nam.

Từ 1858 - 1884, khi Pháp xâm lợc và tiến hành cai trị nớc ta thì hoạt động buôn bán thơng mại truyền thống có sự thay đổi. Thực dân Pháp mua bán thóc gạo ở Nam kỳ và xuất cảng lúa gạo. Các phố, thị ra đời ở các thành

phố lớn, đặc biệt là các thành phố cảng có giao thông thuận lợi: Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Quảng Ninh ...

* Thực dân Pháp đánh chiếm và bình định Thanh Hóa

- Về quân sự:

Đối với thực dân Pháp, việc ký hiệp ớc Patơnốt (6/6/1884) đã chấm dứt giai đoạn xâm lợc ngót 30 năm. Nhng cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn tiếp tục.Thực tế, Pháp chỉ mới xác lập đợc quyền lực ở Trung ơng, còn phần lớn địa ph- ơng xứ Bắc và Trung kỳ chúng cha thể nắm đợc. Vì thế, thực dân Pháp phải trải qua giai đoạn 10 năm mà chúng gọi là giai đoạn “bình định” để đàn áp phong trào vũ trang cuối cùng. Chúng thực hiện tăng cờng lực lợng quân sự, tiến hành những cuộc hành quân triệt hạ các căn cứ kháng chiến của nhân dân ta đã có từ trớc, hoặc vừa mới lập ở các địa phơng. Đồng thời chúng ra sức siết chặt bộ máy kìm kẹp trong đó có việc trừ khử phái chủ chiến ở triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu. Sau khi chiếm xong kinh đô Huế, Pháp đem quân đánh chiếm thành Quảng Trị và đa tàu chiến từ Huế ra đánh chiếm Nghệ An, truy đuổi vua Hàm Nghi. Đồng thời, một đạo quân Pháp xuất phát từ Ninh Bình ngày 22/11/1885 và đến ngày 25/11/1885 thì tiến vào cửa Hới lên Hàm Rồng đánh chiếm Thanh Hóa là để bao vây, chặn đờng không cho Hàm Nghi ra Bắc Kỳ.

Phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lợc của nhân dân Thanh Hóa đã bùng nổ ngay khi Pháp xâm lợc. Đặc biệt, từ khi chiếu Cần Vơng đến Thanh Hóa, phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hóa dới sự lãnh đạo của các sĩ phu văn thân dáy lên mạnh mẽ và rộng khắp. ở các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, phong trào đã đợc quy tụ và có sự chỉ đạo chung khi Tôn Thất Thuyết đến Thanh Hóa. Tại căn cứ Ba Đình, dới sự chỉ đạo của Phạm Bành, Đinh Công Tráng với cách đánh mu trí và quyết tử đã làm cho giới cầm quyền Pháp phải lo lắng, xôn xao. Tiếp nối Ba Đình, cuộc chiến đấu của nghĩa quân Hùng Lĩnh càng nên cao tinh thần kiên cờng, bất khuất của nhân dân Thanh Hóa.

Song với u thế về vũ khí, thực dân Pháp đã xây dựng nhiều đồn binh ở Yên Lợc, Phúc Địa, Lang Chánh rồi cho quân đi vây quét, đàn áp các cuộc khởi nghĩa. Đến cuồi thế kỷ XIX, Pháp tuyên bố hoàn thành việc bình định và từng bớc thiết lập và củng cố bộ máy thống trị ở Thanh Hoá.

-Về chính trị: Thanh Hoá vốn là đất “Qúy hơng” của nhà Nguyễn, nay trở thành 1 trong 12 tỉnh thuộc xứ Trung Kỳ (An Nam), nằm dới chế độ bảo hộ của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn trực tiếp cai trị. Bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở Thanh Hoá căn bản đợc tổ chức giống một số tỉnh khác của xứ bảo hộ Trung Kỳ. Bên cạnh toà Công sứ – cơ quan bảo hộ của thực dân Pháp, là bộ máy cai trị của nhà Nguyễn gồm có: Tổng đốc, án sát, Bố chính, Lãnh binh. Dới phủ, huyện, châu là một viên tri phủ, tri huyện, tri châu đứng đầu cùng với một số nha lại và một số đội lính, quản lý toàn diện các mặt hành chính, pháp lý, an ninh và xã hội. Với sự tồn tại của hai hệ thống chính quyền “bảo hộ” và Nam triều, thực dân Pháp vừa thâu tóm quyền lực và đồng thời duy trì chính quyền quân chủ, tạo ra bộ máy tay sai làm công cụ cho chúng. Trớc tình hình đó, Thanh Hoá có những thay đổi về mặt hành chính, bộ máy cai trị. Năm 1893, dân số Thanh Hoá có 1.250.000 ngời Việt, 17 ngời Âu, 180 Hoa kiều. Khu vực hành chính gồm 5 phủ: Hà Trung, Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Quảng Hoá, Tĩnh Gia và 19 huyện thuộc các phủ, 129 tổng, 2.091 làng, 64.198 dân đinh.

Sự thay đổi về mặt hành chính thời Pháp thuộc kéo theo sự thay đổi, chuyển biến nhất định về kinh tế, xã hội, trong đó có cả sự thay đổi về hệ thống chợ - một nét sinh hoạt về kinh tế, văn hoá của ngời Việt.

Một phần của tài liệu Hệ thống chợ ở thanh hóa từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 (Trang 46 - 49)