Đặc điểm chính sách châu á TBD của Mỹ (2001-2004)

Một phần của tài liệu Chính sách của mỹ đối với châu á thái bình dương từ 2001 2004 (Trang 62 - 69)

c) Hợp tác chống khủng bố quốc tế.

2.3. Đặc điểm chính sách châu á TBD của Mỹ (2001-2004)

ở Mỹ, dù chính phủ thuộc Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hoà thì chính sách đối ngoại đều xuất phát từ lợi ích quốc gia, tính kế tục rõ ràng. Tuy vậy mỗi đời tổng thống đều có những sắc thái riêng trong chính sách đối ngoại. G.W.Bush ngay sau khi lên nhận chức đã công khai thể hiện sự khác biệt với vị tổng thống tiền nhiệm B.Cliiton về chính sách đối ngoại. Bush tỏ ra quán triệt chính sách cứng rắn của Đảng Cộng hoà, thiên về về chủ nghĩa hiện thực. Trong suốt nhiệm kỳ 2001 - 2004 Bush đã để lại nhiều dấu ấn điều chỉnh chính

sách đối ngoại nói chung cũng nh chính sách châu á - Thái Bình Dơng nói riêng theo khuynh hớng trên.

Nh chúng ta đã biết G.W.Bush lên làm Tổng thống trong điều kiện nớc Mỹ hết sức phức tạp đặc biệt về an ninh chính trị. Vụ khủng bố 11/9/2001 đã gây nên một tâm lý hoang mang không chỉ cho nhân dân Mỹ mà cho cả nhân dân thế giới nói chung. Và dĩ nhiên vụ khủng bố lớn nhất trong lịch sử nớc Mỹ này đã hầu nh chi phối đến toàn bộ chính sách đối ngoại của Mỹ. Tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ này là chống khủng bố quốc tế. Với chủ trơng"tấn công", "kiềm chế" Bush đã chia thế giới thành 2 phe ủng hộ Mỹ có nghĩa là hợp tác với Mỹ chống khủng bố, không ủng hộ Mỹ nghĩa là đối thủ của Mỹ. Chính quyền Bush đã tuyên bố vì nền an ninh của riêng Mỹ cũng nh nền an ninh toàn cầu Mỹ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để chống lại chủ nghĩa khủng bố kể cả sử dụng bạo lực.

So với thời B.Clinton, mầu sắc chủ nghĩa lý tởng trong chính sách đối ngoại của chính phủ Bush khá mờ nhạt, hạ thấp giọng điệu "nớc Mỹ tất thắng" mà chính phủ B.Clinton hô hào, nhấn mạnh u tiên bảo vệ lợi ích quốc gia, tăng cờng vị trí chủ đạo của Mỹ về địa - chính trị, trật tự an ninh khắp nơi trên thế giới. Ngày 17/1/2001 Ngoại trởng Mỹ Powell bày tỏ Mỹ sẽ theo đuổi phơng châm ngoại giao u tiên chú ý lợi ích an ninh quốc gia của bản thân Mỹ và lấy đó làm thớc đo duy nhất để Mỹ tham gia các công việc quốc tế. Tiếp đó Phó Tổng thống, Bộ trởng quốc phòng và cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống đều bầy tỏ: "Mỹ đang trong tình trạng bị đe dọa càng nghiêm trọng hơn". Những ngời này đã hô hào cho "nguyên tắc lợi ích an ninh quốc gia trên hết" và chủ trơng thiết lập cái gọi là"cân bằng lực lợng toàn cầu có lợi cho mặt trận tự do" để bảo vệ các lợi ích của Mỹ tồn tại khắp nơi trên thế giới. Đây đợc coi là đặc điểm cơ bản nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền Bush so với chính quyền tiền nhiệm.

Trong bối cảnh chung đó, chính sách châu á - Thái Bình Dơng của chính quyền Mỹ giai đoạn 2001 -2004 củng có nhiều đặc điểm khác so với giai đoạn trớc.

Đặc điểm thứ nhất: Coi trọng hơn khu vực châu á - Thái Bình Dơng. Thời kỳ chính phủ B.Clinton nghiêng về thực hiện "chủ nghĩa toàn cầu mang đậm tính tiến công" còn chính phủ Bush thì theo đuổi "chủ nghĩa bảo thủ kiên cố". Trong suốt giai đoạn 2001 -2004 chính quyền Bush một mặt thận trọng giải quyết "di sản ngoại giao" của chính quyền B.Clinton, mặt khác áp dụng phơng châm lấy "phòng ngự" để "tấn công", tiến hành điều chỉnh thích hợp với trọng tâm, sách lợc và biện pháp của chiến lợc ngoại giao chủ yếu là: Cân bằng vị trí và vai trò của lục địa Âu, á trong chiến toàn cầu của Mỹ.

Trớc đây, trong t duy ngời Mỹ châu Âu là số một, ngời Mỹ coi châu Âu là trung tâm thế giới. T duy này tồn tại suốt hàng thập kỷ trong các đời Tổng thống Mỹ. Nhng ngày nay với sự ngày càng lớn mạnh của các khu vực khác trên thế giới đặc biệt là khu vực châu á -Thái Bình Dơng thì Mỹ không thể cứ mãi đóng cửa làm ngơ. Hiện nay chính quyền Bush đã và đang thay đổi truyền thông "châu Âu số một" đó, hạ thấp vị trí trung tâm của châu Âu, gác lại kế hoạch "đại châu Âu" mà Chính phủ Cliton đã đa ra và "mu cầu từng bớc chuyển trọng tâm chiến lợc toàn cầu của Mỹ sang khu vực châu á -Thái Bình Dơng" [12;2] .

Ngay trong thời gian tranh cử Bush đã tỏ ra khá chú ý đến các vấn đề ở khu vực châu á - Thái Bình Dơng. Và ngay sau khi lên nhận chức Bush đã công khai thể hiện khuynh hớng dành cho khu vực châu á - Thái Bình Dơng một sự chú ý đặc biệt. Ví nh các vấn đề về Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan. Trong cuộc điều trần ngày 17/1/2001 trớc Uỷ ban đối ngoại Thợng nghị viện Mỹ về quan hệ Mỹ - Trung và các đồng minh ở khu vực châu

của mỗi quan hệ Mỹ với châu Âu, một nền tảng tơng tự cũng tồn tại với phía Tây. Đó là các mối quan hệ vững chắc của Mỹ với các đồng minh và bạn bè ở châu á - Thái Bình Dơng". Còn có nguồn tin cho rằng trong một bản báo cáo đánh giá chiến lợc an ninh trình Tổng thống, Bộ quốc phòng Mỹ đã đặt khu vực châu á - Thái Bình Dong lên vị trí tối quan trọng trong bố trí lực lợng quân sự Mỹ trong tơng lai. Đều này cũng hoàn toàn trùng hợp với nguồn tin mà tạp chí Tokyo keyzai đa ra là Mỹ sẽ cắt giảm con số 1,4 triệu lính hiện nay, chủ yếu ở khu vực châu Âu để tập trung xây dựng lực lợng tại khu vực châu á. Bởi lẽ theo nhận định của R.armitage, cố vấn của ông Bush, mối đe doạ chiến tranh ở châu Âu đã mất đi nhng vẫn còn 4 điểm nóng đe dọa chiến tranh ở châu á là bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc tấn công sang Đài Loan, xung đột hạt nhân ở ấn Độ và Pakistan, sự tan rã ở Indonesia.

Tất cả những điều trên cho thấy chính quyền Bush đã coi trọng hơn khu vực châu á - Thái Bình Dơng, đặt châu á - Thái Bình Dơng ngang tầm với châu Âu và có những dấu hiệu cần theo dõi về sự chuyển trọng tâm chiến lợc trớc hết là quân sự sang khu vực này.

Đặc điểm thứ hai: Trong hai đối thủ cạnh tranh chủ yếu Trung, Nga đặt

Trung Quốc lên vị trí hàng đầu. Kể từ sau chiến tranh lạnh Liên Xô không còn, Mỹ trở thành siêu cờng duy nhất trên thế giới. Nhng nói nh vậy không có nghĩa là Mỹ không có đối thủ cạnh tranh.

Tuy Liên Xô tan rã song Nga đợc coi là kế tục sự nghiệp của Liên Xô. Xét trên mọi lĩnh vực thì Nga vẫn không bằng Liên Xô trớc kia, đặc biệt trong giai đoạn này Nga đang phải tập trung sức mạnh để phục hng nền kinh tế vốn đã suy yếu. Hơn nữa nội bộ Nga khá phức tạp, để thống nhất liên bang này về một mối không phải là điều đơn giản đối với Tổng thống Putin. Mục tiêu của Nga lúc này là khôi phục kinh tế và giải quyết những mâu thuẩn xung đột trong lãnh thổ.

Còn Trung Quốc, sau gần ba mơi năm cải cách Trung Quốc lúc này đã trở thành một con rồng lớn của châu á. Sự lớn mạnh này của Trung Quốc là một thách thức trong con đờng trở thành bá chủ của Mỹ. Bởi vậy chính quyền Bush sau khi chấp chính đã lập tức thay đổi chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền trớc đó. Trớc đây B.Clinton luôn đề cao quan hệ Trung - Mỹ, coi Trung Quốc "là đối tác chiến lợc". Song lúc này cụm từ "đối tác chiến lợc" đã đợc Bush thay bằng "đối thủ cạnh tranh chiến lợc". Chính quyền Bush đã đặt Trung Quốc lên vị trí đầu trong số hai đối thủ cạnh tranh chiến lợc "nặng ký" nhất tại khu vực châu á - Thái Bình Dơng là Nga và Trung Quốc.

Trong những năm qua, Mỹ đã sử dụng chính sách hai mặt đối với Trung Quốc. Chính phủ Bush cho rằng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và thực tế của Mỹ nhng không phải là thù địch bởi Trung Quốc là nơi tập trung nhiều lợi ích của Mỹ. Vì thế G.W.Bush một mặt coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lợc, mặt khác lại coi Trung Quốc là đối tác. Chính phủ Bush đã quyết định chính sách đối với Trung Quốc là đấu tranh song không đổ vỡ trong quan hệ Mỹ - Trung; tăng cờng kiềm chế và phòng ngừa nhằm ngăn chặn và loại bỏ khả năng Trung Quốc thách thức Mỹ trên tầm chiến lợc toàn cầu và ở khu vực; Chú trọng phản ứng "rõ ràng mà kiên định" đối với Trung Quốc ; Điều chỉnh chính sách nghiêng về Đài Loan. Có thể nói chính sách của tân chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc là vừa "tiếp xúc" vừa "kiềm chế" và nhân tố kiềm chế có phần rõ ràng hơn. Nhng để cột chặt nớc này vào hệ thống kinh tế thế giới Mỹ vẫn phải duy trì chính sách "can dự tích cực" đối với Trung Quốc.

Đặc điểm thứ ba: Tại châu á Mỹ coi Nhật Bản và Hàn Quốc là lực l- ợng đồng minh chủ yếu để dựa vào. Mỹ đặc biệt coi trọng Nhật Bản đặt quan hệ Mỹ - Nhật lên vị trí hàng đầu trong chính sách châu á - Thái Bình Dơng của mình. Tháng 2/2002 trong chuyến công du khu vực Đông á , Tổng thống

Mỹ G.W.Bush đã đến Nhật Bản, Hàn Quốc rồi mới đến Trung Quốc. Đều này cho thấy Mỹ đã đặt Nhật Bản và Hàn Quốc lên vị trí hàng đầu trong danh sách đồng minh tại châu á - Thái Bình Dơng đặc biệt là mối quan hệ Mỹ - Nhật.

Nhật Bản luôn là một khả năng hợp tác tốt với Hoa Kỳ. Quan hệ Mỹ -Nhật là quan hệ song phơng quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở châu á. Nếu quan hệ này tốt đẹp thì nhiều vấn đề khác trong khu vực cũng sẽ tốt đẹp. Nếu quan hệ này là kình địch thì các quyền lợi của Mỹ trong khu vực cũng bị ảnh hởng xấu. Bởi vậy Mỹ rất hoan nghênh một Nhật Bản hùng mạnh và thịnh vợng. Mỹ ủng hộ và viện trợ cho Nhật Bản, giúp Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế, đa Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh khu vực và chấn hng nền kinh tế toàn cầu.

Giai đoạn 2001 -2004 là giai đoạn liên minh Mỹ - Nhật mạnh nhất từ sự hoà hợp tại các cấp cao nhất trong chính phủ đến các sĩ quan. Cả hai nớc cùng đang hớng tới việc tăng cờng sự gắn bó và giải quyết các khó khăn. Gần 38.000 binh lính của Mỹ đóng tại Nhật và gần 14.000 lính hải quân. Hàng năm với t cách là nớc chủ nhà Nhật Bản cung cấp hỗ trợ trị giá trên 4,5 tỷ USD. Không có các lực lợng triển khai và đội ngũ này Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn để hoàn thành các cam kết và bảo vệ lợi ích của mình trong toàn bộ khu vực. Liên minh Mỹ- Nhật là nền tảng cho sự phát triển hoà bình và an ninh trong khu vực.

Với Hàn Quốc, Mỹ cũng đã bắt đầu chú ý nghiêm chỉnh đến vị trí vai trò của đồng minh này tại khu vực. Mỹ cũng tăng cờng viện trợ và ủng hộ để nớc này góp phần vào việc đảm bảo an ninh khu vực. Với Mỹ đây là đồng minh mạnh nhất. Với t cách là đối tác, Hàn Quốc liên tục củng cố vai trò an ninh khu vực của mình. Đặc biệt Hàn Quốc hỗ trợ các hoạt động huấn luyện và hội thảo nhằm tăng cờng hợp tác khu vực và hợp đồng tác chiến giữa các bạn bè và đồng minh. Các đóng góp của Hàn Quốc cho hoà bình và ổn định khu vực đã thể hiện rất rõ trong những năm qua tại Đông Timor, nơi mà lực lợng

quân đội Hàn Quốc đã tham gia vào các nỗ lực gìn giữa hoà bình của Liên Hiệp Quốc để giúp đỡ quốc gia mới khai sinh trong khu vực. Vai trò khu vực ngày càng tăng của Hàn Quốc đóng góp vào an ninh trong khu vực nhng không sao nhãng các trách nhiệm phòng thủ của mình.

Tóm lại, thông qua việc hỗ trợ liên tục cho liên quân để chiến đấu chống lại nạn khủng bố toàn cầu và các đóng góp nhiệt thành vào an ninh khu vực, Hàn Quốc đóng một vai trò rất tích cực trong khu vực. Quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc vẫn luôn sẵn sàng, và Mỹ đang tìm mọi cách để củng cố liên minh này nhằm đối phó với những thách thức hiện tại và tơng lai.

Đặc điểm thứ t: Vận dụng thái độ cứng rắn đối với các đối thủ cạnh

tranh. Trong giai đoạn đầu mới lên cầm quyền Bush đã quán triệt ý tởng này và nổi bật là chính sách đối với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Với Trung Quốc, Mỹ thực hiện chính sách hai mặt: Về kinh tế Mỹ tiếp tục mở rộng giao lu hợp tác. Nhng về an ninh chính trị Mỹ lại hết sức ngăn chặn tham vọng về lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên của Trung Quốc và ủng hộ chế độ chính trị tự do dân chủ ở nớc này. Chính quyền Bush đã đặt trọng tâm vào mặt thứ hai. Thái độ cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc còn thể hiện ở chỗ chính quyền Bush đã coi trọng các nớc đồng minh và coi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh chiến lợc" chứ không còn là "đối tác chiến lợc" nh thời C.Linton. Chính quyền Bush đồng thời lấy hình thái ý thức , quan niệm về giá trị và tiêu chí hành động của Mỹ để gây sức ép về vấn đề nhân quyền, đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá ở Trung Quốc. Mặc dù tán thành chính sách "một Trung Quốc " nhng Mỹ vẫn bày tỏ cần phối hợp phòng vệ với Đài Loan, giúp Đài Loan xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa.

Với Bắc Triều Tiên, Mỹ biểu hiện rõ ràng việc gây sức ép đối với nớc này. Bush đã chỉ trích B.Clinton là quá mềm mỏng trong việc đối phó với Bắc Triều Tiên. Mặc dù Bắc Triều Tiên muốn đàm phán với Mỹ để giải quyết khủng hoảng song điều kiện tiên quyết của Mỹ để đi đến đàm phán là Bắc

Triều Tiên phải ngừng chơng trình hạt nhân quân sự. Mà điều này với Bắc Triều Tiên là hoàn toàn không thể. Bởi lẽ từ bài học Apganixtan, Iraq, Triều tiên cho rằng vì hai nớc này không có loại vũ khí nguy hiểm kia nên Mỹ đã dễ dàng hành động. Cuộc khủng hoảng hạt nhân lần này ở Bắc Triều Tiên khá phức tạp, lập trờng hai bên hoàn toàn đối lập nhau. Việc giải quyết nó không phải là một sớm một chiều.

Chơng 3

tác động của chính sách Châu á - TBD của Mỹ (2001-2004)

Một phần của tài liệu Chính sách của mỹ đối với châu á thái bình dương từ 2001 2004 (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w