Đặc điểm chợ vùng miền nú

Một phần của tài liệu Hệ thống chợ ở thanh hóa từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 (Trang 72 - 73)

Miền núi Thanh Hóa có gần 10 huyện chiếm diện tích rất lớn, gấp 6 lần diện tích đồng bằng. Theo thống kê của Quốc sử quán triều Nguyễn trong Đại

nam nhất thống chí thì miền núi Thanh Hóa chỉ có 4 chợ nổi tiếng. Đến thời Pháp thuộc theo Le Thanh Hoa (Robequan) thì ở miền núi Thanh Hóa đã có gần 10 chợ lớn nhỏ và buôn bán rất nhôn nhịp.

Cho đến TK XIX, miền núi Thanh Hoá kinh tế hàng hóa vẫn cha phát triển, các bản Mờng, Thái, Dăo vẫn là những bản mờng khép kín. Ngời ta vẫn còn thói quen trao đổi theo nguyên tắc ngang giá, hàng đổi hàng. Trong các bản vẫn có những ngời đem hàng đến trao đổi. Tuy nhiên, do sự phát triển của kinh tế ở các phố huyện đã hình thành các khu vực trao đổi hàng hóa.

Chợ miền núi trớc hết là ở các phố huyện là “cửa ngõ” của miền xuôi và miền núi nh Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, chứ không có những chợ ở tận sâu trong các bản mờng. C dân ở miền núi còn tha thớt, ít nhiều cuộc sống của họ đơn giản và không có nhiều lễ hội nh ở vùng khác. Nơng rẫy cho lúa rau củ, thú rừng là thức ăn. Họ chỉ đến chợ để mua bán những hàng sành sứ, kim chỉ, dao sắt, nông phẩm, hải sản khô ... phục vụ cho cuộc sống. Vì thế, chợ miền núi chỉ xuất hiện ở “cửa ngõ” của miền xuôi và miền núi. Tại đây đã hình thành các chợ nh: Chợ Kim (Thạch Thành); chợ Quan Hoàng (Cẩm Thủy), chợ Phố Cống (Ngọc Lặc)...

Hàng hóa chủ yếu ở chợ miền núi là lâm sản: gỗ, nứa, tre, luồng, cánh kiến, ngà voi, các cây thuốc lấy trong rừng... Ngoài ra còn có các nhu yếu phẩm mà miền núi không có: muối, dầu, hàng thủ công nghiệp...

Chợ miền núi cũng họp đình kỳ theo phiên, nhng phiên tha hơn so với chợ đồng bằng. Tuy nhiên, trong ngày phiên, chợ cũng rất đông đúc và đầy màu sắc.

Đối tợng trao đối buôn bán chủ yếu là c dân các huyện miền núi. Ngoài ra còn có rất đông ngời kinh lên buôn bán và thậm chí có cả các thơng nhân Hoa, ấn, Âu châu đến buôn bán ở chợ. Đặc biệt vì đờng sá xa xôi, giao thông không thuận tiện nên đã hình thành các phố chợ miền núi, các dãy nhà cố định gần các chợ của thơng nhân ở xa.

ở chợ miền núi, bên cạnh giao lu trao đổi hàng hóa còn có yếu tố giao lu văn hóa. Lúc đầu, các hoạt động giao lu văn hóa còn xa lạ, nhng về sau nó là một phần không thể thiếu của ngời miền núi. ở chợ, các trò chơi, các phong tục tập quán của nhiều ngời thiểu số đã đợc diễn ra, thể hiện những nét văn hóa riêng của các tộc ngời nhng thống nhất trong một nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hệ thống chợ ở thanh hóa từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 (Trang 72 - 73)