Ảnh hởng của chợ đến đời sống văn hoá, xã hộ

Một phần của tài liệu Hệ thống chợ ở thanh hóa từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 (Trang 76 - 85)

* Giao lu văn hóa:

Chợ Thanh Hoá xuất hiện từ rất sớm. Chợ đông vui, hệ thống chợ nhộn nhịp nó không chỉ biểu hiện sự phồn vinh về kinh tế mà còn biểu hiện sự phát triển về văn hoá, giao lu văn hoá trong nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền.

Chợ không chỉ đơn thuần là nơi đổi chác, mua bán các mặt hàng. Chợ, nhất là vùng miền núi còn là nơi giao lu tình cảm, thăm hỏi bạn bè ngời thân, thông báo tin tức, tình hình. Ngày họp chợ là những ngày sinh hoạt kinh tế và văn hoá ngày nông nhàn, nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi ... Một nhu cầu về nhàn

rỗi tích cực với những ngời lao động nông nghiệp cần cù, quanh năm vất vả trên đồng ruộng, đồi nơng, thôn bản .. cần một sự thay đổi không khí môi tr- ờng. Đặc biệt với chợ Tết, nhu cầu đó, khía cạnh đó càng đợc nhân lên gấp đôi.

Chợ Tết ở Thanh Hoá nói riêng và Việt Nam nói chung bên cạnh trao đổi mua sắm hàng tết là các hoạt động giải trí, các trò chơi cổ truyền thể hiện nền văn hoá riêng biệt của tỉnh Thanh chứ không phải hoạt động buôn bán là chủ yếu. Ngày tết, mọi ngời mặc những bộ quần áo mới, đẹp đi thăm hỏi chúc tết bà con họ hàng, rồi họ đi chơi chợ. Đặc biệt là những nam thanh nữ tú, những ngời trẻ tuổi. Đến chợ, họ tha hồ ngắm những con tò te, những sắc màu lạ mắt, những trò chơi cộng đồng rất vui vẻ và náo nhiệt.

Nói chung, toàn bộ mọi hoạt động trao đổi mua bán ở các chợ quê dù còn rất nghèo nàn, mất rất nhiều công sức, thời gian đi lại và lời lãi chẳng đ- ợc bao nhiêu, song đây lại là nét sinh hoạt văn hoá rất đậm đà bản sắc của các làng xã cổ truyền ở trong huyện. Trớc đây, ngời nông dân đi chợ để mua bán và trao đổi hàng hóa và còn là để “ăn chợ” và “chơi chợ”. Với một ít lời lãi có đợc, ngời ta thờng bớt ra chút ít để thởng thức một vài món ăn dân giã (chiếc bánh rán, bánh khoái, bát tiết canh, tô bún ...); rồi những cuộc trò chuyện, bàn chuyện làm ăn râm ran hết buổi. Các thanh niên trai gái thì mỗi lần đi “chơi chợ” còn là dịp gặp nhau để tỏ tình, tâm sự và nhờ đó mà đã có cặp thành duyên thành đôi lứa.

Khi nghiên về một vùng văn hoá,trong đó có “văn hoá làng”, không thể không nghiên cứu đến những địa điểm trao đổi vật phẩm hàng hoá thờng xuyên và định kỳ - cái chợ.

Bởi giữa sự vắng lặng, những xóm làng nhỏ bé thu mình sau luỹ tre xanh với nền sản xuất nhỏ tự cấp tự túc thì chợ thực tế góp phần vào việc truyền bá văn hoá, tạo ra những nhịp độ mới, những quan niệm mới cho cuộc sống, giúp tầm mắt ngời nông dân hớng tới không gian văn hoá rộng lớn hơn, khoáng đạt hơn thông qua “cái chợ”...

Chợ của một làng thờng rất nhỏ, trao đổi những nhu cầu sinh hoạt nhỏ nhặt, cha thể hiện sự buôn bán chuyên nghiệp. Nhng một chợ nổi bật của nhiều làng thì quy mô, hàng hoá tơng đối nhộn nhịp và phát triển. Qua những chợ tiêu biểu của cả một vùng, của một miền qua sinh hoạt của nó chợ đã có tác động phần nào đến sinh hoạt vật chất và đặc biệt là văn hoá của một vùng c dân. Nhiều chợ xứ Thanh thể hiện đợc điều này nhng luận văn xin phép đợc điểm qua sinh hoạt chợ của các vùng địa lý khác nhau: vùng đồng bằng,ven biển, trung du miền núi. Đó là chợ Quăng, chợ Môi, chợ Bản.

Chợ Quăng thuộc xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá. Chợ nằm trên địa điểm giao thông đờng bộ khá quan trọng, gần đờng huyết mạch Bắc - Nam.

Chợ họp ở một vùng đất vuông vắn, rộng rãi ở xóm Đính, xung quanh chợ đợc bao bọc là những dãy phố, tạo ra một cảm giác là một chợ đô thị. Chợ phiên đợc họp vào một chút buổi sáng hoặc chiều để bán các sản phẩm tơi sống phục vụ cho sinh hoạt trong ngày của ngời dân. Nhng đến phiên chợ Đại, chợ Quăng mới thật sự nhộn nhịp, sôi động bởi quang cảnh chợ, bởi nhịp độ vui tơi của kẻ mua ngời bán ... Ngời dân quanh vùng tấp nập đi chợ. Hàng hoá của chợ ngoài các sản vật trong vùng nh thịt, cá, gạo, thóc, nớc mắm, súc vật tự nuôi cho đến các thứ quả dừa, chuối ... còn có những mặt hàng đặc sản của các vùng khác mang đến thật trật tự, quy củ, có quy định rõ ràng cho loại hàng theo từng dãy, từng khu, trên mỗi sạp hàng đều có biển ghi tên hàng và giá cả muốn bán. Mặt hàng nổi bật nhất ở đây là lụa là, gấm vóc, vải thô mộc do chính c dân ở đây sản xuất, đã từng cạnh tranh với gấm nhiễu Hồng Đô - mặt hàng thủ công nổi tiếng cả nớc.

Sự phồn thịnh của chợ Quăng không phải chỉ do nó nằm ở vị trí một vùng kinh tế tơng đối phát triển, dân c đông đúc, giao thông tấp nập mà nó còn có một mối liên hệ quan trọng với mạng lới chợ xung quanh; chợ Hành, chợ Đại, chợ Nguyệt Viên. Từ các chợ này, hàng hoá đợc tải đi các vùng và cung cấp phần lớn cho chợ Quăng để lu thông.

Vào ngày 5 tháng giêng (AL) hàng năm, phiên chợ đại đầu tiên của năm mới, nhân dân trong vùng tổ chức lễ “khai quang” chợ. Ngày đó mọi ng- ời đều mặt quân áo đẹp, đi sau một đám múa lân có những ông “hề’ đeo mặt nạ đi vào cổng chợ. Đằng sau đám múa là những ngời trong “hội đồng” quản lý chợ, 2 ngời chia các ô buôn bán hàng hoá trong năm cho các hộ bằng cách cầm 1 dây vải thô giăng thẳng chia giới hạn. Những thơng gia buôn bán đều đóng ngay một số tiền gọi là “thuế quét chợ” cho “hội đồng” quản lý, số tiền này đợc góp hào phóng vì họ cho rừng đây là “phớc” đầu năm cho sự phồn thịnh của chợ. Sau đó họ vun những mô đất nhỏ thắp hơng cầu cho ăn lên làm ra. Sau các thủ tục này chợ lại hoạt động bình thờng.

Dựa vào vị trí thơng nghiệp thuận lợi, chợ Quăng đã mang những yếu tố chung của các loại chợ khác trong vùng: là mối giao lu hàng hoá cũng nh giao lu xã hội thông qua sinh hoạt chợ, là nơi tạo ra đột phá của kinh tế hàng hoá thúc đẩy sự phân công lao động xã hội. Chợ Quăng còn có sắc điểm riêng của nó đó là thông qua sự giao lu hàng hoá con ngời ở đây đã tiếp thu đợc nhiều nguồn thông tin về kiến thức mới lạ qua văn hoá chợ, để dần bổ sung hoàn thiện cho mình.

Chợ Môi: nằm trên vị trí giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây. Điều đó làm cho chợ Môi trở thành một chợ lớn trong tỉnh.

Đến chợ Môi, phải nói đến một phẩm vật hàng hoá đặc biệt, biểu tợng cho sinh hoạt thơng nghiệp cổ truyền của chợ: kê, gà, gà chọi, chim cảnh và chim chọi. Cả một vùng đất lớn quanh vùng ngời ta chi trồng kê để nuôi gà và chim. Chim cảnh, chim chọi, gà chọi là mạt hàng buôn bán đợc nhiều lãi, bởi ngoài những ngời yêu thích, nó còn đợc bán để phục vụ những gia đình giàu có, mua về để sinh hoạt giải trí, hoặc bán cho các xới chọi ở tứ phơng những con giống để làm trò chơi dân gian cổ truyền. Chính vì vậy, chợ Môi vốn nổi tiếng về trò chơi này.

Cũng giống nh các chợ khác, vào ngày đầu năm, chợ cũng tổ chức khao chợ. Sau lễ khao chợ, ngời ta tổ chức chọi gà và chọi chim.

Phiên chợ đại nào, ngời ta cũng tổ chức chọi gà. ở đây có những hội chọi gà chuyên nghiệp.Trớc khi vào chọi ngời cầm trịch vun một mô đất nhỏ thắp hơng và đặt chai rợu cầu khấn thần đất. Tiếp đó, ngời chủ xới lấy thanh tre vót quay thành vòng tròn để quy định diện tích của xới chọi. Trong cuộc chọi ngời đợc cuộc phải trả tiền thuê đất cho ngời cầm trịch, ngoài ra phải có chén rợu để mời những ngời xung quanh.

Ngoài chọi gà ra, ngời ta còn có hội thi bán chim, thi lồng chim đẹp, và có ngời chuyên sản xuất các lồng chim và buôn bán loại chim chọi.

Chợ Bản: Trớc đây chợ đóng ở xã Định Tăng, nay là xã Định Tờng, chợ nằm trên vị trí giao thông từ trên xuống và từ dới lên, bởi thế chợ Bản có vai trò hết sức quan trọng trong mối giao lu cho các loại hình kinh tế khác nhau. Chính điều đó tạo ra nét đặc trng riêng biệt về hàng hoá của chợ; đó là trâu bò và hàng lâm sản.

Chợ Bản nổi tiếng là lắm trâu bò, vừa rẻ vừa nhiều, giống lại tốt. Cũng giống chợ khác, chợ Bản cũng có lễ hội chợ, khao chợ nhng cứ 3 năm 1 lần. Hội chợ Bản đợc tổ chức khá to vào ngày rằm tháng 4. Vào dịp hội chợ, nhân dân quét đình tờng chợ sạch sẽ, đặt trớc cửa đình 2 hình nộm của ông bà Lasát làm bằng cốt tre đợc dán đủ loại giấy màu, tạo dáng oai nghiêm để hù doạ ma quỷ cho chợ họp đợc đông vui, yên bình. Trong chợ Bản có bàn thờ bản thổ đợc đặt hoa quả, hơng hoa của những ngời buôn bán ở chợ Bản. Trong đình chợ, ngày 14 tháng 4 chợ bắt đầu tổ chức tế lễ, ngời ta lập đàn tóc quỷ trừ tà. Sáng ngày hôm sau, dân chúng kéo đến tham gia hội chợ. Sau khi ngời ta chủ tế lễ xong, thì có 6 thanh niên khiêng chiếc thuyền rồng làm bằng cốt tre có dán giấy mầu, trên có hình thầy phù thuỷ khua kiếm đuổi ma quỷ. Đám rớc này đi khắp chợ nhận quà, hàng của những ngời buôn bán khao chợ bỏ vào thuyền. Vào ngày này việc buôn bán, chỉ để lấy”khớc”, ngời mua, ngời bán giao tiếp với nhau thật xởi lởi, rộng lợng. Hội chợ diễn ra suốt cả ngày rằm tháng t, trong ngày này trai gái quanh vùng ăn mặc đẹp đến xem chợ.

Sự tồn tại của một chợ giữa các làng xã trung du và miền núi không chỉ là sự phát triển về thơng nghiệp, mà nó còn có ý nghĩa nh một sự ghi nhận mối giao tiếp xã hội văn hoá quan trọng trong cộng đồng các dân tộc, mối quan hệ thân thiện, đoàn kết xuôi ngợc.

Nh vậy, qua hoạt động vừa nổi lên của các chợ tiêu biểu ở Thanh Hoá, ta thấy rằng: ngời nông dân sau luỹ tre làng “trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn trao đổi với xã hội” (C. Mác) thì chợ làng với những phiên họp định kỳ hàng tháng nổi lên nh một nét sống động vui tơi và khởi sắc trong những ngày họp chợ, khơi gợi trong tâm hồn trí tuệ ngời nông dân bao tình cảm, suy nghĩ, ham muốn và khát vọng đổi mới. Đổi mới cách làm ăn đến đổi mới những lệ làng lạc hậu, trói buộc; đổi mới chính sách ngăn sông cấm chợ từ làng xã đến phủ huyện ... ở chợ nông thôn, mỗi ngày lễ chợ, khao chợ thực sự là một ngày hội lớn của cả một vùng c dân sinh sống và sẽ ghi lại trong tâm tởng mọi ngời những dấu ấn sâu sắc của một loại hình sinh hoạt văn hoá rất dân gian nhng thuần phác và đôn hậu, giúp họ hớng tới cái đẹp và cái thiện trong cuộc sống.

* Tăng cờng mối quan hệ trong các làng xã:

Với các loại hình chợ, dù là chợ thông thờng hay chợ đặc sản, với số l- ợng phiên chợ họp trong năm hay trong tháng, mối quan hệ giữa các chợ trong vùng và với sự phát triển chợ để hình thành thị trờng địa phơng thì chợ làng không chỉ là nơi trao đổi vật phẩm mà còn là nơi tiếp xúc xã hội, nơi thông báo tin tức nhạy bén, góp phần rất quan trọng trong mối giao tiếp tình cảm của các cộng đồng làng xã thông qua sinh hoạt chợ. Ví dụ làng Thạc Quả (xã Yên Trờng, huyện thiệu Yên) có chợ Kiểu, một chợ lớn bên sông Mã buôn bán rất sầm uất mang lại nhiều nguồn lợi cho làng. Làng Thạc Quả có tục kết chạ với làng Hổ Bái (xã Yên Bái). Ngoài tục mời nhau yến ẩm hàng năm rất long trọng, dân hai làng hay tổ chức thăm hỏi giúp đỡ lẫn nhau và có những u đãi đặc biệt cho nhau: ngời làng Bái ra chơi Kiểu không phải nộp thuế mà còn đợc ngời Thạc Quả coi chợ mời đón vào chợ rất long trọng.

Nh vậy, sự lu thông hàng hoá và sự phát triển của các chợ làng rõ ràng có tác động nhiều tới mặt tổ chức và sinh hoạt làng xã. Chợ không những mở rộng kinh tế, tiếp xúc xã hội, giao lu văn hoá của nhân dân mà còn thắt chặt mối quan hệ giữa các đơn vị tổ chức thôn xã cùng nhau họp chợ, cùng chia sẻ mối lợi kinh tế. Điều đó đã phá vỡ một phần tính bảo thủ, cố hữu của làng xã trong việc giữ trọn vẹn chủ quyền địa phơng nhỏ hẹp. Trong vấn đề này sự phát triển khách quan của kinh tế hàng hoá thông qua sử dụng chợ là một yếu tố tích cực và tiến bộ.

* Chợ - cầu nối kinh tế, văn hoá giữa c dân các vùng miền:

Hầu hết các chợ lớn ở Thanh Hoá đều nằm trên những đờng giao thông thuận lợi, nh các đờng quan, trên dọc sông Chu, sông Mã... trên bến dới thuyền. Và vị trí giao thông thuận lợi từ trên xuống từ dới lên, nên các chợ có vai trò hết sức quan trọng trong mối giao lu của hai loại hình kinh tế và văn hoá khác nhau: miền xuôi, miền ngợc hoặc miền núi với miền xuôi. Ví dụ nh Bản: vị trí giao thông thuận lợi của chợ nên tạo ra nét đặc trng riêng biệt về hàng hoá của chợ, đó là trâu bò và hàng lâm sản. Từ xa chợ Bản đã có tiếng khắp tỉnh Thanh về mặt hàng này: Tranh Quần Đót, Cót kẻ Căng, Năng kỷ Rỵ, Bị làng Ngô, Bò chợ Bản. Chợ Bản rất nổi tiếng là lắm trâu bò, còn bò cày vừa khoẻ, vừa rẻ thì thờng họ phải lên chợ Bản tự chọn, hoặc phải mua lại của những ngời lái trâu, lái bò đem ra từ chợ Bản về. Mặt khác, đối với vùng cao, do điều kiện địa lý giao thông trở ngại, cũng nh các vùng có mật độ dân c tha thớt thì các vật phẩm sinh hoạt nh: muối, nồi đồng, kim chỉ... cũng nh công cụ sản xuất dao, kéo, cuốc, xẻng ... là một nhu cầu cần thiết cũng phải xuống chợ Bản để mua. Ngời miền núi mua khá nhiều vải mặc dù họ có trồng bông, họ dùng cả đồ đạc của ngời Việt mặc dù có nhiều nguyên liệu bên cạnh họ. Họ còn nhập, mua nhiều sản phẩm mà họ không biết hoặc không rèn kim khí. Họ phải mua của ngời Việt hoặc ngời Hủa Phăn các con dao dài, lỡi liềm, hái , cuốc, xẻng... Ngời Việt miền xuôi thì cung cấp nồi niêu, sánh và vạc đồng

dùng để nấu. Các thợ vàng bạc ở các chợ bán cho họ các đồ dùng t trang bằng bạc nh hoa tai, vòng cổ cho trẻ con để họ giữ hồn cho chúng khỏi chết. Nghề đồ gốm cũng rất xa lạ ở miền núi. Các chậu, nồi và bát đĩa sành, ấm chén và be lọ bằng sứ cũng đợc nhập từ Trung Quốc hoặc của Bắc Kỳ cũng đợc chở từ đồng bằng lên. Những sản vật của biển cũng quyết định một luồng trao đổi. Trong vùng thái củ, quả củ, quả hoa, sâu bọ rừng vừa để ăn nhng cũng vừa để bán. Vẫn là luồng, nứa, các thứ gỗ cứ định kì xuôi đông do ngời hoặc trâu bò kéo đến tận bờ sông. Trâu kéo gỗ dẫm nát cả lối đi. Ngời Mờng và ngời Thái còn bán xuống đồng bằng củ nâu, mây, quế, vỏ để nhuộm hoặc ăn trầu và có khi họ còn kiếm đ ợc cả cao su, cánh kiến trắng và cả cánh kiến đỏ.

Sự bức xúc của nhu cầu giao tiếp trao đổi đã làm chợ Bản và các chợ lớn trong tỉnh có u thế đặc biệt: huy động đợc một lực lợng to lớn giữa ngời mua và

Một phần của tài liệu Hệ thống chợ ở thanh hóa từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w