Quan hệ Mỹ Khu vực Đông Nam á:

Một phần của tài liệu Chính sách của mỹ đối với châu á thái bình dương từ 2001 2004 (Trang 60 - 62)

c) Hợp tác chống khủng bố quốc tế.

2.2.5 Quan hệ Mỹ Khu vực Đông Nam á:

Với khu vực Đông Nam á, giống nh chính quyền tiền nhiệm, mức độ cam kết và dính líu của chính quyền Bush lúc đầu kém rõ nét hơn so với khu vực Đông Bắc á. Tuy nhiên chính quyền Bush vẫn phải quan tâm tới khu vực này vì nhiều lý do. Đông Nam á là địa bàn tranh dành ảng hởng và tranh thủ

ảnh hởng đồng minh quan trọng của Mỹ trong phối cảnh sức mạnh của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Vấn đề Biển Đông, Miama hay quá trình dân chủ hoá ở Indonexia đang tạo ra những bài toán an ninh, kinh tế và những thách thức đối với các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền theo quan điểm của Mỹ. Hơn nữa chính bản thân các nớc châu á tùy mức độ khác nhau đều cần đến Mỹ (vốn, thị trờng, công nghệ, quân sự) nên Mỹ không gặp những trở ngại lớn trong việc tăng cờng quan hệ với khu vực này.

Sau sự kiện 11/9 Mỹ đã quan tâm hơn tới khu vực Đông Nam á và coi đây là mặt trận thứ hai chống khủng bố chủ yếu. Bởi vì trớc hết đây là khu vực tập trung một số nớc có cộng đồng Hồi giáo đông đảo nh Inđonexia và Hồi giáo đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị khu vực. Hơn nữa một số nhóm Hồi giáo cực đoan ở khu vực này có liên hệ với mạng lới Alqueda. Mặt khác về lâu dài việc tăng cờng sự hiện diện sự quân sự ở Đông Nam á cũng phục vụ mục tiêu lâu dài của Mỹ là kiềm chế Trung Quốc.

Mỹ hoan nghênh các biện pháp cứng rắn của Malaixia, Singapore, Philippin, Thái Lan chống các tổ chức bị cáo buộc là hoạt động khủng bố ở các nớc này. Mỹ chủ trơng duy trì và tăng cờng quan hệ an ninh với Philippin, Thái Lan và Indonesia; Tích cực hoạt động trong diễn đàn an ninh khu vực asean

(ARF) và các chơng trình đối thoại hợp tác với asean , hớng các nớc trong khu vực tập trung nỗ lực chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia ; Thúc đẩy can dự về mặt kinh tế, qua đó gia tăng ảnh hởng đối với khu vực này. Tháng 1/2002 sau khi chiến dịch "tự do bền vững" ở Apganixtan đã loại bỏ đợc Taliban và tiêu diệt phần lớn cơ sở của Al Queda, Mỹ đã chuyển cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ sang giai đoạn hai với tuyên bố điều 650 quân trong lực lợng chống khủng bố của Mỹ sang Philippin để hỗ trợ và đào tạo lực lợng của nớc này tiêu diệt Abusaygat, một nhóm khủng bố mà Mỹ cho là có liên hệ với mạng lới Al Queda. Đồng thời chính phủ Mỹ đã cam kết viện trợ kinh tế và

quân sự cho Indonexia trị giá hơn 70 triệu USD để đổi lấy sự hợp tác của nớc này trong cuộc chiến chống khủng bố.

Quốc hội Mỹ bỏ qua các điều khoản cấm viện trợ vũ khí cho Indonesia. Mỹ đánh giá cao vai trò của Indonesia vì tăng cờng hợp tác với những nớc Hồi giáo ôn hoà nh Indonesia là một thành tố quan trọng chính sách quan trọng trong chính sách của Mỹ để cuộc chiến chống khủng bố không trở thành "cuộc xung đột giữa các nền văn minh". Tổng thống G.W.Bush đã đa ra "dự án vì sáng kiến ASEAN" (EAI). Dự án này hớng tới ký kết các hiệp định thơng mại tự do với các nớc ASEAN đã cam kết mở cửa và tự do thơng mại EAI sẽ thúc đẩy thơng mại và tăng trởng kinh tế của các nớc thành viên ASEAN và cải thiện quan hệ đầu t với Mỹ, đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo và xoá những bất hoà, những nguồn gốc của hoạt động khủng bố.

Đối với Việt Nam Mỹ cha có sự điều chỉnh chính sách một cách mạnh mẽ nhng cũng có một số động thái mới thông qua việc đề nghị Việt Nam có những hành động cụ thể ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Những việc này bao gồm cả việc cho phép máy bay Mỹ bay qua không phận Việt Nam, chia sẽ thông tin về hoạt động của nhóm khủng bố, theo dõi giao dịch qua Ngân hàng của các công ty và tổ chức nớc ngoài ở Việt Nam theo dang sách do Mỹ đề nghị.

Một phần của tài liệu Chính sách của mỹ đối với châu á thái bình dương từ 2001 2004 (Trang 60 - 62)